Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 17, 2016

Chính quyền loại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH là vi hiến

Hình ảnh
Quốc hội Việt Nam. Ngày 15/4 vừa qua, trong khuôn khổ chuẩn bị bầu cử Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới, Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của thành phố Hà Nội với thành phần tham dự gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của MTTQVN cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấp huyện trực thuộc, đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã loại 46/48 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)  khỏi danh sách ứng cử ĐBQH với những lý do chỏi nhau tuyệt đối. Do người tự ứng cử “không được trên 50% người tham gia hội nghị cử tri tín nhiệm” (như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng phong trào tự ứng cử ĐBQH kỳ bầu cử năm nay, đạt 6/75 phiếu tín nhiệm) hay đơn thuần  do “cảm nhận”của những người tham gia Hội nghị hiệp thương dù người tự ứng cử được 100% người tham gia hội nghị cử tri tín nhiệm (như nhà báo Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý

Trung Quốc chấm dứt việc quân đội 'nhảy múa kiếm cơm' - Việt Nam thì sao?

Hình ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh: “Xu thế ghét Trung Quốc gây nguy hiểm cho dân tộc.” (Ảnh chụp màn hình.) Quân đội Trung Quốc: hết thời ‘nhảy múa kiếm cơm’ Tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra chính sách buộc quân đội nước này phải ngừng tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ dân sinh có thu tiền, để tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh, quốc phòng. Dịch vụ dân sinh thu tiền là những hoạt động như khám chữa bệnh, xây dựng, biểu diễn văn nghệ… phục vụ dân chúng. Ban đầu, ông Tập đưa ra lộ trình thực hiện quyết sách trên là trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, cuối tháng Ba vừa qua, ông ta lại ra lệnh cho quân đội ngưng ngay lập tức các hoạt động dịch vụ có thu tiền, thay vì theo lộ trình 3 năm như trước. Động thái này thể hiện quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Trung Quốc trong việc lành mạnh hoá và chuyên nghiệp hoá quân đội. Trên thực tế, ngay từ năm 1998, dưới thời Giang Trạch Dân, chính phủ Trung Quốc đã cấm quân đội tham

Lại bàn về lòng yêu nước

Hình ảnh
Ảnh minh hoạ: Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Mấy tuần qua, dân chúng trên các diễn đàn mạng xã hội bàn tán rất nhiều về “tương lai đất nước” xung quanh sự kiện bầu cử các chức vụ cao cấp trong Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ của Việt Nam. Có đứa bạn nhắn tin cho tôi hỏi “người Việt trẻ như mình nên kỳ vọng vào ai?”. Câu hỏi của người bạn khiến tôi nhớ lại rằng mình từng đọc ở đâu đó về câu hỏi “như thế nào là yêu nước”. Đây có lẽ vẫn là cuộc tranh luận chưa bao giờ ngã ngũ. Có người cho rằng yêu nước đơn giản lắm, như những dòng văn chương bất hủ, mượt mà và có phần lý tưởng của Ilya Ehrenburg: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Tổ quốc là gì nếu không bắt nguồn từ những điều giản đơn như thế? Vậy nhưng có người lại cho rằng, yêu nước là phải biết kỳ vọng và đặt kỳ vọng. Kỳ vọng bản thân sẽ tạo ra sự thay đổi, hay ít nhất là đặt kỳ vọng vào một ai đó có khả năng tạo ra những bước ngoặc mang tính lịch sử cho cả dân tộc 90 triệu n

Trung Quốc chuẩn bị xây các nhà máy hạt nhân ở Biển Đông

Hoàn cầu Thời báo, một ấn bản thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 22/4 đăng bài nói rằng Trung Quốc sắp xây các “cơ sở điện hạt nhân trên biển” có thể sử dụng để hỗ trợ cho các công trình ở Biển Đông có nhiều tranh chấp. 3

Truyền hình vệ tinh VOA 23/4/2016

Việt-Mỹ sắp đối thoại nhân quyền 2016. Việt Nam điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ban nhạc Viet Cong chính thức đổi tên vì phản ứng công luận. Trung Quốc thử phi đạn mang nhiều đầu đạn ở Biển Đông. Trung Quốc chuẩn bị xây các nhà máy hạt nhân ở Biển Đông. Hơn 170 nước ký kết thỏa thuận khí hậu lịch sử. Hàn Quốc khước từ kế hoạch đoàn tụ người đào tị của Bắc Triều Tiên. Bộ trưởng Nhật Bản hối thúc Mitsubishi trung thực với khách hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm hàng không mẫu hạm ở Biển Đông. Tòa án Tối cao xem xét số phận của hàng triệu di dân không giấy tờ.

