Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 3, 2022

TT Ukraine cách chức đại sứ nước này ở Đức và một số đại sứ khác

Hình ảnh
CHÂU ÂU 09/07/2022 Reuters Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thăm một địa điểm trên chiến tuyến ở vùng Dnipropetrovsk, 8/7/2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Bảy 9/7 bãi chức đại sứ của nước này ở Đức cũng như một số đại sứ khác ở nước ngoài, trang web của tổng thống cho biết. Trong một sắc lệnh không đưa ra lý do về động thái này, ông Zelenskyy tuyên bố cách chức các đại sứ của Ukraine ở Đức, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Na Uy và Hungary. Hiện vẫn chưa rõ liệu các đại sứ này có được giao công việc mới hay không. Ông Zelenskyy đã thúc giục các nhà ngoại giao của mình tăng cường vận động sự ủng hộ và viện trợ quân sự của quốc tế cho Ukraine giữa lúc nước này cố kháng cự cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu nổ ra hôm 24/2. Mối quan hệ của Ukraine với Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga và cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Kyiv và Berlin hiện đang có bất đồng về một tuabin do Đức sản xuất đang được bảo trì ở Canada.

Reuters/Độc Quyền: IAEA nói Iran đẩy mạnh làm giàu uranium bằng máy mới

Hình ảnh
THẾ GIỚI 09/07/2022 Reuters Iran trưng bày máy li tâm thế hệ mới trong một triển lãm ở Tehran (ảnh tư liệu, tháng 4/2021). Một bản tin độc quyền của Reuters cho hay họ được xem một báo cáo do cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm thứ Bảy 9/7 cho biết rằng Iran đã tăng tốc làm giàu uranium với việc sử dụng các máy móc tiên tiến tại nhà máy Fordow nằm dưới lòng đất, với phương pháp được lập ra để có thể dễ dàng thay đổi giữa các mức độ làm giàu. Các nhà ngoại giao phương Tây từ lâu đã bày tỏ quan ngại về các thiết bị được lắp cho các cụm máy li tâm. Việc sử dụng các thiết bị cải tiến cũng đồng nghĩa là Iran có thể chuyển đổi nhanh hơn và dễ dàng hơn sang việc làm giàu lên các cấp độ tinh khiết cao hơn. Tuy Iran buộc phải thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về việc chuyển đổi như vậy, song nếu họ cố tình không thông báo, Iran có thể né tránh, không bị phát hiện trong một thời gian, vì hiện tại có độ trễ giữa hoạt động làm giàu của Iran và hoạt động

Mỹ hạn chế thị thực đối với 28 quan chức Cuba

Hình ảnh
HOA KỲ 09/07/2022 Reuters Người Cuba biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Havana, 11/7/2021 (ảnh tư liệu). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 9/7 công bố hạn chế thị thực đối với 28 quan chức Cuba mà họ cho rằng có liên quan đến hoạt động đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa ở Cuba gần một năm trước. Trong một tuyên bố, bộ cho biết các hạn chế sẽ áp dụng đối với các đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Cuba và các quan chức làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền thông nhà nước của nước này. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc các quan chức đảng ở Cuba đã lập ra các chính sách khiến hàng trăm người liên quan đến cuộc biểu tình hôm 11/7/2021 bị đánh đập và bị bắt giam một cách bất công, cũng như bị xét xử vô lý và phải chịu các bản án tù lên đến hàng chục năm. Cuộc biểu tình đó là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất từng được thấy trong nhiều thập kỷ ở hòn đảo nằm dưới quyền cai trị của những người cộng sản. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chính phủ Cuba cũng có biện pháp "điều tiết Internet" để ngă

Thủ tướng Sri Lanka ‘sẵn sàng từ chức’ sau khi người biểu tình chiếm tư dinh tổng thống

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 09/07/2022 Reuters Người biểu tình xông vào dinh thự của tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo hôm 9/7/2022. Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sẵn sàng từ chức để mở đường cho việc lập chính phủ có mọi đảng phái, văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy 9/7, sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của tổng thống ở thủ đô Colombo. Các binh sĩ và cảnh sát đã không thể chặn được đám đông những người biểu tình hô vang lời yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức, vào lúc sự tức giận của công chúng gia tăng về cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua của đất nước. Những người biểu tình cũng dùng sức mạnh vượt qua những cánh cổng sắt nặng nề để xông vào Bộ Tài chính và các văn phòng bên bờ biển của tổng thống. Tổng thống Rajapaksa đã rời khỏi dinh thự chính thức hôm 8/7 để đề phòng cuộc biểu tình vào cuối tuần đã được lên kế hoạch, hai nguồn tin của Bộ Quốc phòng cho biết. Reuters không thể xác minh h

