Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 15, 2020

Truyền hình VOA 21/11/20: EU bác chuyện ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông

Hình ảnh
  20 thg 11, 2020 #VOAEXPRESS #VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thời sự Việt Nam: LHQ chất vấn Hà Nội về việc bắt giam, sách nhiễu 6 nhà báo độc lập. IMF dự kiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,4% năm nay. EU bác chuyện ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông. Dù COVID, sinh viên Việt đến Mỹ học vẫn đứng hàng thứ 6 thế giới. Tin thế giới: Mỹ, Trung dự thượng đỉnh APEC trực tuyến. TQ quyết phản đối bất cứ giao tiếp chính thức nào giữa Mỹ với Đài Loan. WHO đình chỉ thuốc remdesivir trong chữa trị COVID. Tăng cường sản xuất tủ đông lạnh cho vaccine chống COVID. Ấn Độ: Số ca nhiễm COVID vượt quá 9 triệu. Phóng sự: Hiệp định RCEP và nỗi lo về Trung Quốc. Dự báo cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ dưới thời Biden. Tương lai quan hệ Mỹ- Nga dưới thời Biden? Khu tưởng niệm nạn nhân Covid tại thủ đô nướ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hội kiến Thủ tướng Việt Nam

Hình ảnh
  VIỆT NAM 22/11/2020 Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc hội kiến tại Hà Nội, ngày 21 tháng 11, 2020. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam) cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày thứ Bảy trong ngày thứ hai của chuyến thăm ba ngày tại đất nước Đông Nam Á này, nơi ông dự kiến gặp gỡ các quan chức chính phủ và nói chuyện với sinh viên học sinh. Tại Hà Nội, ông O’Brien và ông Phúc thảo luận về mối quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập và “nỗ lực chung của chúng tôi thăng tiến một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và thịnh vượng,” Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng nói trên Twitter. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh đại dịch virus corona vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm khắp thế giới. Những hình ảnh từ truyền thông trong nước và trên mạng xã hội cho thấy ông O’Brien và ông Phúc chào xã giao bằng các

General Electric, công ty Việt Nam kí biên bản ghi nhớ xây nhà máy điện

Hình ảnh
  VIỆT NAM 22/11/2020 công ty General Electric của Mỹ và một công ty Việt Nam ngày thứ Bảy kí một biên bản ghi nhớ để phát triển một nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng, theo GE và một quan chức cấp cao của chính quyền Trump. Việc kí biên bản ghi nhớ diễn ra trong một sự kiện ở Hà Nội với sự tham dự của Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang ở thăm Việt Nam trong chuyến đi ba ngày, theo lời quan chức này. Người này yêu cầu ẩn danh để thảo luận về vấn đề này. Theo biên bản ghi nhớ được kí với Tổng công ty Phát điện 3 của Việt Nam, công ty GE có trụ sở tại bang Massachusetts sẽ nỗ lực cung cấp công nghệ tua-bin khí “tốt nhất,” các thiết bị và dịch vụ khác ước tính hơn 1 tỉ đôla trong suốt khoảng thời gian của dự án sẽ được xây gần Thành phố Hồ Chí Minh, GE nói trong một thông cáo. GE cho biết nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng Long Sơn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cung cấp nguồn điện từ 3.600-4.500 megawatt cho cả nước. Tập đoàn Thái Bình D

G-20 khai mạc, lãnh đạo thế giới kêu gọi hợp sức ứng phó đại dịch

Hình ảnh
  THẾ GIỚI 22/11/2020 Một “bức ảnh gia đình” chụp các nhà lãnh đạo G-20 được thiết kế kĩ thuật số và phóng to lên một khu di tích lịch sử bên ngoài thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nước chủ trì hội nghị G-20 năm nay. hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 Nước (G-20) khai mạc vào ngày thứ Bảy với lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo có uy quyền nhất thế giới cùng nhau tìm đường hướng về phía trước trong khi đại dịch virus corona phủ bóng lên hội nghị năm nay. Các nhà lãnh đạo tề tựu tham dự hội nghị được tổ chức trực tuyến thay vì gặp mặt trực tiếp như những năm trước. Một “bức ảnh gia đình” chụp các nhà lãnh đạo đứng cùng nhau được thiết kế kĩ thuật số và phóng to lên một khu di tích lịch sử bên ngoài thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nước chủ trì hội nghị G-20 năm nay. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,37 triệu người kể từ khi bùng phát vào cuối năm ngoái ở Trung Quốc. “Chúng ta có nhiệm vụ cùng nhau vượt qua thách thức trong hội nghị thượng đỉnh này và đưa ra thông điệp mạnh mẽ về niềm

