Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 24, 2019

Tầm

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà T hế là cuộc hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đã đổ vỡ mà không đi đến một thỏa thuận nào. Như vậy kết thúc hội nghi này kẻ nào được, kẻ nào không được, và kẻ nào mất? Mất thì chắc là không mất mát gì vì nó chỉ là giữ nguyên hiện trạng. Đứng ở góc độ kẻ lãnh đạo thế giới như tổng thống Mỹ Donald Trump thì đó là một thất bại. Đứng ở góc độ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un thì tất nhiên đó là sự thành công. Còn đối với dân Hàn Quốc thì lợi hay không có lợi, điều đó rất khó nói, nó tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Trên thế giới, để thành kẻ có sức mạnh trên bàn cờ thế giới, thì bắt buộc anh phải có 1 trong 2 thứ. Thứ nhất là sức mạnh quân sự, thứ nhì là sức mạnh kinh tế. Mỹ là vô đối, vì cả sức mạnh quân sự và kinh tế đều bỏ rất xa những nước khác. Nga có sức mạnh quân sự, Nhật có sức mạnh kinh tế, Hàn có sức mạnh kinh tế. Nhỏ bé như Israel nhưng thủ trong tay 2 thứ, cả quân sự và kinh tế đều mạnh nên một mình hiên ngang đứng giữa thế giới Ả Rập đông hơn họ 50 lần mà

Bóng hồng cửu vạn

Hình ảnh
Tưởng Năng Tiến| C hị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu! So với các chị thời nay, em nói thật! Trần Hoàng Trúc Ông Trương Minh Tuấn cắp nón rời khỏi Bộ Thông Tin & Truyền Thông, với nét mặt âu lo, giữa tiếng vỗ tay hoan hô vang dội của rất nhiều người. Nhân vật kế nhiệm, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng –  tiếc thay – cũng không được chào đón nồng nhiệt gì cho lắm. Lúc ông mới nhậm chức, và vừa mở miệng (“ tin xấu chỉ được chiếm 10% mặt báo hàng ngày ” ) là đã bị la ó um xùm. G.S  Tương Lai : “Liệu làm con đà điểu rúc đầu vào cát thì có khiến cho những thảm trạng u tối đang trùm lấp cuộc sống được không nhỉ? FB  Nguyễn Thịnh : “Không phải tin tốt hay tin xấu mà từ góc nhìn, cách đưa tin, tức là văn hóa người viết, người duyệt bài và cả người thẩm (đọc) bài. Bộ nhất định không thể làm thay hay yêu cầu. Báo chí không thể chỉ có một tổng biên tập.” Tôi e rằng quan niệm của nhị vị thức giả thượng có phần hơi khe k

FDI, vũng bùn của một nền kinh tế

Hình ảnh
Nguyễn Việt Nam| T rung Quốc, một quốc gia đã đi trước Việt Nam về thu hút FDI. Một con hổ giấy kinh tế đã hình thành. Ta thấy tưởng chừng như nó rất mạnh nhưng nó đã bị thui vàng ươm chỉ với vài đòn kinh tế của ông Trump. Chúng ta đều nhìn thấy rõ sự te tua của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua. Thất nghiệp, GDP giảm đến mức chính phủ phải báo cáo láo, các doanh nghiệp FDI phải tháo chạy khỏi nước này để né đạn. Chính các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng phải xê dịch sang nước thứ ba để lánh nạn. Việt Nam cũng đã làm việc này nhiều năm nay nhưng thua Trung Quốc khoản ép chuyển giao công nghệ. Ông đã lười phát minh, cải tiến lại còn giở trò lưu manh ăn cướp trí tuệ của người khác thì cái giá phải trả hãy nhìn sang Trung Quốc là thấy. Việt Nam được gì từ FDI? Chúng ta đã nói quá nhiều về điều này. Đơn giản chỉ là bãi chiến trường mà thôi. Luật pháp bị nới lỏng, ô nhiễm, bẫy lao động giá rẻ, thất thoát tài nguyên, méo mó nền kinh tế để đổi lấy điều gì? Tất cả chỉ đổi lấy con

Sắp ‘tất toán’ vụ Tất Thành Cang?