Nga dọa mở rộng tấn công Ukraine, Mỹ ép Trung Quốc có lập trường về chiến tranh

Hình ảnh
    CHÂU ÂU 09/07/2022 Reuters Nga tiếp tục tấn công ở vùng Donetsk của Ukraine. Các quan chức của các bên liên quan cho biết các lực lượng phòng thủ Ukraine chiến đấu hôm thứ Bảy 9/7 để ngăn chặn các lực lượng Nga dọc theo một số mặt trận. Trong khi đó, sau khi diễn ra hội nghị G20 với nhiều cuộc đấu khẩu, Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc liên kết với phương Tây để chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine. Người đứng đầu thành phố Kharkiv ở miền đông bắc Ukraine cho biết đã xảy ra một vụ tấn công bằng tên lửa khiến 3 dân thường bị thương, mặc dù các cuộc tấn công chính của Nga vẫn tập trung vào Luhansk và Donetsk, ở phía đông nam của Kharkiv. Các quan chức Ukraine nói có các cuộc không kích đánh vào cả hai tỉnh trong ngày 9/7, trong khi Bộ Quốc phòng Anh cho biết Moscow đang tập hợp lực lượng dự bị từ khắp nước Nga đến gần Ukraine. Thống đốc khu vực Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết trên mạng tin nhắn Telegram rằng một tên lửa của Nga đã đánh vào Druzhkivka, một thị trấn hậu phương, và ông

Boris Johnson khác Donald Trump

Hình ảnh
BLOG NGÔ NHÂN DỤNG 10/07/2022 Ngô Nhân Dụng Chế độ đại nghị ở Anh quốc thay đổi người cầm đầu chính phủ lẹ làng, và không gây chia rẽ nặng nề trong xã hội, như chế độ tổng thống ở Mỹ. Chế độ đại nghị ở Anh quốc thay đổi người cầm đầu chính phủ lẹ làng, và không gây chia rẽ nặng nề trong xã hội, như chế độ tổng thống ở Mỹ. Có lẽ khi nào nước Việt Nam thiết lập thể chế tự do dân chủ thật sự chúng ta cũng nên theo lối tương tự. Nếu ở nước Mỹ, ông Boris Johnson sẽ không phải từ chức. Tổng thống Mỹ do dân bầu, các đại biểu Quốc hội được bầu riêng. Bên Anh quốc, các dân biểu Nghị viện chọn lãnh tụ, người này sẽ được nữ hoàng phong làm thủ tướng. Khi thấy không còn được các đại biểu đảng Bảo Thủ tín nhiệm, Boris Johnson phải xin Nữ hoàng tìm một vị thủ tướng mới, để mình trở về làm một đại biểu bình thường. Người Mỹ phải thấy cảnh tượng đó “ngoạn mục.” Ở Mỹ, muốn cất chức một ông tổng thống phải làm rất nhiều thủ tục rắc rối. Đầu tiên là Hạ viện “đàn hạch;” rồi chuyển lên Thượng viện. Cần 2 p

Ta trở về thành lạ chưa quen

Hình ảnh
  Ta trở về thành người lạ chưa quen  Đã lâu rồi mình chẳng gọi cho nhau  Hay nhắn nhủ một đôi câu thương nhớ  Chẳng quan tâm đến nhau như trước nữa  Chẳng ân cần thăm hỏi lúc nắng mưa. Đã lâu rồi… Chẳng nhắc đến lúc xưa Ai cũng muốn lãng quên đi ngày cũ Tất cả chỉ thoảng qua như cơn gió Phút giao mùa ai còn nhớ chi đâu. Đã lâu rồi… Ta chẳng nhắc tên nhau Nên nét chữ cũng phai mầu kỷ niệm Chữ “thương” phai chỉ còn vương chữ “mến” Chữ “tình yêu” mờ hết đổi thành “quen”. Đã lâu rồi trở lại phút đầu tiên Người xa lạ… Chưa hề quen anh nhỉ Ừ! Cuộc đời… Không yêu thương, vốn dĩ Sẽ trở thành… Người lạ… Đã từng quen... [Người Vô Tình] Chúc các bạn & Gia đình buổi tối an vui. Ấm áp và hạnh phúc

Giấc mơ từ một cái chết

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/07/2022 tuankhanh’s blog SUỐT trong nhiều ngày, người ta nhìn thấy trên các trang mạng vô số những lời ai điếu dành cho cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật, hình ảnh của ông Shinzo Abe không để lại nhiều ấn tượng cho người dân Việt như của các đời tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hay cũng không được ủng hộ lạ kỳ như với Putin… Về ông Shinzo Abe, dân Việt được nhìn thấy như là một người tận hiến cho quốc gia mình. Sự có mặt của vị Thủ tướng này trên chính trường Nhật để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong loạt các cải cách chính trị lớn mang tên ông, và thậm chí là thương hiệu kích thích kinh tế được công nhận trên toàn cầu của riêng ông, Abenomics. Nhưng thời đại cầm quyền của ông Shinzo Abe không chỉ có tiếng thơm. Để bảo toàn cho công việc lãnh đạo của mình, ông Shinzo Abe đã thúc đẩy việc hình thành đạo luật Special state secrets: Những người tố cáo và báo giới ở Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt v

