Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 10, 2019

VinUni liệu có cô đơn và tự do?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 16/11/2019 Tâm Don (VNTB)| TẬP đoàn Vingroup của tỉ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, đang bộc lộ rất nhiều tham vọng. Vào giữa tháng 11-2019, báo chí nhà nước truyền đi thông tin gây rúng động: đại học VinUni sẽ tuyển sinh trong năm học 2020- 2021 với mức học phí 35.000- 40-.000 USD/ năm học. Bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, cho rằng “VinUni không phải là đại học của những người giàu. Đại học VinUni theo mô hình tinh hoa mới mà nội hàm của từ tinh hoa chính là tài năng”. Khát vọng của VinUni liệu có được thỏa mãn hay vỡ vụn? Bài viết này không phân tích về mức học phí cao ngất mà VinUni đưa ra, chỉ đề cập đến nguồn gốc tạo nên giá trị của một trường đại học. Không như kỳ vọng của các nhà giáo dục đến từ Mỹ, Đại học Fulbright đã thất bại. Một sự thất bại vì sự áp đặt vô lý đến từ phía Việt Nam, và sự thất bại này có lẽ là bài học quý giá để VinUni soi chiếu cho các quyết định của mình. Vào tháng 5-2016,

Thương quá Hong Kong ơi!

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 16/11/2019 Song Chi. N hững ngày này tin tức về phong trào biểu tình, phản kháng của người dân Hong Kong tràn ngập khắp báo chí quốc tế cho tới trang mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn nhất ở VN là facebook của người Việt. Càng ngày cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong càng trở nên dữ dội, quyết liệt, khi cảnh sát Hong Kong, được chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh hỗ trợ từ phía sau, bắt đầu sử dụng bạo lực và cả những trò dơ bẩn, tàn bạo đối với những người trẻ tuổi-học sinh sinh viên. Đã có đổ máu, đã có người chết, đã có những cô gái bị chính cảnh sát tấn công tình dục trong đồn cảnh sát… Và đến ngày 12.11 thì cảnh sát Hong Kong đã “tổng động viên tấn công” trường đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát liên tục ném lựu đạn hơi cay và bắn đạn cao su khiến cho ít nhất trên 50 sinh viên bị thương, có sinh viên bị thương nghiêm trọng do trúng đạn vào đầu, vào mắt, sau gáy. Một số người đã bị cảnh sát bắt. Không còn là nhữ

Cần bãi bỏ điều luật kết tội tư tưởng chính trị ôn hòa

Hình ảnh
Thực Hiện  Bureau CTM Media - Âu Châu  - 16/11/201 Luân Lê| MỘT thầy giáo, với tâm thức khao khát cho nền dân chủ và tự do thực sự của dân tộc, dạy học sinh hát vang ca khúc “Trả lại cho dân” với những câu từ chất chứa lòng tự hào và yêu nước: Trả lại đây cho nhân dân tôi Quyền tự do, quyền con người Quyền được nhìn, được nghe, được nói Quyền được chọn chân lý tự do Quyền xoá bỏ độc tài, độc tôn…”, Hôm nay, người thầy này đã bị đưa ra xét xử với tội danh “Tuyên truyền nhằm chống nhà nước CHXHCNVN”, mức hình phạt đã tuyên là 11 năm tù giam. Thầy giáo Nguyễn Năng Tỉnh Một thầy giáo với lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng và thường trực, đã dạy những đứa trẻ là học sinh của mình về những tâm thức cùng trách nhiệm chính trị đầu tiên của một con người đối với non sông, đất nước, chẳng phải là một người thầy đáng kính hay sao? Thầy giáo Tĩnh bây giờ và ông giáo Thứ của Nam Cao khi xưa, có cái gì đó tương đồng về tâm tính thức tỉnh giữa thời đại mình đang sống.

Nói VH-NT miền Nam trước 1975 là ‘độc hại’, nhạc sĩ nổi tiếng bị ‘ném đá’ dữ dội

Hình ảnh
14/11/2019 Nhạc sĩ Trần Long Ẩn Công luận Việt Nam đang bày tỏ phản ứng bất bình, tức giận đối với phát biểu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM – khi ông cho rằng nền văn học, nghệ thuật của miền Nam trước năm 1975 là “độc hại” vì “xuyên tạc đường lối đúng đắn của Đảng”. Phản ứng của cộng đồng mạng nổ ra ngay sau khi báo chí Việt Nam tường thuật lại buổi họp giao ban của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật TPHCM vào ngày 10/11, với sự hiện diện của Bí thư thành phố Nguyễn Thiện Nhân. “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm

Vụ 39 người chết ở Anh: Hồi hương thi thể tốn kém thế nào?

