Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 23, 2017

Tân đại sứ sẽ cứng rắn hơn tiền nhiệm Osius?

Hình ảnh
Ông Daniel Kritenbrink tại Hội nghị CSIS thường niên lần 6 về Biển Đông, 12/7/2016 Nhiệm kỳ 3 năm của vị đại sứ “ quan hệ Việt - Mỹ chưa bao giờ sáng sủa như lúc này” sắp đóng lại, lồng trong bầu không khí đàn áp nhân quyền bị chính quyền và giới công an Việt Nam trùm phủ lên hai bản án 9 năm tù giam đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cùng 10 năm tù giam giáng xuống đầu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - nhà hoạt động mà vào tháng 3/2017 đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh “Người phụ nữ can đảm quốc tế”. Quan điểm nhân quyền của Daniel Kritenbrink? Nhiều khả năng thay thế Đại sứ Ted Osius sẽ là ông Daniel Kritenbrink. Khác với Ted, Kritenbrink là một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, có bề dày và kinh nghiệm ứng phó với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên lại là một quốc gia “đồng chí” với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong quá khứ và ngay cả hiện tại. Cùng với lực lượng Hồi giáo IS, chế độ chính trị Bắc Triều Tiên đang bị dư luận quốc tế xem là cực đo

Đề cử đại sứ Mỹ nói gì về Việt Nam?

Hình ảnh
Ông Daniel Kritenbrink (phải) lên tiếng sau khi ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, lên tiếng cảnh báo khả năng xảy ra “xung đột” và “đối đầu” ở biển Đông trong một sự kiện ở thủ đô Washington năm ngoái. Cựu cố vấn mới được Tổng thống Donald Trump đề cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề liên quan tới Việt Nam. Ông Daniel Kritenbrink, cựu Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, được coi là đóng vai trò lớn trong chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ năm 2015 và của Tổng thống Obama tới Việt Nam năm 2016. Trước chuyến công du của “ông chủ” Nhà Trắng, cố vấn an ninh này nhấn mạnh trong một cuộc họp báo rằng “nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương tiến về phía trước”. Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bấ

Yêu thích và say mê công việc hiện tại

Hình ảnh
Victor là tài xế xe điện cho Trung tâm Giao thông công cộng Chicago. Suốt năm ngày trong tuần, anh đều chạy trên tuyến đường sắt mang tên Tuyến Đỏ. Những hành khách đi các chuyến xe anh lái thường nhớ đến anh bởi một đặc điểm đáng quý, anh rất vui vẻ và yêu công việc của mình “Cảm ơn quý khách đã cùng tôi trên chặng đường này. Xin đừng dựa vào cửa, sẽ nguy hiểm đấy”. Anh luôn vui vẻ nói với hành khách như thế qua hệ thống liên lạc khi chuyến xe khởi hành. Trong khi xe chạy, Victor không quên nhắc nhở các hành khách khi đến gần trạm dừng. Mọi người ai cũng khen anh, kháo nhau rằng anh là tài xế số một ở Chicago. Victor tâm sự “Trang thiết bị của chúng tôi có thể cũ kỹ, nhưng tôi muốn mang đến cho mọi người một chuyến đi thú vị chỉ với 1.5 đô - la” Tại sao Victor lại thấy hứng thú với công việc đến thế ? “Cha tôi là tài xế xe điện đã nghỉ hưu. Một ngày nọ, ông dẫn tôi đi làm với ông và tôi rất ấn tượng về hình ảnh của thành phố khi nhìn qua khung cửa sổ”, anh nói. “Từ khi mớ

Hài lòng với hiện tại

Hình ảnh
Một chiều thứ bẩy, hai người đàn ông là hàng xóm của nhau trong những căn nhà cũ kỹ, đều đang ở sân sau nhà mình. Một người nằm đu đưa trên võng, còn người kia đang vã mồ hôi sơn lại hàng rào dưới ánh mặt trời. Người đàn ông nằm trên võng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái vì yên tâm rằng nhà ông còn vững chắc lắm và như thế, ông và gia đình sẽ có một mái ấm yên ổn trong một thời gian dài. Trong khi đó, người hàng xóm của ông cũng cảm thấy hạnh phúc bởi ông ta nghĩ rằng hàng rào nhà mình trông sẽ mới hơn,  đẹp hơn sau khi sơn lại. Một người cảm thấy thoải mái trong bức tranh lớn, còn người kia lại vừa ý với các chi tiết. Điều quan trọng là lúc đó, cả hai đều cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Mỗi người chỉ có thể cảm nhận hạnh phúc một cách trọn vẹn sau khi đã trải nghiệm một biến cố nào đó, hoặc chiêm nghiệm biến cố tạo nên hạnh phúc đó trong tâm trí của mình, cả hai trải nghiệm này đều phổ biến và có tác dụng như nhau. [Góc quà tặng cuộc sống] Hãy tin vào bản thân bởi bạn

