Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 24, 2016

Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?

Hình ảnh
Hình minh họa. Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội. “Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam. Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị? Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.

Niềm tin trong giáo dục

Hình ảnh
Các thí sinh tham dự một kỳ thi tuyển đại học ở Hà Nội. Hình mình họa. Từ thế kỷ XIX, Henri Frédéric Amiel, nhà triết học người Thụy Sỹ đã nói rằng  “Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học”. Niềm tin đóng vai trò cực ký quan trọng trong đời sống xã hội. Cách đây không lâu khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói :  “Nhiệm vụ quan trọng của mình là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại”, “niềm tin phải được xây dựng bằng nhận thức. Trước khi làm cho xã hội tin thì người trong ngành phải tin đã”.  Thiết nghĩ, cơ sở đầu tiên của niềm tin đó là sự thật. Vậy nên trước hết ngành giáo dục cần phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật về những bất cập, yếu kém để tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học cần thiết trong quá trình tạo dựng niềm tin cho chính mình. Hãy mổ xẻ một số vấn đề làm xói mòn niềm tin của nhà giáo và nhân dân đối với g

Truyền hình vệ tinh VOA 30/4/2016

Hình ảnh
Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tỏ ý ủng hộ dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với VN. Mỹ tăng cường hợp tác với đồng minh Á châu chống hành động gây hấn của TQ. Nga ủng hộ Trung Quốc thách thức Mỹ về Biển Đông. Những hệ lụy có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông. Aleppo tiếp tục bị không kích từ cả hai bên. Mùa tôm hùm đất bắt đầu ở Texas.

Người dân miền Trung biểu tình đòi giải quyết nạn cá chết

Hình ảnh
Người dân gia đình làm nghề đi biển và những tiểu thương buôn bán cá tại một vài địa phương thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung biểu tình từ ngày 29 sang đến ngày 30 tháng tư nhằm kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp trong tình hình hiện nay. Người dân gia đình làm nghề đi biển và những tiểu thương buôn bán cá tại một vài địa phương thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung biểu tình từ ngày 29 sang đến ngày 30 tháng tư nhằm kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp trong tình hình hiện nay. Bị ảnh hưởng nặng nề vì cá chết Họ là những người bị ảnh hưởng nặng nề khi nguồn cá chết hằng loạt do nhiễm độc chưa rõ nguồn xuất xứ. Trong khi chờ đợi xác định nguyên do, cơ quan chức năng yêu cầu dân chúng không ăn cá chết. Điều này khiến ngư dân mang cá đánh được từ khơi xa về cũng không ai dám mua. Một người dân địa phương nói về điều này như sau: “Bây giờ người dân sống hoàn toàn nhờ cá mà ra thì cũng chẳng ra làm gì vì không đánh được; mà nếu có đánh đư

Cuộc chiến Việt Nam, 41 năm nhìn lại

Hình ảnh
Tâm sự của những người lính của cả hai bên chiến tuyến về Cuộc chiến Việt Nam.

41 năm, tìm đọc “Hành trình cộng đồng Việt trên đất Mỹ”

Hình ảnh
Hình bìa tuyển tập Hành Trình Cộng Đồng Việt Trên Đất Mỹ. Cứ mỗi năm, vào thời điểm này, có một câu nói mà người ta thường hay dùng đến, nhất là trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, đó là: vào ngày này, tháng ấy… …và tiếp theo đó, là những câu chuyện được từng người kể lại, nhắc lại, hoặc sưu tập lại, rõ ràng và mạch lạc như chưa bao giờ có khoảng thời gian 41 năm tính đến ngày hôm nay. Một trong những nơi có thể tìm gặp gần như trọn vẹn lịch sử 40 năm của người Việt từ ngày đặt chân đến nước Mỹ là cuốn sách “Hành trình cộng đồng Việt trên đất Mỹ”. Đó là một công trình lớn không chỉ của Nhật báo Người Việt mà còn là một nhật ký chung cho những ai là người trong cuộc của biến cố 30 tháng 4 năm 75. Bước sang năm thứ 41, Cát Linh xin được điểm lại công trình ấy cùng với những chia sẻ của những người đã tham gia thực hiện. Cuốn nhật ký được viết chung Lịch sử đã bước sang năm thứ 41 kể từ ngày bắt đầu cuộc di tản vĩ đại nhất của người dân Việt Nam, 30 tháng 4

