Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 23, 2015

Việt Nam : Nhập siêu với Trung Quôc tiếp tục tăng mạnh

Hình ảnh
Nhập siêu với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm, Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho biết. Việt Nam đã phá giá đồng nội tệ ba lần trong năm nay để đảm bảo tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Số liệu được các báo trong nước dẫn lại cho thấy từ đầu năm đến nay, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 32,7 tỷ đôla, tương đương 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Con số này cao hơn 20,4% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo. Trong khi đó, Việt nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 10,4 tỷ đôla trong thời gian này, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, với giá trị khoảng 22,3 tỷ đôla. Con số này cao hơn 29% so với mức 17,3 tỷ đôla cùng kỳ năm 2014. Tổng Cục Thống kê nhận định việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 4,6% trong tháng này chưa ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu tháng 8. 'Sẽ bị ép giá' Hôm 20/8, ngân hàng HSBC dự báo Việt Nam có t

'Trục trặc' kinh tế Trung Quốc và cơ hội 'thoát Trung' cho Việt Nam

Hình ảnh
Trục trặc kinh tế và chao đảo trên thị trường tài chính Trung Quốc gợi ý trở lại các bàn luận về chủ đề 'Thoát Trung' hay tránh, giảm điều được cho là lệ thuộc thái quá về kinh tế và nhiều mặt khác của Việt Nam vào Trung Quốc, theo các chuyên gia và nhà bình luận xung quanh  Bàn tròn thứ Năm  tuần này của BBC. TS Nguyễn Văn Phú từ ĐH Strassbourg, Pháp cho rằng Việt Nam cần có các biện pháp giảm, thoát khỏi lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trao đổi với các vị khách tại bàn tròn với chủ đề 'Rối loạn kinh tế Trung Quốc - ảnh hưởng khu vực và Việt Nam' hôm 27/8/2015, kinh tế gia  Nguyễn Văn Phú , từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đại học Strasbourg, Pháp, nói: "Trung Quốc phát triển hay không, đó là vấn đề của Trung Quốc, bây giờ vấn đề đặt ra là phía Việt Nam, chúng ta phải làm gì? "Chúng ta thoát Trung, chúng ta có nên hợp tác phát triển kinh tế hay là một mặt gì đó với Trung Quốc hay không thì đó là vấn đề của chúng ta (Việt Nam), chúng t

Việt Nam: khủng hoảng thi đại học 'kiểu mới'

Hình ảnh
Cải cách chế độ thi cử và xét tuyển đại học vừa lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam năm nay đang đã gây nhiều bức xúc và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi tại Việt Nam. Giáo sư Chu Hảo cho rằng cải cách  thi cử lần này là không thành công Theo Giáo sư Chu Hảo vụ việc khiến gây ra làn sóng những bức xúc trong xã hội: "Chả nhẽ lại cứ để cho Bộ Giáo dục và những người phụ trách ngành giáo dục nước nhà làm hết những cải cách này, thí điểm này đến thử nghiệm khác không chỉ gây tốn kém mà còn gây ra những bức xúc trong xã hội." Ông nói thêm: "Ngay trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cùng lúc như thế này, đã có nhiều ý kiến của các nhà giáo và các nhà giáo dục trong nước phát biểu, mà tôi đồng tình với hầu hết, cho rằng nó không hợp lý." Có đây cũng là suy nghĩ được nhiều người trong giới giáo dục chia sẻ. Ông Dương Thắng, giảng viên Khoa toán, Đại học Khoa học Tự Nhiên - thuộc ĐHQGHN với hơn 30 năm kinh nghiệm, nói với BBC Tiế

Đối thoại Quyền Con Người tại Việt Nam

Hình ảnh

Dân chủ hóa và xã hội dân sự tại Việt Nam [phần 1]

Hình ảnh
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng sự lớn mạnh của xã hội dân sự tại Việt nam sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. TS Nguyễn Quang A và GS Đoàn Viết Hoạt thảo luận về vấn đề này.

