Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 28, 2021

Phe Dân chủ thông qua dự luật cứu trợ đại dịch 1,9 ngàn tỉ ở Thượng viện

Hình ảnh
   HOA KỲ 07/03/2021 Thượng viện biểu quyết thông qua với tỉ lệ 50-49 dự luật mà sẽ trở thành một trong những gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử của Mỹ. T hượng viện Hoa Kỳ ngày thứ Bảy thông qua kế hoạch cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 ngàn tỉ đôla của Tổng thống Joe Biden trong một cuộc biểu quyết mang tính đảng phái sau một phiên họp kéo dài suốt đêm với những nỗ lực nhằm sửa đổi các điều khoản. Dự luật cuối cùng bao gồm 400 tỉ đôla ngân khoản cấp cho hầu hết người Mỹ dưới hình thức chi phiếu một lần trị giá 1.400 đôla, 300 đôla mỗi tuần trong các khoản trợ cấp thất nghiệp kéo dài cho 9,5 triệu người thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng và 350 tỉ đôla viện trợ cho các chính quyền cấp địa phương và cấp bang bị thâm thủng ngân sách vì đại dịch. Trong một phát biểu ngắn ngày thứ Bảy, ông Biden nói việc kế hoạch này được thông qua sẽ giúp người Mỹ nhận được chi phiếu cứu trợ bắt đầu từ tháng này. Ông nói ông hi vọng Hạ viện sẽ nhanh chóng thông qua để dự luật có thể sớm được kí thành luật. T

Trợ lý Bộ Ngoại giao thời Trump bị buộc tội trong vụ tấn công Điện Capitol

Hình ảnh
  HOA KỲ 07/03/2021 Những người ủng hộ Trump đụng độ với cảnh sát và lực lượng an ninh khi họ xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ ở Washington, ngày 6 tháng 1, 2021. M ột cựu trợ lý Bộ Ngoại giao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã bị buộc tội tham gia vào vụ tấn công chết người tại Điện Capitol Hoa Kỳ và hành hung cảnh sát cố gắng bảo vệ tòa nhà, theo hồ sơ tòa án. Đây là trường hợp khởi tố đầu tiên được biết tới nhắm vào một người được ông Trump bổ nhiệm liên quan tới vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1, dẫn đến việc ông Trump bị Hạ viện luận tội lần thứ hai. Federico Klein, người cũng từng làm việc trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump, được nhìn thấy đội chiếc mũ “Make America Great Again” giữa đám đông trong một đường hầm cố gắng tiến vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1, hồ sơ cho biết. Ông Klein xô đẩy tiến về phía cửa ra vào, tại đó, nhà chức trách nói “ông ta giao tiếp bằng lời nói và đụng chạm” với các cảnh sát viên đang cố gắng đẩy lùi đám đông bạo động. Ông Klein đượ

Lực lượng an ninh Myanmar bắn hơi cay, lựu đạn gây choáng vào người biểu tình

Hình ảnh
  CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 06/03/2021 Cảnh sát chống bạo động khống chế một người biểu tình trong khi họ giải tán cuộc biểu tình ở ngoại ô Yangon, Myanmar, ngày 6 tháng 3, 2021. L ực lượng an ninh Myanmar sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán một cuộc biểu tình ở Yangon vào ngày thứ Bảy, chỉ vài giờ sau khi một đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc kêu gọi Hội đồng Bảo an có hành động đối với chính quyền quyền sự cầm quyền về những vụ sát hại người biểu tình, theo Reuters. Quốc gia Đông Nam Á này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ và câu lưu nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2, với các cuộc biểu tình và đình công hàng ngày đã làm đình trệ hoạt động kinh doanh và tê liệt công việc hành chính. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ được tổ chức khắp Myanmar vào ngày thứ Bảy và truyền thông địa phương đưa tin cảnh sát đã bắn đạn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán một cuộc biểu tình ở quận Sanchaung của Yangon, thành phố lớn nhất của đất nước. Không

