Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 23, 2020

Truyền hình VOA 29/2/20: Philippines điều tra thuyền viên Việt khai man tránh kiểm dịch corona

Hình ảnh
28 thg 2, 2020 #VOATIENGVIET #VOAEXPRESS Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thời sự Việt Nam: Việt Nam hoãn xử blogger Trương Duy Nhất. VN ra khỏi danh sách ‘điểm đến có nguy cơ lây lan Covid-19’. Philippines điều tra thuyền viên Việt khai man tránh kiểm dịch corona. Tin thế giới: WHO chưa gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu. LHQ: Cơ hội khống chế COVID-19 đang hẹp dần. Corona làm chứng khoán chao đảo, Nhà Trắng kêu gọi bình tĩnh. Thuốc chống sốt rét có thể chống COVID-19. Thú cưng ‘dương tính nhẹ’ với COVID-19. Phóng sự: Mưu sinh hè phố giữa mùa dịch corona. Bánh mì thanh long giữa mùa dịch corona. Người Việt ở Mỹ ý thức tự phòng tránh dịch corona. Cái giá của vú em theo chương trình giao lưu trao đổi văn hoá Mỹ. Ăn cắp trí tuệ thương mại – loại hình tội phạm ngày càng tăng. Và chương trình Học tiếng Anh

Chửi Hàn và Hàn chửi

Hình ảnh
THIÊN HẠ LUẬN 28/02/2020 Thiên Hạ Luận Trân Văn Sự kiện 20 công dân Nam Hàn bị cách ly khi bay từ Daegu đến Đà Nẵng hôm 24 tháng 2 (1) đã khơi dậy một cuộc tranh luận dữ dội giữa nhiều người Nam Hàn và người Việt trên Twitter. Trong khi nhiều người sử dụng mạng xã hội phía Nam Hàn chỉ trích việc hệ thống công quyền Việt Nam đối xử thiếu tử tế đối với đồng bào của họ, địa điểm cách ly thiếu vệ sinh,… thì những người sử dụng mạng xã hội phía Việt Nam phê phán thái độ ngang ngược, thiếu hiểu biết của 20 công dân Nam Hàn (kháng cự yêu cầu cách ly để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, đưa ra nhiều đòi hỏi vô lý trong chuyện ăn, ở) và tường thuật sai sự thật về cách đối xử của hệ thống công quyền Việt Nam… Ngoài việc công kích những người sử dụng mạng xã hội ở Nam Hàn đã chỉ trích Việt Nam khi cách ly 20 người Nam Hàn từ Daegu đến Đà Nẵng bằng nhiều hashtag trên Twitter  (#ApologizeToVietNam, #KoreansStopLying, #Vietnamdidwell,...)  và khoe với nhau như một thành tích bảo vệ qu

Trong lớp có một sinh viên khiếm thị

Hình ảnh
TỪ TRƯỜNG VỀ NHÀ 27/02/2020 Vũ Quí Hạo Nhiên Hình minh họa. Vũ Quí Hạo-Nhiên Nếu phải chọn chỉ một điểm đại học ở Mỹ khác đại học Việt Nam, tôi sẽ chọn là đại học ở Mỹ có nhiều sinh viên không truyền thống và đại học Mỹ biết lo cho các sinh viên đó. "Không truyền thống" là tôi dịch tạm "non-traditional." Nếu có ai có chữ nào hay hơn thì xin lên tiếng. Một sinh viên truyền thống là người thanh niên độc thân, có sức khoẻ và tâm thần bình thường, vừa mới tốt nghiệp trung học hoặc cùng lắm là cách 2-3 năm, đi học là chính đi làm là phụ. Một sinh viên "không truyền thống" là người không thuộc cái khuôn đó. Đại học Mỹ từ trường lớn tới trường nhỏ, trường 4 năm tới trường 2 năm, trường Top 10 tới trường đội sổ, đều có nhiều - có thể rất nhiều - sinh viên không truyền thống. Sinh viên lớn tuổi. Sinh viên khuyết tật. Sinh viên có vợ/chồng và con. Sinh viên đi làm suốt ngày và học nhỏ giọt cả chục năm mới xong. Sinh viên có vấn đề tâm thần, tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long, chuyên gia và… Bộ Chính Trị