Trung Quốc chuẩn bị xây các nhà máy hạt nhân ở Biển Đông

Hình ảnh
Lá cờ Trung Quốc trên một công trình xây dựng đã được hoàn tất ở Đá Vành Khăn ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hoàn cầu Thời báo, một ấn bản thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 22/4 đăng bài nói rằng Trung Quốc sắp xây các “cơ sở điện hạt nhân trên biển” có thể sử dụng để hỗ trợ cho các công trình ở Biển Đông có nhiều tranh chấp. Bài báo nói các cơ sở này có thể di chuyển đến những nơi xa xôi và cung cấp nguồn điện ổn định. Báo trích dẫn lời một quan chức họ Lưu của Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc nói rằng tập đoàn này đang xúc tiến công việc. Tập đoàn này có nhiệm vụ thiết kế và chế tạo các cơ sở đó. Một chuyên gia hải quân họ Lý nói với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng các cơ sở hạt nhân nổi có thế cấp điện cho các tháp hải đăng, các cơ sở quốc phòng, sân bay và cảng ở Biển Đông, thay cho việc phải phát điện từ đốt dầu hoặc than đá. Tuy nhiên phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nói tại cuộc họp

Cá chết ở miền Trung và Xã hội Dân sự

Hình ảnh
Cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung. Courtesy of vietnamnet Quan sát thảm họa môi trường đang diễn ra ở vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ không ngạc nhiên trước sự vô tâm và bất lực của toàn bộ hệ thống chính trị từ hành pháp đến lập pháp, vì thực tế họ không phải do dân bầu ra nên thật khó để đoái hoài đến quyền lợi của người dân.[1] Yếu tố nước ngoài nên không vào được? Bộ ngành thì bảo Vũng Áng là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nên không vào được, Uỷ ban Nhân dân địa phương (Hà Tĩnh) thì bảo đang bận kiện toàn nhân sự không xuống được hiện trường, trong khi đó Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân mang tiếng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân nhưng cũng im lặng trong suốt mấy ngày qua. Tuy nhiên, đáng ngại nhất vẫn là chứng kiến sự im lặng thụ động của các tổ chức đại diện quyền lợi của ngư dân, các nông hộ nuôi trồng thủy sản, bà con buôn bán thủy hải sản trong vùng - những người mà thảm họa này gây ảnh hưởng sát sườn nhất. Hội Nông dân

Trao đổi thư tín ngày 23.04.2016

Hình ảnh
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hồi tháng 7 năm 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh minh họa) File photo Thưa quý vị, thay mặt Ban Việt ngữ, Hòa Ái xin nói lời cáo lỗi cùng quý thính giả vì chương trình phát thanh buổi tối thứ Sáu, ngày 22 tháng 4 năm 206 bị lỗi kỹ thuật do mạng internet của đài bị sự cố ngay trong thời gian phát thanh qua làn sóng ngắn 25 và 31 mét cùng trên làn sóng trung bình 1503 Khz. Kính mong quý thính giả thông cảm. “Những tháng ngày đen tối của dân tộc” Trong tuần qua những tin tức liên quan đến Việt Nam được dư luận cho là “những tháng ngày đen tối của dân tộc”. Nhiều email của quý khán thính giả và độc giả gửi về đài nêu lên các vấn đề thời sự nóng bỏng như Mê-Kông cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, tự do truyền thông bị sa sút ở thứ hạng 175/180 quốc gia, nợ công ngập đầu, cá chết trắng biển mà chưa rõ nguyên nhân, báo cáo nhân quyền mới nhất cho thấy Việt Nam vẫn không có cải thiện

Núi nợ chính phủ lủng túi ngân sách

Hình ảnh
Ảnh minh họa chụp ở Hà Nội trước đây. Những số liệu thống kê ở Việt Nam trong thời gian dài nhảy múa ngoạn mục và thông thường khi phải báo cáo Quốc hội, chính phủ đưa ra những con số tuy không hẳn là đẹp, nhưng luôn nằm trong giới hạn qui định và ngưỡng an toàn. Ngân sách luôn luôn thâm thủng và bội chi Giới quan sát cho rằng Việt Nam đang có xu hướng tiến tới gần sự thật hơn, về mặt số liệu kinh tế tài chính đã bắt đầu có những con số bớt màu hồng. Ngày 20/4/2016 báo điện tử Thời báo Kinh tế Saigon đưa tin sớm về một số nội dung Báo cáo kinh tế vĩ mô quí I năm 2016 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Theo đó, nghĩa vụ trả nợ công năm 2015 của chính phủ lên tới 418.400 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 29,9% tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ lệ trả nợ gần 30% tổng thu ngân sách, vượt quá xa ngưỡng an toàn 25% theo qui định và đến sớm hơn ba năm, so với dự báo của chính phủ cũ đưa ra vào tháng 3/2016 vừa qua. Lúc đó Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo Quốc hội, phải đế

Bản tin truyền hình sáng 23.04.2016

Hình ảnh
Hình ảnh
TS. Nguyễn Thị Từ Huy cho rằng có vấn đề về mặt đạo đức nếu một thể chế một đảng, và chế độ chuyên chính nắm quyền lực độc tôn quá lâu dài. Việc nắm giữ quyền lực chính trị một cách độc tôn và quá lâu dài trong xã hội ngày nay có thể là một vấn đề về đạo đức đối với những chủ thể độc quyền quyền lực trong các thể chế một đảng và chế độ chuyên chính, theo một nhà nghiên cứu triết học chính trị từ Paris, Pháp. Một chính thể 'độc tài độc đảng' ngày nay, để bảo tồn quyền lực chính trị, có thể rơi vào trường hợp 'vi phạm đạo đức', khi dùng Hiến pháp để quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và bất biến của đảng mình, vẫn theo ý kiến này. Trong cuộc phỏng vấn qua văn bản dành cho BBC hôm 23/4/2016, Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, nhà nghiên cứu chính trị - xã hội Việt Nam, từ Đại học Paris Diderot, Pháp cũng đưa ra cảnh báo về hậu quả xã hội đối với một nền thống trị 'độc tài toàn trị' nếu sử dụng thủ đoạn 'nói dối' để nắm, giữ quyền lực. Sức mạ