Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 24, 2015

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng, càng phải độc lập tự chủ

Hình ảnh
30/05/2015 17:51 TTO - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định với báo chí nước ngoài ngày 30-5 tại cuộc Đối thoại Shangri-la. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo Asahi Shimbun (Nhật) - Ảnh: Quỳnh Trung * Asahi Shimbun: Xin ông đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ashton Carter sáng nay? Theo tôi những quan ngại của ông ấy là có cơ sở và ông ấy cũng đưa ra những đánh giá có chừng mực. * Hôm qua theo chúng tôi được biết, đoàn Việt Nam và đoàn Trung Quốc có cuộc gặp song phương, trong cuộc gặp này hai bên có đề cập gì không? - Chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ quốc phòng hai nước. Trước hết chúng tôi trao đổi về những vấn đề song phương, làm sao để duy trì được quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề tôn tạo đảo của Trung Quốc, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề xây dựng mới, trái phép các đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và quan điểm của phía Việt Nam là rất

Nhà báo Trương Duy Nhất nói về hành xử côn đồ của cán bộ trại giam số 6

Hình ảnh
  29-05-2015 Trong ngày ra tù hôm 26/5 vừa qua, nhà báo Trương Duy Nhất đã bị giám thị, phó giám thị và hàng chục quản giáo trại giam số 6 Bộ công an tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An hành xử hết sức thô bạo và đê tiện. Hai năm về trước, vào ngày 26/5/2013 cơ quan an ninh điều tra, Bộ công an cùng với công an Đà Nẵng đã bắt khẩn cấp nhà báo, blogger Trương Duy Nhất tại nhà riêng với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự. Vào ngày 4/3/2014 Tòa án thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự. Sau đó trong phiên phúc thẩm ngày 26/6 Tòa án tối cao khu vực miền Trung và Tây Nguyên vẫn giữ nguyên mức án này. Vào hồi 17.00 28/5 từ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam nhà báo Trương Duy Nhất đã kể lại sự việc với nhà báo Trần Quang Thành về hành xử của cán bộ trại giam đối với ông trong ngày ông ra khỏi tù.... https://youtu.be/2V455zW

Hà Nội khởi động lại dự án thay thế đá lát hè hồ Gươm

Hình ảnh
Thứ bảy, 30/5/2015  |  10:58 GMT+7 Sau 5 năm dừng dự án do vấp phải phản ứng của người dân, thành phố Hà Nội vừa có văn bản thống nhất chủ trương cho quận Hoàn Kiếm tái thực hiện dự án trên. Ngày 29/5, Văn phòng UBND TP Hà Nội phát đi thông báo ý kiến của Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng về đề nghị cải tạo chỉnh trang đô thị xung quanh hồ Gươm của quận Hoàn Kiếm. Đồng ý cho tái triển khai dự án, ông Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát cụ thể các hạng mục cần tải tạo, chỉnh trang, phương án bổ sung, cách thức tổ chức thực hiện, báo cáo thành phố trong tháng 6. Một đoạn vỉa hè hồ Gươm được lật lên lát đá xanh cỡ lớn năm 2014. Ảnh:  Đoàn Loan. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, dự  án được thành phố giao quận làm chủ đầu tư, thực hiện bằng ngân sách quận để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, triển khai xây dựng năm 2010. Trong quá trình triển khai, do không nhận được sự đồng thuận của người dân, chủ tịch thành phố đã chỉ đạo tạm dừng dự án để lấy ý kiến nhân dân. “Kết

“Đạo văn” ngày càng đáng báo động

Hình ảnh
30/05/2015 09:49 GMT+7 Tuổi trẻ TT - Tỉ lệ sinh viên ĐH “đạo văn” ở một số trường ĐH VN chiếm tỉ lệ cao so với thế giới. Nhiều học viên cao học cũng bị hủy luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học vì hành vi này. Kết quả khảo sát tình trạng “đạo văn” của Trường ĐH Duy Tân - Ảnh: Minh Giảng - Đồ họa: V.Cường Đây là những thông tin được đại diện một số trường ĐH đưa ra trong hội nghị “Liêm chính học thuật” do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức ngày 29-5. Tùy từng trường hợp, “đạo văn” được xác định là hành vi sao chép hoàn toàn hoặc một phần nội dung bài viết hay tác phẩm của người khác vào sản phẩm của mình. Trên 70% sinh viên “đạo văn” Ông Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - đưa ra số liệu khảo sát sinh viên khi mới nhập học tại trường này với câu hỏi: “Bạn từng sao chép nguyên bản bài viết của các tác giả trên mạng, sách tham khảo, giáo trình... một đoạn văn hay nhiều hơn 1/2 trang... mà không trích dẫn chưa?”. Theo đó, chỉ có 16% câu trả lời không, còn lại đều c