Hình ảnh
TRÂN VĂN 27/02/2020 Trân Văn Những cánh đồng lúa khô hạn ở Sóc Trăng, 2016. Tuần rồi, chính quyền tỉnh Cà Mau kêu gọi các chuyên gia giúp tìm đường thoát: Thiếu nước tưới, nông dân phải bỏ hoang 18.000 héc ta đất trồng lúa. 42.000 héc ta rừng đang khô héo. Số điểm sụt, lún đã vượt quá mức 1.000 trong đó có nhiều tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã,… tổng chiều dài các đoạn đường có bề mặt đột nhiên sụt, lún là 21,6 cây số. Không chỉ có đường, nhiều đoạn kênh, rạch, đê ngăn nước mặn cũng bị sụt, lún, biến dạng. Ngoài ra, hiện có 20.500 gia đình thiếu nước ăn uống, tắm giặt… Đặc biệt đáng ngại khi thiệt hại chưa ngừng ở đó mà sẽ tăng nhanh và cao hơn khi hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng (1)! Tình trạng vừa kể không chỉ xảy ra ở Cà Mau mà là thực trạng chung của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Gần đây, cứ tới mùa khô, mực nước của hệ thống sông, rạch ở ĐBSCL tụt xuống, nước mặn từ biển lại tràn vào thế chỗ nhưng năm nay, phạm vi xâm nhập của nước mặn vào khu vực ĐBCSL

Covid-19 lan rộng, người Việt ở Mỹ bắt đầu hoang mang?

Hình ảnh
VIỆT NAM 29/02/2020 29/02/2020 Trụ sở của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ ở Atlanta, Georgia Tâm lý hoang mang đã bắt đầu xuất hiện ở một số siêu thị trong các cộng đồng người Việt ở Mỹ trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp Covid-19 đã lan nhanh ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có 60 ca nhiễm đã được xác nhận ở Mỹ. Trong một diễn biến đáng quan ngại, nước Mỹ lần đầu tiên xác nhận một bệnh nhân dương tính với virus nCoV mà trước đó không hề có tiền sử đi lại ở bất cứ vùng có dịch nào cũng như không tiếp xúc với bất kỳ ai nhiễm bệnh. ‘Bắt đầu trữ hàng’ Trao đổi với VOA, ông Vũ Bình, chủ hai chuỗi hệ thống siêu thị Hong Kong Market và City Farmers Market gồm 6 cơ sở ở thành phố Atlanta, thủ phủ bang Georgia, và vùng phụ cận, cho biết tình hình kinh doanh ở các chợ của ông từ sau Tết Nguyên đán đến nay ‘đã giảm sút’. “Trong những ngày gần đây, khi truyền thông Mỹ nói về khả năng bùng phát dịch virus corona ở Mỹ, số lượng người đi chợ đã giảm đi,” ông cho biết. “Mọ

Bài ca kỷ niệm [Tuấn Vũ]

130 Ca khúc tuyển chọn [MP4]

Mỹ cập nhật cảnh báo du hành trong mùa dịch COVID-19

Hình ảnh
HOA KỲ 29/02/2020 Khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu và các quốc gia đang báo cáo những ca mới được xác nhận, Mỹ đang theo dõi sát và cập nhật các cảnh báo du hành. Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi đưa ra cảnh báo du lịch cho người Mỹ đi ra nước ngoài, Bộ tính đến các rủi ro về y tế, bao gồm đợt bùng phát dịch bệnh hiện thời hoặc một cuộc khủng hoảng làm gián đoạn cơ sở hạ tầng y tế của một nước, cũng như bố cáo du hành do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) phát đi. Có bốn cấp độ cảnh báo: Cấp 4—không du hành; Cấp 3—cân nhắc lại việc du hành; Cấp 2—tăng cường đề phòng; và Cấp 1—đề phòng bình thường. Trung Quốc và Iran hiện là hai nước Cấp 4 thuộc diện khuyến cáo không du hành liên quan tới COVID-19. (Iran đã có tên trong danh sách các nước Cấp 4 vì nguy cơ công dân Mỹ bị bắt cóc, bắt giữ và câu lưu tùy tiện.) Vào ngày 26 tháng 2, Bộ Ngoại giao Mỹ nâng cảnh báo du hành lên Cấp 3 – cân nhắc lại việc du hành – đối với Hàn Quốc. Sự thay đổi này đến

Dịch corona: WHO nâng mức rủi ro toàn cầu từ ‘cao’ lên ‘rất cao’

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 29/02/2020 Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở Minsk, Belarus, ngày 28 tháng 2, 2020. Sự lây lan nhanh chóng của virus corona hôm 28/2 làm gia tăng lo ngại về đại dịch, với sáu quốc gia báo cáo các trường hợp nhiễm virus đầu tiên và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo về nguy cơ lây lan và ảnh hưởng toàn cầu lên mức “rất cao.” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tổ chức của ông hiện không đánh giá thấp rủi ro. “Đó là lí do tại sao chúng tôi nói rằng rủi ro toàn cầu là rất cao,” ông nói với các phóng viên ở Geneva. “Chúng tôi đã tăng nó từ ‘cao’ lên ‘rất cao.’” Người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier cho biết tình huống virus corona lan tới nhiều hoặc tất cả các quốc gia “là điều mà chúng tôi vẫn đang cân nhắc và đã lên tiếng cảnh báo từ khá lâu rồi.” Ông Tedros cho biết Trung Quốc đại lục báo cáo 329 trường hợp mới trong 24 giờ qua, mức thấp nhất trong hơn một tháng, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên hơn 78.800 với gần 2.

Hải quân Trung Quốc bắn tia laser vào máy bay Mỹ

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 29/02/2020 Tư liệu - Máy bay P-8A Poseidon của Mỹ trong một kiểm tra trước khi cất cánh vào ngày 23 tháng 10, 2019, ở Oak Harbor, bang Washington. Hải quân Hoa Kỳ nói rằng một khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc đã bắn tia laser vào một máy bay tuần tra của Mỹ vào tuần trước trong khi phi cơ bay ngang qua Biển Philippines, cách đảo Guam khoảng 600 km về phía tây. Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng một tàu Trung Quốc đã bắn tia laser lên máy bay P-8A Poseidon của Mỹ một cách “không an toàn” và “không chuyên nghiệp,” trong khi chiếc P-8 đang hoạt động “trong không phận quốc tế phù hợp với các luật lệ và quy định của quốc tế.” Hải quân Hoa Kỳ cho biết hành động của Trung Quốc vi phạm Bộ Quy tắc về Các Cuộc Giáp mặt Không định trước trên Biển (CUES), một thỏa thuận đa phương đạt được vào năm 2014, và cũng không phù hợp với Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc về sự an toàn của các cuộc giáp mặt trên khô

2

1

Đại dịch COVID-19 là cơ hội để Việt Nam thoát Trung

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 29/02/2020 Ngô Đồng –  Web Việt Tân D ịch COVID-19 đang hoành hành tại Trung Quốc, dẫn đến việc giao thương ngưng trệ, khiến nhiều hãng xưởng tại Việt Nam thiếu nguyên liệu có nguy cơ dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy. Trong khi đó, nông dân cũng đang thua lỗ vì các mặt hàng nông sản khó kiếm đầu ra. Có lẽ, đến lúc Việt Nam cần mở rộng chuỗi cung ứng thay vì phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều như hiện nay. Không thể phủ nhận Trung Quốc là nhà cung ứng linh kiện giá rẻ cho ngành sản xuất, cũng là thị trường dễ tính đối với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm ăn với quốc gia này cũng mang lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam. Việc phụ thuộc nguyên liệu, linh kiện Trung Quốc là yếu tố quan trọng khiến ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam không thể phát triển nổi. Thực tế này từng được dư luận biết đến qua sự than phiền của một tập đoàn nước ngoài, rằng Việt Nam không thể sản xuất nổi một con ốc vít đúng t