Bản tin truyền hình sáng 30.04.2016

Thơ từ những cây viết không chuyên

Hình ảnh
Người dân thu gom ốc biển chết ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 27/4/2016. “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” Từ Hà Tĩnh, nơi có Vũng Áng và Formosa khi mọi con mắt đổ dồn vào nó với những bức xúc không cần che dấu đã xuất hiện bài thơ của một cô giáo trường chuyên. Bài thơ ngay lập tức được tải rộng khắp trên mạng xã hội, bài thơ được share hàng ngàn lần và người chơi Facebook gần như đi đâu cũng gặp bài thơ này. Bài thơ hay mặc dù nó rất bình thường, nó nói ra những điều mà mọi người đều thấy. Nó nhắc tới nỗi ngây thơ đến dại dột của người dân khi bị chèn ép, ngược đãi thậm chí lừa dối nhưng vẫn bình chân như vại và cảm thấy đấy không phải là việc của mình. Sự ngây thơ ấy được tác giả bài thơ là cô giáo Trần Thị Lam nén lại trong hình ảnh của một em bé bốn ngàn tuổi rồi mà vẫn thích bú mớm không chịu đứng dậy trên đôi chân của mình. Em bé Việt Nam khập khểnh và bệnh tật trên khắp cơ thể. Hình ảnh cá chết đầy mặt biển là một tiếng chuông gọi hồn cuối cùng cho những chiếc

Đất nước mình lạ quá phải không anh?

Đất nước mình lạ quá phải không anh? Nghệ sĩ: Đức Nguyễn Ca sĩ: Quỳnh Na Phổ thơ: Cô giáo Trần Thị Lam Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi… Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay… Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa… Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu… Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu… TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bài thơ do Cô Trần Thị Lam sinh năm 1973 giáo viên chuyên văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh Được thể hiện theo phong cách đệm đàn rất hay ======= ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ? Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay... Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đ

ĐẤT NƯỚC MÌNH... (Thơ Trần Thị Lam, nhạc Vĩnh Điện)

Phổ nhạc theo nguyên tác bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh" của cô giáo Trần Thị Lam.

Chiến thắng dang dở

Hình ảnh
Tác giả viết "Ngày 30/4/1975 chưa thật sự xứng đáng gọi là ngày “toàn thắng” và “non sông thu về một mối” được". Paula Bronstein Getty Images 'Đại thắng 30/4' vẫn còn dang dở ngay cả khi nhìn từ góc độ của chính bên thắng cuộc. Cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 của quân đội Bắc Việt xét về phương diện quân sự là một chiến dịch xuất sắc. Khởi đầu bằng mặt trận Ban Mê Thuộc, quân tấn công đã điểm đúng yếu huyệt làm rung chuyển cả tuyến phòng thủ của Quân Đoàn 2 quân phòng thủ. Sự sụp đổ lan tỏa dần ra toàn khu vực Tây Nguyên, sau đó toàn miền Nam, một cách chóng vánh. Tuy được ca ngợi là “đại thắng” trong nhiều lời tung hô từ suốt 39 năm qua, chiến thắng đó vẫn còn dang dở ngay cả khi nhìn từ góc độ của chính bên thắng cuộc, bởi những lẽ sau đây: Thứ nhất, lý thuyết về “chiến tranh nhân dân” luôn phác họa hình ảnh cuộc tổng tiến công từ bên ngoài của quân đội chủ lực gắn liền với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân khắp nơi bên trong. Bộ máy tuyên truyền củ