16/11/2019 Vụ 39 người Việt chết ở Anh: Nguyện vọng của gia đình nạn nhân Điều lấn cấn lớn nhất trong việc đưa thi thể 39 người Việt tử vong trên đường nhập cư lậu vào Anh không phải là thủ tục mà là tiền bạc, một gương mặt quen thuộc trong làng giải trí của người Việt hải ngoại từng tham gia xử lý một vụ chuyển thi thể từ Mỹ về Việt Nam, cho biết. Hiện giờ việc xác định danh tính 39 nạn nhân tử vong hôm 23/10 trong thùng xe đông lạnh từ Bỉ đến Essex, Anh quốc, đã hoàn tất. Tất cả đều là người Việt Nam chủ yếu đến từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công an Việt Nam sau khi sang Anh phối hợp với cảnh sát Anh cho biết. Vấn đề kế tiếp là làm sao chuyển các thi thể này về lại quê nhà. Gia đình các nạn nhân nói với VOA họ mong được nhận thi thể để mai táng ở quê nhà. Trong khi đó, Reuters đưa tin rằng chính quyền sở tại đã đến thuyết phục thân nhân chấp nhận phương án nhận tro cốt. ‘Quá trình phức tạp’ Trao đổi với VOA, ông Dũng Taylor từ khu Little Saigon thuộc bang Califor

Sinh viên Hong Kong chuẩn bị cố thủ, biến đại học thành pháo đài

Hình ảnh
15/11/2019 Người biểu tình đẩy gạch để dựng rào cản quanh trường Đại học Bách khoa Hong Kong.Ảnh chụp ngày 15/11/2019. REUTERS/Adnan Abidi Sinh viên Hong Kong đã xây một pháo đài tại Đại học Bách khoa Hong Kong (PolyU), cách căn cứ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có 50 mét, theo đài CNN. Sinh viên mặc trang phục màu đen, đeo mặt nạ, thay phiên nhau canh gác những bức tường quanh khuôn viên trường tại Hung Hom, ở trung tâm của Kowloon. Một số nhìn chăm chăm vào các ống nhòm, một số khác trang bị với cung và tên. Đài CNN tường thuật rằng nhiều rào chắn xây vội vã bằng gạch và xi măng thô sơ đã được dựng lên trên những con đường dẫn tới nhà trường, và một đống lớn các bao nhụa chứa rác đã được tẩm xăng, đã sẵn sàng để được đốt nếu cảnh sát tới gần. Một sinh viên đeo mặt nạ đứng canh ở cổng trường nói: “Chúng tôi sẽ ở đây để bảo vệ nhà trường nếu cảnh sát tới.” Sau 5 tháng bất ổn chính trị, giao thông đình trệ và bạo động ngày càng tăng, rốt cuộc các trường đạ

5 lần bị cướp và sự "gan lì" của một chủ vựa hải sản gốc Việt (VOA)

Hình ảnh
15 thg 11, 2019 #VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Gặp hải tặc trên đường vượt biển, ba lần bị cướp trên đất Mỹ, và thêm một lần bị bão tố phá huỷ hết cơ ngơi, một chủ vựa hải sản người Mỹ gốc Việt vẫn không cam chịu số phận để viết lên câu chuyện thành công nơi xứ người. Và bây giờ ở tuổi 71, chỉ có Chúa mới biết khi nào bà sẽ nghỉ ngơi. Video

Vì sao EU vội vã và dễ dãi ký kết EVFTA và IPA?

Hình ảnh
16/11/2019 Phạm Chí Dũng Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu vì nguyên do đặc biệt nào mà một số quan chức của EU lại tỏ ra vồ vập Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA), luôn tìm cách thúc đẩy để hai hiệp định này được ký kết và phê chuẩn sớm nhưng lại không hề quan tâm đến khía cạnh mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thương mại EU - Việt Nam, và đặc biệt là không quan tâm đến cải thiện nhân quyền là nội dung nằm trong hai hiệp định này. Những dấu hỏi lớn Khác với cách đánh giá của chính quyền Việt Nam và một số quan chức EU cho rằng có EVFTA và IPA sẽ làm gia tăng đáng kể lợi ích kinh tế cho EU, thực tế đã chứng minh ngược lại: trong quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa EU và Việt Nam trong nhiều năm qua, hầu như năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam đến 20 - 25 tỷ USD, và giá trị nhập siêu này ngày càng tăng theo thời gian. Nếu xét trên phương diện lợi thế so sánh về kinh tế, rõ ràng giá trị n

Tường Berlin: 30 năm sau và những câu chuyện đáng ngẫm

Hình ảnh
16/11/2019 Trân Văn 30 năm, bức tường Berlin. Tuần trước, người Đức tổ chức kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày dân chúng Đông Đức đập bỏ Bức tường chia đôi Berlin – phân chia nước Đức (9/11/1989 – 9/11/2019). Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Âu, Trung Á sắp tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày xóa bỏ chính quyền cộng sản trên xứ sở của mình hoặc tách ra khỏi Liên Xô, tuyên bố độc lập. Nhiều cơ quan truyền thông đã tóm tắt bối cảnh dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và các diễn biến đáng nhớ, kể cả vai trò của những cá nhân đã tạo ra bước ngoặt này trong lịch sử nhân loại. Miklos Németh, khi ấy vừa là lãnh đạo đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary, vừa là Thủ tướng chính quyền cộng sản ở Hungary là một trong số những nhân vật như thế. Cuộc trò chuyện của AFP với Németh (1) đã được RFI dịch sang tiếng Việt (2) nhân dịp người Đức kỷ niệm 30 năm ngày nước Đức thống nhất có nhiều điểm đáng chú ý: Vào thời điểm đó, giới lãnh đạo đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary