Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 26, 2011

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 2 THÁNG 7

Hình ảnh
  Việt Nam * Ngày 2-7-1940 Nhật đơn phương đưa nhiều đơn vị giám sát tại các của khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Hải Phòng. Đây là những lực lượng vũ trang đầu tiên của Nhật Bản đặt chân lên Đông Dương tạo ra tiền đề cao cho sự can thiệp và chiếm đóng của phát xít Nhật. * Trong hồi ức của mình, đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại "Sau khi được giao là tổng chỉ huy quân đội Quốc gia, một hôm Hồ Chủ tịch bảo tôi: "Sẽ có một thanh niên về làm tham mưu". Người thanh niên ấy là đồng chí Hoàng Văn Thái". Đại tướng Hoàng Văn Thái quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia cách mạng từ hồi còn trẻ và được học tại trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau Cách mạng tháng Tám ông được Bác Hồ cử làm Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Năm 1948 ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lúc làm lãnh đạo cơ quan tham mưu, lúc là chỉ huy chiến đấu. Ở cương vị nà

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 1 THÁNG 7

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822, quê ở Tân Khánh, Bình Dương (Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843 ông đỗ tú tài lúc 21 tuổi. Năm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi, bỗng nghe tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường về ông bị bệnh rồi mù đôi mắt. Từ ấy ông an phận ở Gia Định dạy học và nhân dân quen gọi ông là Đồ Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm, ông lui về Bến Tre dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm văn tế "Vong hồn mộ nghĩa", thơ văn thương sót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cái chết của Phan Thanh Giản. Ông có ba tác phẩm yêu nước là "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp". Nguyễn Đình Chiểu không những là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ, một nhà văn hoá của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX. Ông mất ngày 3-7-1888. * Lợi dụng cơ

Ảnh lạ với kỹ thuật chụp 'tilt-shift'

Hình ảnh
Nhiều nhiếp ảnh gia thích sử dụng kỹ thuật 'tilt-shift' với cách xoay ống kính khi đang chụp để tạo ra những bức ảnh mà chủ thể trong ảnh có kích thước nhỏ hơn so với thực tế. Ảnh trên trang Isanetwist.  

Những mảnh ghép thời gian (1)

Hình ảnh
29.06.2011         Nhiều nhiếp ảnh gia ưa chuộng kỹ thuật chụp lại hình ảnh của các góc phố, công trình hiện đại rồi dùng phần mềm ghép chúng với hình ảnh xưa cũ, từng được chụp ở đúng góc đó. Những bức ảnh ghép thú vị giúp người xem hình dung lại quá trình phát triển của cuộc sống cũng như sự thay đổi của vạn vật. Ảnh trên Smashing Magazine.  

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 30 THÁNG 6

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 30-6-1018, thiền sư Vạn Hạnh viên tịch. Ông quê ở xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 21 tuổi ông đã đi tu, đứng đầu hàng thứ 12 dòng Thiền Nam Phương, hiểu sâu giáo lý đạo phật. Ông chủ trương nhập thế, thiền sư Vạn Hạnh đã giúp các vua Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước ta ở thế kỷ X và XI. Thiền sư Vạn Hạnh được tôn là Quốc sư. * Được sự giúp đỡ tích cực của Đảng cộng sản Pháp, Đức và do sự hoạt động khéo léo bí mật của mình, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hàng rào bao vây của các nước đế quốc để đến Pêtơrôgrats - Liên Xô vào ngày 30-6-1923, chuẩn bị dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế cộng sản. Đây là lần đầu tiên Người đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng tháng Mười. Trong thời gian của Liên Xô, người đi thăm nhiều nơi để tìm hiểu chế độ ưu việt của chính quyền Xô Viết. Người làm việc với Quốc tế cộng sản, viết nhiều bài đăng báo để trình bày quan điểm của mình về Cách mạng giải phóng dân tộc. Những năm về sau, đồng chí Nguy

Đi qua mùa thu - Kì 1: Cô gái mang tên một mùa thu

Hình ảnh
Câu chuyện này xin được gửi tặng những bạn đã, đang và sắp đi du học. Những rung động đầu đời nơi xứ lạ quê người luôn để lại những cảm xúc sâu lắng và đáng trân trọng nhất. “Có những cuộc tìm kiếm đơn giản chỉ là để tìm kiếm. Nhưng nhờ có đó mà ta hiểu rằng, tình yêu là giữa biển người, ta vẫn tìm thấy nhau.” Ngay từ hồi còn nhỏ, Lệ Thu đã hay hỏi cha mình tại sao lại đặt cho cô cái tên nghe buồn bã như vậy: Trần Lệ Thu. Cái tên nghe mà muốn khóc luôn, một cái tên đẹp nhưng quá buồn. Lúc nghe người bạn cùng lớp cắt nghĩa Lệ Thu nghĩa là khóc hết nước mắt, khóc trong cả một mùa thu, cô bé Lệ Thu ngây thơ mới học lớp 5 thấy rất sợ hãi. Cô còn nghĩ chắc cha mẹ không yêu mình hay sao, bao nhiêu tên đẹp, bao nhiêu tên nghe phú quý giàu sang sao không đặt mà lại đặt cho cô cái tên nghe buồn như thế. Cha của Lệ Thu thường chỉ mỉm cười và nhường việc kể lại cho mẹ của cô. Không biết vì Lệ Thu hỏi quá nhiều hay mẹ cô kể quá nhiều mà bây giờ Lệ Thu nhớ chi tiết một giai thoại

Đừng trách nhé quê hương ơi!