Con đường đi lắt léo của 2,2 triệu USD tiền chạy án vụ Nguyễn Minh Quân

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/07/2022 Thao Ngoc SAU khi nhận 2,2 triệu USD từ giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân và đồng phạm, Bùi Trung Kiên (cán bộ C03) không “chạy án” mà mang tiền mua đất. Sau khi mua đất, còn lại 500.000 USD ông Kiên đã trả lại cho ông Quân. Sau khi ông Kiên không giúp được, ông Quân nhờ Long và Giang lo giúp. Quân đưa Long, Giang 1,5 triệu USD, sau đó Long, Giang đưa cho Lê Thanh An (cán bộ C03) để nhờ An giúp. An lại nhờ Hà Duy Tuấn (lao động tự do) cầm 1 triệu đô để lo lót. Hà Duy Tuấn, sau khi nhận một triệu USD, đã 6 lần mang đến Chùa Nôm, đưa 970.000 USD cho trụ trì Nguyễn Ngọc Triệu để nhờ lo việc cho ông Quân. Tuy nhiên, ông Triệu chỉ thừa nhận đã cầm của Tuấn tổng số tiền 400.000 USD mà thôi (như vậy còn 570.000 USD chưa biết đang nằm nằm ở đâu). Nguyễn Ngọc Triệu khai đã lấy 100.000 USD đóng kín vào hộp giấy kèm theo chiếc chuông gió phong thủy, mang đến gặp ông Vũ Văn Đắc (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần môi trường Thuận Thà

Sri Lanka: Người biểu tình xông vô nhà thủ tướng và tổng thống

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/07/2022 Timothy Trinh NHỮNG người biểu tình đã đột nhập vào nhà riêng của thủ tướng Sri Lanka và phóng hỏa, vài giờ sau khi ông tuyên bố sẽ từ chức khi chính phủ mới được thành lập. Văn phòng Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết những người biểu tình đã tiến vào nhà ông ở Colombo vào tối thứ Bảy. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã được sơ tán khỏi Tòa nhà Tổng thống ở thủ đô Colombo, trước khi hàng nghìn người biểu tình bao vây dinh thự, trong một cuộc tuần hành chống chính phủ lớn nhất ở đảo quốc đang bị khủng hoảng vỡ nợ. Đạn khói cay đã được sử dụng để đàn áp các sinh viên và công chúng tụ tập trên con đường dẫn đến biệt phủ của tổng thống, tuy nhiên các nhân viên quân sự và cảnh sát đã không thể kiềm chế đám đông. Một buổi phát trực tiếp trên Facebook từ bên trong nhà của tổng thống Rajapaksa cho thấy hàng trăm người biểu tình đang chen nhau trong các phòng và hành lang, hô to các khẩu hiệu chống lại nhà lãnh đạo

Sri Lanka: Người biểu tình đốt nhà Thủ Tướng

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  10/07/2022 Amy Truc Tran H ậu quả của tình trạng tham nhũng kéo dài đã khiến đất nước Sri Lanka rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lạm phát đạt mức kỷ lục, lên đến 53,6 % vào tháng 6/2022, và có thể tiếp tục tăng thêm. 09/07/2022, đánh dấu một ngày hỗn loạn đối với đất nước Sri Lanka khi biển người biểu tình (lên đến hàng chục ngàn người) đã tràn vào chiếm quyền kiểm soát Dinh tổng thống yêu cầu từ chức. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã phải bỏ trốn khỏi tư dinh vì lý do an ninh. Cảnh sát cũng cho biết đám đông biểu tình quá khích tại thủ đô Sri Lanka đã xông vào đốt tư dinh thủ tướng nước này. Người biểu tình tấn công tòa nhà vài tiếng sau khi thủ tướng Wickremesinghe tuyên bố chấp nhận từ chức giữa sức ép chính trị và làn sóng bất ổn đạt đỉnh điểm tại Sri Lanka. Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại nước này kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh khó khăn. Cụ thể là 22 tr

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  10/07/2022 (Ảnh minh hoạ lấy trên mạng) Lã Minh Luận H ôm nay (7/7/2022) là ngày thi đầu tiên, kì thi TN PTTH của các sĩ tử. Trước đó mấy ngày, nhiều thầy cô ở Hà Nội đã tổ chức cho học sinh đến Quốc Tử Giám để viết sớ cầu may. Vì sao họ dẫn nhau đến đó để cầu vận may cho kì thi mà không phải là dựa vào năng lực và kiến thức của chính mình? Phải chăng ở đó có thờ tượng ông Khổng Tử và có hơn 80 bia ghi danh tiến sĩ thời phong kiến, họ đến đó để cầu may từ những thứ đã lỗi thời? Xem ra cái nền GD và cái tư duy về nền học vấn, khoa cử… của nhà trường hiện nay vẫn không thoát ra được cái cảnh của trường thi xưa kia mà nhà thơ Tế Xương đã chụp lại qua “Vịnh khoa thi hương”, phản ánh một nền giáo dục cổ hủ, lỗi thời và sự sa sút của đất nước trước nạn xâm lăng… “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa…” Trước đó, nhà thơ Cao Bá Quát cũng tỏ thái độ phẫn uất, chán chường với chế độ khoa cử và nền học vấn cũ kĩ, phản tiến bộ c