Đánh dấu 39 năm Ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa

Hình ảnh
   Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Á Châu  -  08/03/2021 Share on print Tướng Hoàng Cơ Minh hướng dẫn các thành viên Mặt Trận tại vùng rừng núi Đông Dương, trong dịp lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị 8/3/1982. Ảnh: Tư liệu Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng –  Việt Tân C ách đây 39 năm, trong lúc cả nước chìm đắm trong gông cùm bạo tàn của chế độ độc tài Cộng Sản, hàng triệu người tìm cách vượt biên, vượt biển ra nước ngoài tìm tự do, thì một số người yêu nước từ hải ngoại đã tìm cách trở về để bắt tay với những lực lượng kháng cự tại quốc nội, dựng lại ngọn cờ Chính Nghĩa sau cuộc chính biến Tháng Tư, 1975. Đánh dấu của sự trở về này chính là buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân vào ngày mồng 8 tháng Ba, 1982, nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc dưới sự cai trị của đảng CSVN. Tại miền Nam, hàng trăm ngàn quân

Ngày 8 tháng 3: Giải phóng hay tôn vinh sự hy sinh của phụ nữ?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  08/03/2021 Chu Mộng Long| ĐANG bận đến mức không dám ngó đến FB. Ăn cơm xong, định xem mấy phút thời sự trên truyền hình rồi làm việc ngay. Bất ngờ bật kênh HTV9 thấy một chương trình tôn vinh “sự hy sinh thầm lặng” của phụ nữ nhân ngày 8.3. Bức xúc quá, lại phải gác công việc, viết mấy dòng trên FB. Chương trình lấy tấm gương Hai Bà Trưng ra làm tiền đề để ngợi ca những phụ nữ thời nay. Nhiều nữ bác sỹ vừa gồng mình trên tuyến đầu chống dịch vừa phải đảm đương việc nhà, dọn dẹp, giặt giũ, cơm nước cho chồng con. Có một nữ bác sĩ trẻ phải hoãn lại ngày cưới nhiều lần vì phải tham gia chống dịch… Tất nhiên, cá nhân tôi cũng rất tôn trọng những phụ nữ trên. Nhưng tôn vinh “sự hy sinh thầm lặng” nhân ngày 8.3 là phản đề của cái ngày mà quốc tế gọi là “giải phóng phụ nữ”! Cái phản đề ấy làm cho nhiều người hiểu lệch lạc, dẫn đến lạm dụng tối đa về sự hy sinh của phụ nữ. Sự thật, nói về “sự hy sinh thầm lặng” thì phụ nữ toàn thế giới đã từng hy

Vì sao người Luật sư lại phù hợp với công việc của một Đại biểu Quốc hội?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/03/2021 Ls. Ngô Ngọc Trai|   TỔNG thống Mỹ hiện nay là ông Joe Biden xuất phát điểm là một luật sư, với tuổi đời ngoài 70, ông ấy đã có mấy chục năm liên tục làm Nghị sĩ. Trước đó Tổng thống Obama cũng xuất phát là một luật sư rồi ứng cử thành công làm Nghị sĩ, hay như bà Hillary Clinton cũng là luật sư rồi trở thành Nghị sĩ. Nếu không kể những luật sư trở thành tổng thống thì có thể nhận định ở Mỹ có rất nhiều Nghị sĩ vốn là luật sư. Ở Việt Nam chúng ta, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, từ nhiều năm qua cũng đã có những Luật sư trở thành Đại biểu Quốc hội, tuy rằng số lượng chưa được như cần có, nhưng xu hướng đang tăng lên, kỳ bầu cử QH khóa 14 đã có 3 Luật sư trúng cử QH. Một câu hỏi tôi muốn lý giải là vì sao người luật sư lại phù hợp với công việc của một Đại biểu Quốc hội. Thứ nhất: Lý do là người luật sư trong khi hành nghề đã thường xuyên vận dụng các văn bản pháp luật vào giải quyết công việc, đó là một thực tế mà ít n

Lợi ích nhóm hoành hành

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/03/2021 Đỗ Ngà| THẢM sát Đồng Tâm nó bắt nguồn từ việc chính quyền thu hồi đất của dân làm sân bay. Sau đó dự án sân bay bị hủy rồi đất thu hồi đó chuyển cho doanh nghiệp, mà cụ thể là Viettel. Vì việc giao đất đó mà xảy ra tranh chấp, khi xảy ra tranh chấp như vậy thì nhà nước lại vác súng đến nhà dân bóp cò để triệt phản kháng. Cướp đất sau đó giết người đều do bàn tay nhà nước làm, doanh nghiệp chỉ có việc nấp sau lưng nhà nước rồi an tâm làm dự án rồi chia lại lợi ích cho những lãnh đạo nhà nước ấy là xong. Sự phối hợp nhà nước – tư nhân rất hoàn hảo. Đất đai là chuyện muôn thuở, nó là nơi tạo ra dân oan khắp mọi miền đất nước. Đến nay thì vụ án Đồng Tâm đã ngã ngũ, phần thua đã thuộc về nhân dân. Hiện giờ nhà nước dùng 2 chiêu bài để lấy đất dân nghèo với giá rẻ bèo giao cho doanh nghiệp thân hữu, đó là thu hồi đất xây đô thị hoặc thu hồi đất làm sân bay. Thu hồi đất làm đô thị thì Thủ Thiêm là vụ điển hình, còn thu hồi đất làm sâ

Bất tuân dân sự: Thánh ôn hòa Gandhi xưa – Myanmar nay

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/03/2021 Nguyen Khan| CÓ thể nói, dù có thiện chí đến mấy cộng đồng quốc tế cũng chẳng giúp được gì nhiều cho cuộc đấu tranh của nhân dân Myanmar khi bọn quân phiệt được TC (Trung Cộng) và Nga hậu thuẫn mạnh mẽ. Một mình TC hậu thuẫn quốc tế cũng bó tay, huống hồ nay cả Nga và TC cùng hậu thuẫn thì quốc tế không thể gây được bất cứ sức ép khả dĩ nào lên nhà cầm quyền quân phiệt Myanmar. Bởi : – Cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có quyền trừng phạt quân phiệt Myanmar bằng hành động quân sự, bằng tòa án hình sự quốc tế hay bằng các lệnh cấm vận… Là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Song TC và Nga là 2 trong 5 nước thường trực có quyền phủ quyết các nghị quyết của hội đồng này. Nghĩa là ngay cả khi 14/15 ủy viên Hội đồng Bảo an chấp thuận một nghị quyết trừng phạt nào đó, mà ủy viên còn lại là ủy viên thường trực phủ quyết thì nghị quyết đó sẽ bị vô hiệu. Vì thế liên hiệp quốc không làm gì được quân phiệt Myanmar khi có TC và Nga là hai ủy

Em chỉ mong “mọi việc sẽ ổn” thôi mà?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/03/2021 Vu Kim Hanh| TÔI viết bài này đã 3 hôm. Đâu phải để mừng ngày 8/3. Cũng không phải để đưa một tin hot. Tôi viết rồi thấy nghẹn và dừng. Rồi nghĩ mãi, và lại tiếp tục. Lần này, không biết xong không… Hàng trăm người tề tựu ở Mandalay hôm thứ Năm để dự tang lễ của em, cô gái 19 tuổi bị bắn chết trong cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar một ngày trước đó. Kyal Sin, được biết đến với cái tên Angel, khi ngã xuống đang mặc một chiếc áo phông có dòng chữ “Everything will be OK – Mọi việc sẽ tốt”. Khi viên đạn ghim vào đầu em, quá bất ngờ, chắc em còn chưa kịp biết điều gì vừa xảy đến với mình. Nhưng không phải em không dự liệu điều khủng khiếp nhất có thể đến với em nên đã viết sẵn trên tường nhà FB của mình: “”Tôi thuộc nhóm máu A. Nếu tôi có mất mạng, xin hãy quyên góp giác mạc và nội tạng của tôi cho những người cần nó.” Như vậy là em đã biểu đạt thật nhẹ nhàng, rành mạch: Dù tôi chỉ mong “mọi việc sẽ ổn” cho đất nước tôi, tôi