Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 27, 2011

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 3 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1927, đồng chí dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 3-1929, đồng chí tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Xứ uỷ lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Đến cuối năm 1930, đồng chí bị địch bắt tại Sài Gòn và đầy ra Côn Đảo tháng 5-1933. Đồng chí Ngô Gia Tự đã hy sinh trong chuyến vượt biển đầu năm 1935. * Ngày 3-12-1945, tại Hà Nội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc đã khai mạc. Lần đầu tiên đại biểu các dân tộc ít người ở Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên về họp mặt ở thủ đô Hà Nội, nhằm biểu dương tình đoàn kết giữa các dân tộc. Trong diễn văn khai mạc, Hồ Chủ tịch nói: "Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập còn cần đoàn kết hơn nữa". * Từ đêm ngày 3-12-1946, Hồ Chủ tịch

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 2 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 2-12-1953, tại chiến khu Việt Bắc đã thành lập Ban nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học (gọi tắt là Ban sử - địa - văn) trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Ban này gồm có các ông: Trần Huy Liệu, Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh, Trần Đức Thảo, Vũ Ngọc Phan. Ông Trần Huy Liệu được cử làm Trưởng ban. Ban sử - địa - văn có nhiệm vụ: - Sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu về lịch sử, địa lý và văn học Việt Nam, biên soạn những tác phẩm về sử học, địa lý và văn học Việt Nam. - Nghiên cứu và giới thiệu lịch sử, địa lý và văn học các nước bạn. * Nhà báo Dương Tử Giang, tên thật Nguyễn Tấn Sĩ sinh năm 1918, quê ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Từ năm 1950, Dương Tử Giang ra chiến khu miền Tây Nam Bộ, cùng với nhà văn Thiếu Sơn làm báo Cứu quốc. Ít lâu sau ông vào công tác ở nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 10-1955, ông bị mật vụ của Ngô Đình Diệm bắt giam ở bót Catina rồi đưa lên giam ở Biên Hoà. Ngày 2-12-1956, nhà báo Dương Tử Giang hy sinh tro

CÂY, LÁ VÀ GIÓ

Hình ảnh
18.09.2011 CÂY Lý do tôi được gọi là cây là vì tôi thích vẽ cây, một thời gian dài, tôi vẽ một cái cây nhỏ ở góc những bức tranh của tôi. Tôi đã từng hẹn hò với 5 cô gái khi tôi còn học dự bị đại học, trong số đó có một người tôi rất mến, rất mến nhưng lại không có can đảm để quen cô ấy. Cô ấy không có khuôn mặt xinh đẹp, không có những ngón tay thon dài, không có một ngọai hình nổi bật, cô ấy là một cô gái hết sức bình thường. Tôi thích cô ấy, thật sự thích cô ấy. Tôi thích sự ngây thơ, thích nét tinh nghịch, thích sự dễ thương, thông minh và yếu ớt của cô ấy. Lý do mà tôi không quen với cô ấy là vì tôi nghĩ người quá bình thường như cô ấy thì không hợp với tôi. Tôi cũng sợ rằng khi quen nhau rồi thì những tình cảm tốt đẹp tôi dành cho cô ấy cũng tan vỡ. Một phần cũng sợ những tin đồn sẽ làm tổn thương cô ấy. Tôi nghĩ rằng nếu cô ấy thật sự dành cho tôi thì cuối cùng cô ấy cũng sẽ là của tôi và tôi không việc gì phải từ bỏ mọi thứ vì cô ấy. Lý do cuối