Hình ảnh
Thường Sơn (VNTB)| C uối tháng 2 năm 2019, cái ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM của Tất Thành Cang đã chính thức được Bộ Chính trị điều động cho một quan chức khác: Trần Lưu Quang – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh. Như vậy, quy trình cách chức về mặt đảng đối với Cang đã gần như hoàn thành. Quan chức nổi tiếng ‘ăn đất’ này hiện chỉ còn giữ vị trí một thành ủy viên trong Thành ủy TP.HCM. Thêm một dấu hiệu cho thấy hồ sơ của Cang sắp ‘đóng hòm’. Nhiều nguồn tin cho biết cơ quan điều tra của Bộ Công an đã nắm được đến mức chi tiết từng phi vụ làm ăn của Tất Thành Cang với các ‘đối tác’ trong vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm. Trước Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2019, nhiều nguồn tin cho biết Tất Thành Cang sẽ phải tra tay vào còng. Tuy nhiên hội nghị này đã chỉ cách chức trung ương ủy viên đối với Cang nhưng vẫn cho y giữ được ghế thành ủy viên ở trong Thành ủy TP.HCM – một hiện tượng chính trị mà đ

Sau Son – Tuấn sẽ bắt ai?

Hình ảnh
Phạm Chí Dũng –  VOA T rương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son bị bắt vào tháng 2 năm 2019 không chỉ là vụ bắt quan tham, mà còn bằng vào đó để đánh giá và phân tích về sự thay đổi trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch ‘đốt lò’. Không chỉ giới quan sát chính trị mà nhiều người dân Việt đang xoay vần một câu hỏi: sau Son và Tuấn sẽ đến lượt kẻ nào? Những kẻ ‘ăn đất’ Tất Thành Cang Cái tên đang hiện ra nhiều nhất trong suy đoán của dư luận là Tất Thành Cang – kẻ tưởng như đã phải tra tay vào còng tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2019. Khi đó, nhiều thông tin không chính thức cho biết Tất Thành Cang đang bị điều tra về vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm. Cả hai vụ này đều được cho là có bằng chứng cụ thể. Những bằng chứng này đã hiện ra trên mặt một số tờ báo nhà nước trong suốt mấy tháng kể từ lúc Cang bị ‘lên máu’ mà phải vào điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhưng nhiều ng

Việt Nam được gì sau thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Hình ảnh
Cổ động sự kiện thượng đỉnh Mỹ-Triều trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Internet Lý Thái Hùng –  Web Việt Tân D ù cuộc họp thượng đỉnh Mỹ và Bắc Triều Tiên hôm 28 tháng 2 vừa qua  không mang lại một kết quả nào , nhưng qua sự kiện ông Donald Trump trở lại Việt Nam lần thứ hai và nhất là lãnh tụ Kim Chính Ân đã vượt hơn 4 ngàn cây số đường sắt để đến Hà Nội, giúp tô đậm thêm sự “ly kỳ” cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai này tại Hà Nội. Không những thế, sự hứa hẹn của ông Trump sẽ giúp Bắc Hàn phát triển kinh tế như Việt Nam ngày nay, nếu Kim Chính Ân từ bỏ việc sở hữu vũ khí hạt nhân, bỗng chốc “mô hình phát triển” của Việt Nam đã trở thành một vấn đề thời sự quốc tế. So với Hội nghị thượng đỉnh lần một mang lại cho Singapore số lợi nhuận trên 500 triệu Mỹ Kim từ lượng du khách gia tăng đáng kể sau tháng 6 năm 2018, có lẽ Việt Nam sẽ không thu hút lượng du khách đông bằng vì nhiều lý do; nhưng sau hội nghị lần 2 này, mang lại cho CSVN một số điều thuận lợi trên các mặt ngoại giao, ki