Truyền hình vệ tinh VOA 28/7/2017

ĐIỂM TIN: Tổng thống Donald Trump chỉ định đại sứ mới tại Hà Nội. Việt Nam đòi Mỹ 'lại quả' từ các hợp đồng mua vũ khí. Trung Quốc dùng vũ lực buộc Việt Nam ngừng khoan dầu trên biển Đông là chưa có tiền lệ. Đô đốc Mỹ sẽ 'tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân' nếu TT Trump ra lệnh. Anh sẽ điều tàu sân bay tới Biển Đông. Tướng Mỹ cao cấp: Chưa có thay đổi về chính sách quân nhân chuyển giới tính. Video - VOA

Việt Nam đòi Mỹ ‘lại quả’ từ các hợp đồng mua vũ khí

 Một hãng tin tình báo quốc phòng của Anh vừa tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí. Thông tin của Shephard Media trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp gần đây ở Hà Nội rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được “lại quả” 25%. Video - VOA

Quan chức Việt Nam đòi Mỹ 'lại quả' từ các hợp đồng mua vũ khí

Hình ảnh
Các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí, theo tiết lộ của hãng tin tình báo quốc phòng Anh Shephard Media. Một hãng tin tình báo quốc phòng của Anh vừa tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí. Thông tin của Shephard Media trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp gần đây ở Hà Nội rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được “lại quả” 1/4 của tổng giá trị. Các quan chức chính phủ Việt Nam rửa tiền ở Singapore thông qua “các bà vợ” của họ. Nguồn tin của Shephard từ Singapore Cũng theo nguồn tin này, cuộc họp đã “đột ngột dừng lại” sau khi phía Việt Nam đưa ra yêu cầu đó. Nguồn tin quốc phòng Mỹ cho Shephard Media biết thông tin này tại một Hội nghị và triển lãm phòng thủ hàng hải IMDEX được tổ chức ở Singapore tháng 5 vừa

Share Code thời gian chuẩn cho blogspot

Hình ảnh
POSTED ON  28/07/2017 s hare Code thời gian chuẩn cho blogspot. Được anh Nguyễn Tuấn chia sẻ lại.chèn trong bài viết   <span class='post-timestamp'> <b:if cond='data:top.showTimestamp'> <b:if cond='data:post.url'> <meta expr:content='data:post.canonicalUrl' itemprop='url'/> <span class='published' style='color:#777;'><data:post.dateHeader/></span> </b:if> </b:if> </span> &amp;nbsp; <span class='post-timestamp'> <b:if cond='data:top.showTimestamp'> <b:if cond='data:post.url'> <meta expr:content='data:post.canonicalUrl' itemprop='url'/> <span class='published' style='color:#777;'><data:post.timestamp/></span> </b:if> </b:if> </span> Tiếp theo các bạn định cấu hình bài đăng trên blog như sau: Như vậy là bạn đã thêm code thời gian chuẩn cho b

Giúp đỡ và chia sẻ …

Hình ảnh
Stacy vừa chuyển nhà đến nơi ở mới không lâu, nhưng cô nhanh chóng nhận ra các tài xế ở đây rất lịch thiệp. nếu bạn bị kẹt và đang cố gắng cho  xe ra khỏi một bãi đậu trong khi trên đường lớn là một hàng dài những chiếc xe hơi nối tiếp nhau, những người tài xế đó sẽ dừng xe lại và nhường chỗ cho bạn lách ra. Sau những lần như vậy, Stacy dần quen với việc nhường đường nhưng xe khác lách ra khi giao thông tắc nghẽn. Stacy thích cách sống thân thiện này vì cô hiểu giá trị của nó. Một bữa nọ, sau khi nhường một chiếc xe chạy lên phía trước, Stacy phải nhanh chóng tấp vào lề vì xe của cô bỗng có tiếng ồn lạ. Người tài xế vừa qua mặt cô trông thấy cô tấp vào lề đường cũng nhanh chóng dừng xe lại. Anh ta hỏi xem Stacy có cần giúp đỡ gì không. Sau khi kiểm tra, anh phát hiện xe của Stacy hết xăng. Thế là chàng trai kia đã trút cho cô đủ xăng để chạy đến trạm xăng gần đó. Họ trở thành bạn thân từ đó. [Góc quà tặng cuộc sống]