Twitter sẽ bàn giao tài khoản @POTUS cho Biden vào ngày 20 tháng 1

Hình ảnh
  HOA KỲ 22/11/2020 Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, trả lời câu hỏi của các phóng viên ở Wilmington, bang Delaware, ngày 19 tháng 11, 2020. Twitter  sẽ giao quyền kiểm soát tài khoản @POTUS cho chính quyền Joe Biden vào ngày 20 tháng 1, công ty này cho biết. Tài khoản @POTUS là tài khoản chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ và tách biệt với tài khoản @realDonaldTrump mà Tổng thống Donald Trump đang sử dụng. “Twitter đang tích cực chuẩn bị để hỗ trợ quá trình chuyển các tài khoản Twitter mang tính thể chế của Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Như chúng tôi đã làm cho quá trình chuyển quyền tổng thống vào năm 2017, quá trình này đang được thực hiện trong khi tham vấn chặt chẽ với Cục Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia,” công ty xác nhận với Reuters vào ngày thứ Bảy. Twitter cũng sẽ bàn giao các tài khoản khác của Nhà Trắng như @FLOTUS, @VP và @whitehouse, vào ngày nhậm chức. POLITICO đưa tin về diễn biến này đầu tiên và cho biết thêm rằng việc

Lãnh đạo chính trị Tây Tạng thăm Nhà Trắng lần đầu tiên sau sáu thập niên

Hình ảnh
  HOA KỲ 21/11/2020 Reuters Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo chính trị của chính phủ lưu vong Tây Tạng, đến Nhà Trắng để gặp Điều phối viên Đặc biệt mới được bổ nhiệm của Mỹ về Các vấn đề Tây Tạng, Robert Destro, vào ngày thứ Sáu. người  đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong đã đến thăm Nhà Trắng ở Mỹ lần đầu tiên trong sáu thập niên, một hành động có thể khiến Trung Quốc tức giận hơn nữa. Lobsang Sangay, Tư chính của Trung ương Hành chính Người Tây Tạng (CTA), đã được mời đến Nhà Trắng để gặp Điều phối viên Đặc biệt mới được bổ nhiệm của Mỹ về Các vấn đề Tây Tạng, Robert Destro, vào ngày thứ Sáu, CTA cho biết trong một thông cáo báo chí. “Cuộc gặp chưa từng có tiền lệ này có lẽ sẽ định ra thái độ lạc quan cho sự tham gia của CTA với các quan chức Mỹ và sẽ được chính thức hóa hơn trong những năm tới,” CTA đặt trụ sở tại Dharamshala của Ấn Độ nói. Tây Tạng đã trở thành một trong những chủ đề gây tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, với quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ở mức thấp nh

Bẫy Thucydides và cách xử lý của người Mỹ

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  23/11/2020 Đỗ Ngà| TRONG giới xã hội đen, khi có một thế lực mới trổi dậy thách thức thế lực cũ thì thế nào đại chiến băng đảng cũng sẽ xảy ra. Những cuộc đại chiến đó sẽ dẫn đến 1 trong 2 kết quả, hoặc thế lực cũ bị thế lực mới soán ngôi, hoặc thế lực cũ chiến thắng và bảo vệ được vị thế vốn có của mình. Đây là những cuộc chiến tự nhiên, ngay cả trong cuộc sống hoang dã cũng vậy chứ không riêng gì xã hội loài người. Trật tự thế giới, trật tự khu vực từ xưa đến nay cũng theo quy tắc đó mà thôi, nó là quy luật tự nhiên chứ chẳng phải bởi con người tạo ra nó. Bẫy Thucydides là một khái niệm mô tả về hiện tượng mâu thuẫn tất yếu giữa thế lực mới nổi và thế lực lâu đời. Năm 2015, giáo sư Graham Allison – giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính trị tại trường Kennedy thuộc Đại học Harvard – Mỹ, người từng làm trợ lý và cố vấn cho các đời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ thời Tổng thống Reagan đến thời Tổng thống Obama đã đăng bài viết “Bẫy Thucydides: L