Gì cũng thu, thì dân chiu đéo nào được[*]

Hình ảnh
Gì cũng thu, thì dân chiu đéo nào được[*] Gì cũng thu, dân sao chịu nổi? Văn Kiên - Nguyễn Dũng Báo Tiền Phong 06:14 ngày 30 tháng 05 năm 2015 TP - Sáng 29/5, nhiều tổ Quốc hội “nóng ran” khi thảo luận về Dự thảo Luật phí và lệ phí. Theo phân tích của một số đại biểu (ĐB), con số 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được đề cập Danh mục phí và lệ phí mới chỉ là chia theo lĩnh vực, rất chung chung, còn quy định cụ thể thì phải có đến cả trăm khoản phí và dăm trăm khoản lệ phí. Những khoản phí “buồn cười” “Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không thể hiểu nổi”, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) bức xúc. “Liệu có phải đó là hình thức “bo” chữ ký không? Hay “hoa hồng” chỉ là “hoa hồng” dành cho chữ ký của “sếp”? Hàng loạt các đại biểu góp ý kiến như để chia sẻ nỗi bức xúc với ông Khanh. Ngoài ra, theo ông Khanh, còn nhiều loại phí đọc lên thấy “rất buồn cười”, thấy cái gì cũng thu được, không quan tâm đến việc thu chồng, thu chéo. Ông Khanh viện dẫn: Nhiệm vụ

Công lý

Hình ảnh
Huy Đức   29-05-2015 Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự đang được thảo luận tại Quốc hội (tháng 5-2015) đã “tiếp thu” được vài nguyên tắc mà “loài người tiến bộ” đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu Quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, nó còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm. Dân Trí hay Quan Trí Không ngạc nhiên khi các tướng công an không ủng hộ quyền im lặng của bị can. Quyền ấy chắc chắn sẽ làm khó hơn cho tiến trình điều tra. Chỉ ngạc nhiên, sao các tướng – những người thực thi – lại được đặt ngồi trong cơ quan lập pháp. Quyền không khai những điều có thể trở thành bằng chứng chống lại mình khi chưa có luật sư được người Mỹ đưa vào Hiến pháp năm 1789 (Tu chính án thứ Năm). Tướng Trịnh Xuyên cho rằng áp dụng nguyên tắ

Nhà thơ Trần Đăng Khoa gửi thư phản đối tới Tổng biên tâjp báo Đất Việt

Hình ảnh
Trần Đăng Khoa  Thứ sáu ngày 29.5.2015 10:52 PM C Lời dẫn của Trần Nhương: Sau khi trang nhà đưa bài phỏng vấn nhà thơ Trần Đăng Khoa trên báo Đất Việt ( http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nha-tho-tran-dang-khoa-tat-ca-chi-la-tin-don-3270267/ ), tối nay nhà thơ đã gửi đến trannhuong.com ý kiến gửi cho TBT báo Đất Việt . Để bạn đọc hiểu đúng sự việc, trang nhà đưa thư của nhà thơ Trần Đăng Khoa lên trang chủ. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội ngày 29-5-2015 Kính gửi ông Tổng biên tập báo Đất Việt Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài viết "phỏng vấn” tôi trên báo Đất Việt. Tôi hoàn toàn không gặp nhà báo, không trả lời phỏng vấn, cũng không biết mặt phóng viên. Vậy tại sao lại có bài phỏng vấn tôi trên báo Đất Việt này? Sự thật, chỉ có một cô phóng viên nào đó gọi điện cho tôi, xin gặp để phỏng vấn về Hội Nhà văn. Tôi tưởng cô hỏi tôi với góc nhìn của một hội viên, về thành tựu 5 năm qua của Hội, nên tôi bảo

Nhức nhối đạo văn – xử lý thế nào?

Hình ảnh
Tác giả:  PHƯƠNG KHÁNH Bài đã được xuất bản.:  05/12/2009 07:30 GMT+7 Việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, sự minh bạch trong học thuật sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối “dậu đổ bìm leo”.  LTS:   Gần đây, những vụ đạo văn, đạo nhạc bị phanh phui trước công luận đang làm rầu lòng xã hội. Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có một "bàn tay sắt" để đem lại sự sòng phẳng và minh bạch trong học thuật. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Phương Khánh, mời độc giả cùng thảo luận thêm. Có lẽ chưa bao giờ, hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo bản dịch, đạo công trình nghiên cứu lại phổ biến như những năm gần đây. Dư luận xã hội và báo chí sau một thời gian dài dành sự quan tâm sâu sắc đến hiện tượng này, nhưng rồi cũng lại xem đó là "chuyện thường ngày" nên cũng ít khi bị sốc trước các vụ việc mới bị dư luận phanh phui. Bởi  khi dư luận báo chí chìm x