Nắng hạn miền Trung

Hình ảnh
Một vườn nho ở ngoại ô thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khô vì nắng hạn Miền Trung mưa chan và nắng cháy, miền Trung, gần biển mà cũng gần núi, cái eo thon xứ nghèo chưa kịp tránh những trận nóng như đổ lửa từ bên kia dãy Trường Sơn bởi gió Lào thì liền sau đó, những trận bão từ đại dương lại tiến vào bờ hoành hành. Có thể nói rằng trên đất nước này, không nơi nào khắc nghiệt và nhiều tai ương như đất miền Trung. Và suốt ba tháng dài nắng hạn, đất đai, sông ngòi miền Trung gần như kiệt quệ, mùa màng tổn thất nặng nề. Đặc biệt, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là tổn thất nặng nề nhất. Đời sống chật vật và đói… Một nông dân tên Đức ở huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, chia sẻ:  “Trong hai năm nay Ninh Thuận và Bình Thuận thiếu nước liên tục. Người ta phải thay đổi giống cây để thích nghi nhưng cũng không trụ nổi. Người ta bỏ ruộng, nuôi cừu, nuôi dê nhưng cũng không trụ nổi. Phải thuê một điểm nào đó ở các bờ sông để hai loại này tồn tại. Người ta phải trông mong trời mưa, trông mo

Trao đổi thư tín với thính giả ngày 29.8.2015

Hình ảnh
Giảng viên các trường đại học và các viện xếp hàng nhận Giấy chứng nhận chức Giáo sư trong một buổi lễ được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội ngày 04 tháng 2 năm 2015. Thông tin về những hệ lụy từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đối với học sinh lẫn phụ huynh khắp cả nước VN và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Phạm Vũ Luận lên tiếng nhận trách nhiệm là tâm điểm chú ý của dư luận trong tuần qua. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng nhiều ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về đài: “Đây là một kỳ thi cải cách gộp 2 kỳ thi vào thành một và theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hiện hành, Phạm Vũ Luận gọi ví vọn đây là kỳ thi ‘là trận đánh lớn’. Đã là trận đánh thì ắt phải có nạn nhân hay thương vong và nếu ví von kỳ thi này là trận đánh thì nạn nhân năm nay đó là các em thí sinh và phụ huynh của các em. Kỳ thi đã không đạt được những mục tiêu rất là cơ bản như đã được định trước về giảm tải áp lực của thí sinh và phụ huynh. Về bản chất, mục đích thì thi tốt nghiệp THPT khác với thi Đại học

Nên tổ chức tuyển sinh Đại học, Cao đẳng như thế nào?

Hình ảnh
Một sinh viên cầm cờ đảng cộng sản tại một cuộc diễu hành ở Hà Nội. Trước đây, học sinh năm cuối của bậc trung học phổ thông muốn học tiếp Đại học phải trải qua hai kỳ thi: Tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh Đại học. Trong lúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH bị coi là vô ích, kỳ thi tuyển sinh Đại học bị coi là quá căng thẳng và lãng phí. Năm 2015, hai kỳ thi nói trên đã được Bộ GD&ĐT gộp lại làm một trong khuôn khổ một kỳ thi PTTH quốc gia. Theo cách tuyển sinh mới này sau khi các thí sinh có điểm rồi mới tham gia xét tuyển vào Đại học. Không chỉ thế, mọi năm thí sinh chỉ có một bộ hồ sơ, trượt là không có cơ hội thứ hai, thì năm nay các em được quyền rút hồ sơ, được thay đổi lựa chọn ban đầu. Nhận xét về cuộc thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2015, ông Hoàng Oanh, một chuyên gia giáo dục ở Hà nội ghi nhận: “Cách làm này cũng tiến bộ hơn, gần giống như cách làm của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Kết quả của kỳ thi năm nay phản ảnh gần với sự thật hơn về trình độ của học s