Phạm Minh Hoàng – Khoa Học & Chúng Ta

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  22/11/2020 Phạm Minh Hoàng Video thứ 2 với chủ đề “Toán học và âm nhạc” vừa thực hiện xong. Xin trân trọng giới thiệu cùng cả nhà và mong được mọi người ủng hộ. Khoa Học & Chúng Ta. Chantroimoimedia.com

Tranh giành quyền lực ở Mỹ và Việt Nam: Ánh sáng và bóng tối

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  22/11/2020 Nguyễn Văn Đài T ranh giành quyền lực ở Mỹ và Việt Nam: Ánh sáng và bóng tối Tôi sẽ cùng quí vị so sánh cuộc tranh giành quyền lực chính trị ở Mỹ và Việt Nam cộng sản xem nó khác biệt như thế nào? Tại sao nói ở Mỹ là ánh sáng, ở VN là bóng tối? 1/  Ở Mỹ được diễn ra trong ánh sáng, các ứng cử viên đều công khai, mọi người dân và báo chí đều biết, cả thế giới cũng biết; Ở Việt Nam diễn ra trong bóng tối, ứng cử viên chỉ có 200 thành viên chóp bu của Ban CHTW, Bộ chính trị, Ban bí thư được biết. Nhân dân, báo chí và quốc tế không bao giờ biết cho tới khi kết quả được công bố. 2/  Ở Mỹ cuộc tranh giành quyền lực diễn ra giữa 2 đảng CH và DC theo Hiến pháp và luật pháp. Ở Việt Nam chỉ diễn ra trong nội bộ của tầng lớp chóp bu của đảng CS. Cuộc tranh đấu diễn ra trong bóng tối và bằng luật rừng. 3/  Ở Mỹ, các ứng cử viên tranh cử bằng cương lĩnh về mọi lĩnh vực, mọi chủ đề và được diễn ra công khai, bất kỳ ai trên thế giới đều biết;

Nói ra không có nghiã là “3 phải”

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  22/11/2020 Nghia HP Nguyen B àu cử TT bên Mỹ lần này tác động xấu đến hình ảnh của nhiều người bất đồng chính kiến đang có uy tín ( có thể dùng thêm từ “tinh hoa”) của Việt Nam. Nói đúng hơn chúng ta tự làm hình ảnh của mình bị hao hụt. Hao hụt đầu tiên về nhân cách khi sử dụng ngôn ngữ. Chúng ta bới móc tận đáy kho tàng ngôn ngữ bẩn thỉu của người Việt để ném vào ông Trump, ông Biden và nhiều nhân vật lịch sử khác bên Mỹ; phần còn lại chúng ta ném vào mặt người cùng chung mục tiêu lâu dài nhưng bất đồng quan điểm trong một vụ việc, một thời điểm với mình. Ta gọi ông Biden là ngu, là “Bí đái”, gọi ông Trump là lưu manh, côn đồ v.v. Ta liều mình rằng hai nhân vật này mỗi người đang có gần một trăm triệu người Mỹ tin tưởng (không hơn kém phiếu nhau bao nhiêu) và ủy thác để họ quyết định những việc trọng đại của quốc gia hùng cường nhất thế giới. Ta không cần chờ Hiếp pháp, luật pháp Mỹ sẽ xử lý ông nào là tổng thống, ông nào vi phạm Hiến Ph

Mỹ gia tăng mức độ ‘sẵn sàng’ ở Đông Nam Á

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  22/11/2020 Destroyer USS Roosevelt (DDG-80). Trân Văn  – VOA S au sự kiện Tư lệnh Không quân khu vực Thái Bình Dương của quân đội Mỹ yêu cầu các đơn vị thuộc quyền chỉ huy của ông phải sẵn sàng cho cuộc chiến với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương  (1) , tới lượt hải quân và lục quân Mỹ thực hiện hàng loạt các kế hoạch nhằm gia tăng mức độ sẵn sàng của những quân chủng này. *** Ông Kenneth Braithwaite, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, vừa giới thiệu ý định tái thành lập Hạm đội 1 để nâng cao năng lực hải quân của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế và đối phó với tình trạng Trung Quốc dốc sức phát triển bộ máy quân sự trong khu vực này  (2) . Hạm đội 1 được thành lập hồi đầu năm 1947 và bị giải thể vào đầu năm 1973. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 1 được giao cho Hạm đội 3 đảm nhận. Vào lúc này, tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương chỉ có Hạm đội 7, đồn trú ở căn cứ hải quân Yokosuta – Nhật. Thỉnh thoảng, Hạm đội 7 nhận