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh Trump – Un lần 2 thất bại

Hình ảnh
Việt Tân S ự kiện ông Trump cắt ngắn cuộc họp, bãi bỏ buổi ăn trưa và nhất là hủy việc ký thông cáo chung giữa hai phái đoàn hôm 28 tháng 2 vừa qua, đã là dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của ông Trump về kết quả hội nghị lần 2 tại Hà Nội. Tuy kết quả Hội nghị lần trước ở Singapore khá mơ hồ với cam kết: “Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp tương xứng nếu Triều Tiên hoàn toàn phi hạt nhân hóa”, nhưng ít ra hai phía còn ký chung một bản thông cáo để làm nền tảng cho những cuộc thảo luận kế tiếp. Sự thất bại của hội nghị lần này tại Hà Nội chính là không có một định hướng chung cho những thảo luận tương lai, dù ngoại trưởng Mike Pompeo cố vớt vát sự hy vọng rằng “các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ sớm được nối lại.” Tại cuộc họp báo sau Hội nghị, ông Trump đã cho biết sự thất bại nói trên chính là vấn đề trừng phạt. Ông Trump nói: “Họ muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt toàn diện. Chúng tôi chưa thể đáp ứng điều đó. Họ sẵn sàng thảo gỡ phần lớn những khu vực (khu hạt nhân Yongbyon) mà chún

Không có thỏa thuận

Hình ảnh
Ngô Nhật Đăng| Đ ó là tuyên bố dứt khoát của Tổng thống Donald Trump và cũng không có cam kết sẽ có một cuộc gặp thượng đỉnh một lần nữa trong cuộc họp báo chiều 28.2.2019. Thất bại chăng ? Không, ông Trump cho rằng đã có nhiều tiến bộ và khoảng cách 2 bên đang ngắn lại. Kim Jong Un muốn gì, Triều Tiên sẽ dỡ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân đồng thời với việc Mỹ chấm dứt lênh cấm vận. Trump nói, tôi đã chuẩn bị sẵn văn kiện, sẵn sàng để ký, tôi có thể sẽ bị phê phán vì hội nghị này không đạt được kết quả nhưng tôi thà “Làm đúng còn hơn làm nhanh”. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhưng cũng sẵn sàng bỏ đi. Nhưng bỏ đi trong tinh thần “rất nhiều ấm áp”. He he…ông già gân này đúng là một hoạt náo viên như ông ta đã cam kết trở thành khi ra tranh cử. Vấn đề là, ông Trump thuyết phục Kim rằng Triều Tiên nhờ vào vị trí địa chính trị hoàn toàn có khả năng trở thành một cường quốc kinh tế, nó không nằm ở vũ khí hạt nhân hay lệnh cấm vận (đừng mang nó ra làm điều kiện mặc cả). Ông còn

Quan chức Mỹ xác nhận Triều Tiên không đòi bỏ hết cấm vận

Hình ảnh
Cuộc gặp lần hai của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đã thất bại Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 cho biết ông bỏ ngang cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên tại Hà Nội vì ông Kim yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận, một tuyên bố khiến phái đoàn Triều Tiên đã phải tổ chức một cuộc họp báo bất thường vào nửa đêm hôm đó để bác bỏ. Vậy ai là người nói thật? Trong trường hợp này, có vẻ như đó là phía Triều Tiên bởi vì những gì họ nói cũng là yêu cầu mà họ đã thúc đẩy trong nhiều tuần tại các cuộc đàm phán ở cấp thấp. Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần hai ở Hà Nội sụp đổ hôm 28/2 khi bị ông Trump cắt ngắn đột ngột mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Ngay sau đó, ông Trump đã nói với báo giới rằng lý do đàm phán thất bại là bất đồng xung quanh việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận. “Về cơ bản, họ đòi dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận mà chúng tôi không thể làm được,” ông nói. “Chúng tôi phải rời bỏ cuộc họp.” Vài giờ sau, hai thành viên cao cấp của phá