Khẩu trang và trách nhiệm của chính quyền

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 29/02/2020 Xuân Sơn Võ| TỐI nay (27.2) xem VTV1 về tình hình người Việt nam ở Hàn quốc. Không bàn về các vấn đề mà các quan chức Việt nam nêu ra, tôi chỉ muốn nói đến một chi tiết mà bạn nghiên cứu sinh Việt nam ở ngay tâm dịch cung cấp. Đó là việc hàng ngày, nhà nước cung cấp hơn 300.000 khẩu trang (hình như 375 ngàn khẩu trang, cho các cửa hàng để bán. Người dân có thể mua được hàng ngày một số lượng ít khẩu trang. Bản thân bạn nghiên cứu sinh không lo lắng, vì nếu ra xếp hàng thì vẫn mua được khẩu trang để dùng. Theo ông Đại sứ Việt nam tại Hàn quốc, có 3 mặt hàng mà tại Hàn quốc hiện nay phải xếp hàng mới mua được, đó là khẩu trang, nước rửa tay và thuốc. Đó là khác biệt rất lớn. Ngay cả khi thông tin những bệnh viện lớn ở TP HCM thiếu khẩu trang được báo chí đăng tải, không có bất cứ quan chức nào đăng đàn phát biểu về việc này. Không thấy ai nói về giải pháp để bảo đảm cho nhân viên y tế có khẩu trang. Mọi việc cứ như l

Luật lao động mới cho đình công ở Việt Nam, sao luật biểu tình còn chưa ban hành

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 29/02/2020 Thêm chú thích Hàng trăm công nhân công ty TNHH JY tập trung trước cổng công ty Anh Hoang- Truong Hoang K ể từ khi thực hiện hiến pháp sửa đổi năm 2013, luật biểu tình đã được đưa ra thảo luận lần đầu vào năm 2015, nhưng sau 5 năm luật vẫn chưa được thông qua và ban hành. Dù cho quốc hội cũng như thủ tướng chính phủ đã khẳng định các quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý… đã được qui định rõ ràng là các quyền hiến định của người dân. Luật biểu tình cần được thông qua, bởi nếu không những cuộc tình diễn ra ở Việt Nam vẫn sẽ là vi phạm pháp luật ví dụ gây rối nơi công cộng, khích động mọi người tập trung gây mất trật tự an ninh. Người dân biểu tình phản đối Formosa Biểu tình đã không còn là hành động mới và bị coi là vi phạm pháp ở nhiều nước trên thế giới. Trong quá khứ, ở Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều cuộc biểu tình và theo chia sẻ củ

Vì sao ĐCS lúng túng? và cái nhìn ở khía cạnh kinh tế

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 29/02/2020 Đỗ Ngà| NỀN sản xuất của Việt Nam hiện đang đứng trên 3 chân trụ: Chân trụ thứ nhất chính là nền sản xuất giản đơn của các doanh nghiệp Việt; Chân trụ thứ nhì là sản xuất gia công. Vì trình độ của Việt Nam có hạn nên khi sản xuất đòi hỏi sự phức tạp hơn như cần áp dụng tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng và số lượng thì Việt Nam không đủ nguyên liệu nên phải nhập từ nước ngoài; và Chân trụ thứ 3 đó là nền sản xuất có yếu tố công nghệ cao. Chân trụ này hiện chủ yếu là các doanh nghiệp FDI nắm. Như vậy trong 3 chân trụ của nền sản xuất, chân trụ thứ 3 là của nước ngoài, còn 2 chân trụ kia thì theo lý thuyết là của Việt nhưng thực chất người Việt chỉ nắm một nửa, phần còn lại vẫn là trong tay người Trung Quốc. Đó là lý do tại sao những gì dính tới Trung Quốc, ĐCS không dám tách mình ra mà phải sống chết bám vào. Đấy là chỉ xét về khía cạnh kinh tế chứ chưa nói đến sự phụ thuộc chính trị. Như ta biết, năm 2019 thươ