Hình ảnh
Bởi đi trên con đường lạ nên mãi mãi xa quê. Tháng tư về rồi, mà bước chân ai còn mê mãi. Đừng trách nhé quê hương ơi. Xin đừng trách nhé quê hương tôi à.      Ngày đi xa trót lỡ mang lời hứa trong mình. Một lời hứa thuở dại khờ làm ai sẽ nhớ mãi. Dòng sông quê xanh xanh thắm vẫn thầm lặng bao năm chảy quanh làng, lũy tre xanh vẫn còn lưu luyến với bao mái nhà tranh giờ đã được thay bằng ngói đỏ và tôn mới. Bếp nhà ai còn vương vấn sợi khói chiều hôm, tiếng vạc kêu sương giữa trời đêm cho lòng thêm khắc khoải bao nỗi nhớ khi xa nhà. Quê hương ơi! Có phải vì tôi quá khù khờ thơ dại nên quên mất những gì đã hứa? Thì thôi cũng đừng để ý và giận trách chi một lời đã trót hứa. Khi đi xa tôi vẫn còn giữ nguyên vẹn trong mình một lời hứa hôm nào, vẫn mang nặng trong tâm hồn một nỗi nhớ quê hương.      Lời hứa đó vẫn còn nồng nàn mùi bùn của con sông làng mỗi khi mùa Hạ về cạn khô trơ đáy. Lời hứa ấy vẫn còn thơm mùi rơm thoang thoảng bay theo cơn gió chiều hôm. Một mùa vàng tấ

Lại gần, gần lại với nhau

Hình ảnh
   Lại gần, gần lại với nhau Ngồi gần nhau hơn Ngồi kề bên nhau Đừng bỏ tôi đi Hai mươi năm rồi Còn gì cho anh Còn gì cho tôi Còn gì cho em Không còn gì Không còn gì Còn lại chiến tranh Đêm Sông Hương nhung nhớ Ngày Cửu Long mơ Mơ thấy gì Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương Đây quê hương trông ngóng Và mẹ chờ mong Mong những gì Mong tìm lại một ngày giấc ngủ bình yên Lại gần, gần lại với nhau Ngồi gần nhau hơn Ngồi kề bên nhau Từng hàng thương đau Trên cây u sầu Hạt rụng cho anh Để lại cho em Từ ngày mang tên Sao còn buồn Sao thù hằn Tủi hờn đất đen

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 29 THÁNG 6

Hình ảnh
Một số sự kiện trong ngày 29 tháng 6: Việt Nam * Nguyễn Mậu Kiến quê ở xã Vũ Lăng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh ngày 29-6-1819 và qua đời ngày 22-10-1879. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông làm đến chức Trung nghị đại phu. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phái chủ chiến, dâng sớ kể tội bọn quan lại đầu hàng giặc nên ông bị cách chức. Sau hoà ước giữa triều đình Huế và Pháp năm 1874, ông mộ nghĩa binh, chuẩn bị khởi nghĩa ở Hưng Hoá nhưng giữa chừng bị bệnh chết. * Ngày 29-6-1946, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đọc quyết định của Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 pháo đài: Láng, Xuân Canh và Xuân Tảo. Đêm 19-12-1946 mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, theo hiệu lệnh, pháo binh ta từ pháo đài Láng bắn vào Thành, nơi đóng quân của quân đội Pháp. Đó cũng là những loạt pháo đầu tiên của pháo binh ta. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội pháo binh chiến đấu dũng cảm, gan dạ, mưu trí, lập công xuất sắc và đã vinh dự được

LÒNG YÊU NƯỚC!

Hình ảnh
         Từ lâu chúng ta đã quen với ý nghĩ rằng lòng yêu nước của dân tộc Việt nam là một loại tình cảm và một thứ năng lượng rất mãnh liệt, luôn dồi dào và gắn kết máu thịt kể từ khi ta cất tiếng khóc chào đời . Chính vì đặc tính đó mà sau mấy ngàn năm, chúng ta vẫn bất khuất tồn tại và  kiên cường phát triển như một quốc gia- dân tộc có chủ quyền, có văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết riêng, trong khi 99 tộc Việt khác cùng ra đời ở nam sông Dương tử đã bị Hán tộc đồng hóa từ lâu.      Nhưng lịch sử đau thương  cũng chứng kiến những thời khắc mà bách tính đã quay lưng với triều nhà Hồ để giặc Minh dễ bề thôn tính giang sơn, hủy diệt nền văn hóa huy hoàng khiến dân đen chịu muôn vàn đau khổ. Hay như cuối triều Nguyễn chỉ với mấy chục tên lính Pháp đã có thể chiếm hầu hết các thành trì ở Bắc Bộ.  Nhục nhã hơn là ở nhiều nơi đã có cảnh " quân Pháp đi đến đâu thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn tham