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 1 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 1-12-1945, tại Pari, thủ đô nước Pháp, phong trào phụ nữ đã họp và tuyên bố thành lập Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới. Mục đích của tổ chức này là: Phụ nữ các nước đoàn kết chặt chẽ, không phân biệt già trẻ, tôn giáo, xu hướng chính trị, kiên quyết bảo vệ hoà bình. Liên đoàn điều tra những nhiệm vụ: chống chủ nghĩa phát xít, đòi hoà bình, dân chủ, đảm bảo cho thế hệ con em một tương lai hạnh phúc, thực hiện cho phụ nữ những quyền được ghi trên Hiến chương quốc tế phụ nữ do Liên hiệp quốc đề ra. Liên đoàn quyết định lấy ngày 8-3 hàng năm làm ngày phụ nữ đoàn kết đấu tranh để giành những mục tiêu nói trên. * Ngày 1-12-1958, Mỹ - Diệm đã đầu độc hơn 6000 tù nhân yêu nước ở trại giam Phú Lợi, làm cho 1000 người chết. Một phong trào quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố tàn sát nổ ra khắp Sài Gòm và miền Nam, nhất là trong giới công nhân, lao động, kéo dài đến tháng 3-1959. Ở Hà Nội và miền Bắc có nhiều cuộc tuần hành, mít tinh lên án tội ác dã man này của Mỹ - Diệm và

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 30 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 30-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 229 quy định: Các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam đều đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng. Cùng ngày 30-11-1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh số 230 bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc. Hai sắc lệnh trên nhằm thống nhất sự chỉ huy của quân đội ta trong cả nước, phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. * Ngày 30-11-1982 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia. Pháp lệnh gồm 5 chương với 19 điều và khẳng định: Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nhân nào được chiếm làm của riêng. Thế giới * Suýp Giônathan (Jonathan Swift) là nhà châm biếm vĩ đại. Ông sinh ngày 30-11-1669 tại Ailen, gốc người Anh. Cuốn tiểu thuyết bất hủ "Guliơ du ký" đã làm ông nổi tiếng trên thế giới. Đây là tác phẩ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 29 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Phạm Thận Duật sinh năm 1825 tại Ninh Bình và qua đời ngày 29-11-1885 Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được cử thay mặt triều đình đàm phán với Pháp. Ông là đại thần trong phe chủ chiến, cùng với Tôn Thất Thuyết tổ chức đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, lập căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Phạm Thận Duật nhận nhiệm vụ ra Bắc bắt liên lạc và tổ chức lực lượng vũ trang. Đi đến đò Hà Trung, ông bị giặc bắt, giải về Huế, rồi đưa ra Côn Đảo. Ông bị ốm và chết ngay trên tàu biển. Phạm Thận Duật là một nhà yêu nước và là nhà văn hoá của nước ta ở thế kỷ XIX. * Nhà báo, nhà thơ Hoàng Lộc sinh năm 1922 tại Hải Dương, mất ngày 29-11-1949 tại Phú Thọ. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ (1946), ông vào quân đội và làm phóng viên mặt trận của các tờ báo "Xông pha", "Bắc Sơn", "Vệ quốc quân". Các bài phóng sự của ông được xuất bản năm 1948 trong tập sách nhan đề "Chặt gọng kìm đường số 4" phản ánh sinh động cuộc chiến đấu của quân và dân ta

Nhật Ký Về Sài Gòn

Hình ảnh
Ngày… tháng… năm… Sau bữa khuya muộn, cả đám bạn của mình chưa muốn về nhà vì ngày hôm sau là ngày nghỉ. Thế là cả bọn quyết định ra Hồ Con Rùa ngồi hóng gió. Vì giờ này ngoại trừ các quán nhậu khuya, chẳng còn nơi nào có thể đến nữa. Sài Gòn không có giờ ngủ nhưng nửa đêm về sáng cũng tĩnh mịch hơn bình thường. Mình nghe đâu đó có tiếng dép lê lẹp kẹp trên đường. Quay lại mới thấy một người bán hàng rong. Cô đến mời mua hàng. Vì cả bọn ai cũng no bụng nên chẳng muốn mua gì. Cô ngồi xuống cái ghế đá gần đó với vẻ mệt nhọc. Mình đứng dậy đi lòng vòng lên xuống các bậc thang. Khi quay lại chỗ cũ thì thấy mấy người bạn đi cùng đang ngồi bên cạnh cô để hỏi chuyện. Mình cũng đến ngồi gần bên cạnh họ để lắng nghe... Mưu sinh trong mưa giữa Sài Gòn. Ảnh internet Chất giọng Quảng Nam nặng nề không lẫn vào đâu được của cô khiến lòng mình khẽ ngậm ngùi: “Thằng lớn thì học cao đẳng ở Dung Quất. Nhưng năm nay nó cũng sắp ra trường và kiếm được tiền rồi. Còn con nhỏ thì

