Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 13, 2019

Gạc Ma khắc cốt ghi tâm: Cựu binh ngày trở về

Hình ảnh
Sau những giờ phút sinh tử ở đảo Gạc Ma, các cựu binh có người nay đã qua đời vì bạo bệnh, số còn lại vẫn đang sống trong cảnh bần hàn, chật vật mưu sinh Một ngày giữa tháng 3, ông Nguyễn Văn Chương (SN 1958; ngụ thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) chuẩn bị vài bộ quần áo rồi đón xe xuống TP Đà Nẵng tham dự chương trình "Biển gọi" kỷ niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma. Làm đủ nghề kiếm sống Sau sự kiện Gạc Ma, cuối năm 1988, ông Chương về đất liền rồi lập gia đình với bà Mai Thị Hoa (SN 1961) — người ông quen trong một lần về phép. Đến năm 1991, ông ra quân. Ngày trở về, ông làm đủ nghề để kiếm sống, từ làm rẫy đến bảo vệ cho một đơn vị gần nhà. Năm 2017, khi đã lớn tuổi, ông được cho nghỉ việc nhưng do không đủ thời gian đóng BHXH nên chỉ được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng. Vợ ông nay đã nghỉ hưu, bệnh tật triền miên do bị tai biến nhiều năm. Gia đình ông có 2 người con, một người làm việc tại tỉnh Đắk Nông, còn một người đang dạy hợp đồng cách nhà 12 km.

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma? Vấn đề sống còn đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hình ảnh
Vụ thảm sát Gạc Ma có thể xem như “liều thuốc thử” cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Sự kiện này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt- Trung xưa và nay? Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đã bất ngờ cho quân cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và hy sinh để bảo vệ cờ Tổ quốc và chủ quyền biển đảo. Năm nay, tròn 30 năm kỷ niệm trận chiến Gạc Ma bi hùng, Sputnik Việt Nam đã phỏng vấn Thạc sĩ Trần Trung Hiếu — giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, thành viên của Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử nhân kỷ niệm 30  1: Ở góc nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử, theo Thầy, ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Gạc Ma 1988 là gì ? Giá trị lớn nhất và thiết thực nhất của mọi sự kiện, biến cố lịch sử là rút ra bài học lịch sử từ quá khứ cho hiện tại và cho cả tương lai. Sự kiện Gạc Ma tròn 30 năm trước (14.3.1988 — 14.3.2018) dù muốn hay khô

Thảm sát ở Gạc Ma 1988: Thế giới cần biết hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc

Hình ảnh
Lâu nay, người ta thường nhắc đến sự kiện này là "hải chiến Trường Sa", tôi thấy như thế là chưa thỏa đáng. Sự thật những gì đã xảy ra vào sáng 14/3/1988, tôi nghĩ phải dùng động từ "xâm chiếm" và "thảm sát" thì mới phản ánh đầy đủ, chính xác những hành động tàn bạo của Hải quân Trung Quốc. Thạc sĩ Trần Trung Hiếu — giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, thành viên của Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT gửi đến  VTC News  bài viết nhân kỷ niệm 30 năm "sự kiện Gạc Ma" (14/3/1988 — 14/3/2018). Trong bài viết, thầy Trần Trung Hiếu khẳng định, sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) sẽ được đưa vào môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới với những phương thức, mức độ, nội dung và vị trí khác nhau ở từng cấp học với thời lượng khác nhau. Thầy Hiếu cho rằng, nhắc lại sự kiện Gạc Ma 30 năm trước không phải là việc nhằm khơi sâu mối thù hằn dân tộc và phá

Hoàng Sa - máu thịt Việt không thể cắt rời

Hình ảnh
Dù bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép vào ngày 19.1.1974, nhưng Hoàng Sa vẫn luôn là một phần máu thịt của Việt Nam, là nơi ngư dân Việt vẫn kiên cường bám biển, khẳng định chủ quyền của đất nước, theo thanhnien. Tuổi cao, lão ngư Dương Chính đành giã từ biển khơi nhưng ngày ngày ông vẫn dõi mắt nhìn về Hoàng Sa, nơi mà con trai ông là Dương Minh Tuấn cùng hàng ngàn ngư dân Việt miệt mài bám biển mưu sinh, bảo vệ chủ quyền biên cương của đất nước. Đối với họ, Hoàng Sa vẫn luôn thức ngủ trong tim. Bằng chứng sống động nhất là dù bị Trung Quốc nhiều lần bắt giữ, tịch thu tàu, cướp cá gây thiệt hại hàng tỉ đồng nhưng những ngư dân Lý Sơn vẫn sắm tàu mới, bám Hoàng Sa đến cùng. Bất chấp thiên tai và nhân tai "Vùng biển quần đảo Hoàng Sa — Trường Sa là ngư trường đã gắn bó máu thịt với ngư dân đất đảo Lý Sơn từ bao đời nay. Vì thế, ngư dân đất đảo hôm nay cho dù ra khơi gặp nhiều bất trắc nhưng tất cả đều hướng về vùng biển thân yêu của Tổ quốc, quyết bám biển

Hoàng Sa: Hết đỏ lại xanh!

Hình ảnh
Một cuộc biểu tình năm 2016 tại Hà Nội tưởng niệm những người lính hy sinh tại Hoàng Sa. Trân Văn Thứ bảy này - 19 tháng 1 năm 2019 - là tròn 45 năm Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19 tháng 1 năm 1974). Nhiều năm gần đây, cứ vào dịp này, những người Việt sử dụng mạng xã hội lại nhắc lẫn nhau đừng quên một phần lãnh thổ đang nằm trong tay ngoại bang và năm nay, tất nhiên cũng thế. Chỉ có một điều khác với thông lệ là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam cũng… nhắc. Ở Đà Nẵng, một “Đoàn công tác” của UBND huyện Hoàng Sa (cơ quan hành chính mà trên danh nghĩa đang quản lý - điều hành quần đảo Hoàng Sa) đã đến thăm các cá nhân từng sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa trước khi toàn bộ quần đảo này bị Trung uốc cưỡng chiếm (1). Năm nay còn có hai cơ quan trực thuộc Thành Đoàn TP.HCM (Báo Tuổi Trẻ, Nhà Văn hóa Thanh Niên) và một doanh nghiệp của Thành ủy TP.HCM ra Quảng Nam và Đà Nẵng tổ chức ng

Xin vẫy tay chào (Lâm Gia Minh)

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Hoàng sa, nỗi uất hận 45 năm

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 19/01/2019 Hoàng Hải Vân | 19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được. Trong lịch sử thủy chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Hai Bà Trưng đến năm 1974, chúng ta chưa hề thua Trung Quốc một trận nào. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh phức tạp của chiến tranh Việt Nam, khi lực lượng bảo vệ quần đảo không đủ sức và không có bất kỳ sự tiếp viện nào, đã đem quân cướp Hoàng Sa của ta bằng thủ đoạn đê tiện. Mất Hoàng Sa, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta thua Trung Quốc một trận thủy chiến, đó là nỗi uất hận của toàn dân tộc. Chúng ta quyết phải lấy lại chủ quyền đối với Hoàng Sa và nhất định không để mất thêm một tấc đất tấc một thước biển nào nữa về t