Tản Mạn Về Café Ở Sài Gòn

Hình ảnh
Tản Mạn Về Café Ở Sài Gòn Một buổi sáng chủ nhật, khi còn đang ngủ vùi, nhận được tin nhắn của người bạn thân với nội dung chỉ vỏn vẹn: "Cafe nha"... Và, với rất nhiều người đã bắt đầu một ngày nghỉ như thế. Còn với riêng tôi, gương mặt để Sài Gòn trở nên quyến rũ nhất có lẽ chính là các quán café ấy. Những người bạn của tôi ở Hà Nội vẫn nói đùa rằng: café là "đặc sản" của Sài Gòn bởi không ở đâu quán café có nhiều khuôn mặt, nhiều phong cách như thế. Sự đa dạng, mỗi nơi mỗi vẻ đã làm cho những ai đã đến một lần sẽ không thể quên được. Những ngày mưa, từng giọt café rơi chậm chậm như lắng đọng thời gian. Những ngày nắng, bên khung cửa, café như bỏ lại đâu đó dòng đời tất bật. Trong muôn ngàn khuôn mặt, hệ thống Café Trung Nguyên có lẽ là "kẻ" trung thành nhất. Chỉ cần ra đường là có thể bắt gặp trên khắp các phố phường Sài Gòn. Café Trung Nguyên có hẳn một điểm tựa mang tính triết học: Sáng Tạo. Bởi vậy mà anh chàng nhà thơ râu tóc bù xù

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 28 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ chí Minh đã phát động phong trào trồng cây. Tháng 6-1995 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 28-11 hàng năm là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam". Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Việc tổ chức "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" hàng năm là dịp giáo dục toàn dân ý thức bảo vệ môi trường, tình cảm yêu ngành, yêu nghề trong cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, tiết kiệm, biểu dương, khen thưởng người tốt, địa phương, đơn vị tốt. * Ngày 28-11-1983, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã ký lệnh công bố Pháp lệnh về việc ban hành công trái xây dựng Tổ quốc. Mục đích của Pháp lệnh nhằm động viên nguồn vốn trong nhân dân góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà. Việc mua công trái thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và tuỳ khả năng của mỗi người. Thế giới * Phêrêdrich ăngghen sinh ngày 28-11-1820 tại nước Đ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 27 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Cụ Nguyễn Sinh Sắc (là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh năm 1862 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ trần ngày 27-11-1929. Cụ đỗ phó bảng và làm quan trong triều Nguyễn. Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái cụ không phục tùng bọn thực dân Pháp nên bị cách chức. Cụ vào sinh sống ở thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Dù bị mật thám Pháp theo dõi, cụ vẫn liên lạc với những người yêu nước chống Pháp. Hàng ngày cụ xem mạch, kê đơn thuốc, chữa bệnh cho đồng bào, được bà con rất quý trọng. Tại phường 4, thị xã Cao Lãnh, còn ngôi mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. * Ngày 27-11-1961 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định "Phê chuẩn các phương án chữ Tày - Nùng, chữ Thái và chữ Mèo". Từ đây, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mèo có chữ viết riêng của dân tộc mình. Thế giới * Alếch xănngđrơ Douyma (Alexandare Dumas) (con) là nhà viết tiểu thuyết, kịch gia Pháp sinh ngày 28-7-1824. Các tác phẩm của ông mang tính phê phán hiện thực nhằm cải tạo phong tục c

HOA ĐỘNG TRANG TRÍ

Hình ảnh