Tranh chấp từ giấy phép đổ bùn của Bộ Tài Nguyên Môi trường

Một trung tâm nghiên cứu ở Hà Nội mới đây đòi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) hủy giấy phép cho đổ bùn, cát ở biển Bình Thuận, nếu không họ sẽ kiện bộ. Trong một thông cáo báo chí, Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững nêu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hủy quyết định cho một công ty điện lực đổ phế thải nạo vét xuống biển. Video - VOA

Dọa kiện Bộ Tài Nguyên - Môi Trường về 'giấy phép đổ bùn'

Hình ảnh
Bộ Tài nguyên-Môi trường chấp thuận cho Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải ra vùng biển Bình Thuận. Một trung tâm nghiên cứu ở Hà Nội mới đây đòi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) hủy giấy phép cho đổ bùn, cát ở biển Bình Thuận, nếu không họ sẽ kiện bộ. Trong một thông cáo báo chí, Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững nêu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hủy quyết định cho một công ty điện lực đổ phế thải nạo vét xuống biển. Trung tâm nói nếu bộ không hủy, họ sẽ khởi kiện hành chính về quyết định cấp phép của bộ. Giám đốc trung tâm, ông Đặng Đình Bách, đã xác nhận với VOA về thông tin này hôm 26/7. Trung tâm của ông Bách bắt đầu hoạt động từ năm 2007, nhằm bảo vệ những lợi ích hợp pháp cho những người bị xâm phạm trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa diễn ra ở Việt Nam. Luật sư Trần Vũ Hải nói với VOA về căn cứ pháp lý để khởi kiện: “Với tư cách công dân, và nếu họ cho rằng việc nhấn chìm ảnh hưởng đến mô

Đại sứ Mỹ kêu gọi Hà Nội trả tự do cho Trần Thị Nga

Hình ảnh
Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa ở tỉnh Hà Nam, ngày 25/7/2017. (Ảnh: VietnamNet) Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam kêu gọi Hà Nội hãy trả tự do cho nhà hoạt động Trần thị Nga, người vừa bị tuyên án tù 9 năm dựa trên điều mà đại sứ Mỹ Ted Osius gọi là “những cáo trạng mơ hồ về tội tuyên truyền chống nhà nước”. Trong một cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ, blogger Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói vụ án bà Trần thị Nga chỉ là trường hợp mới nhất trong một chiến dịch đàn áp 'dữ dội' đối với những nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius hôm 26/7 ra tuyên bố về bản án bỏ tù nhà tranh đấu cho môi trường Trần Thị Nga. Theo tuyên bố tải lên trang mạng của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại sứ Osius nói: “Tôi quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án nhà hoạt động ôn hòa Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với sự buộc tội mơ hồ về “tuyên truyền chống nhà nước”. Đại sứ Osius kêu gọi Việt

Trung Quốc kêu gọi dừng khoan dầu ở vùng tranh chấp trên Biển Đông

Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa xác nhận hay phủ nhận tin của BBC hôm 24/7 nói Bắc Kinh đe dọa dẫn đến việc Hà Nội “lệnh” cho hãng Repsol ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông. Đến cuối buổi chiều 25/7, chính quyền Việt Nam vẫn chưa ra tuyên bố nào. Trong khi đó, mới có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi dừng khoan dầu ở một địa điểm tranh chấp thuộc Biển Đông, theo tin Reuters hôm 25/7. Video - VOA

Chuyên gia: ‘VN dừng dự án Repsol không làm TQ thôi tham vọng’

Hình ảnh
Phát ngôn viên BNG TQ Lục Khảng kêu gọi "bên liên quan" dừng khoan dầu ở địa điểm tranh chấp thuộc BĐ (ảnh tư liệu, tháng 7/2016) Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa xác nhận hay phủ nhận tin của BBC hôm 24/7 nói Bắc Kinh đe dọa dẫn đến việc Hà Nội “lệnh” cho hãng Repsol ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông. Đến cuối buổi chiều 25/7, chính quyền Việt Nam vẫn chưa ra tuyên bố nào. Trong khi đó, mới có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi dừng khoan dầu ở một địa điểm tranh chấp thuộc Biển Đông, theo tin Reuters hôm 25/7. Địa điểm được nhắc đến là nơi hãng dầu Repsol của Tây Ban Nha lâu nay có hoạt động hợp tác với Việt Nam. Tường thuật của Reuters cho hay, tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Lục Khảng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã được hỏi có phải Trung Quốc đã ép Việt Nam hay công ty dầu của Tây Ban Nha phải dừng khoan hay không. Ông Lục trả lời rằng: “Trung Quốc thúc giục bên liên quan dừng các hoạt động vi phạm đơn phương và có hành động thi

Truyền hình vệ tinh VOA 27/7/2017

ĐIỂM TIN: Tranh chấp từ giấy phép đổ bùn của Bộ Tài Nguyên Môi trường. Đại sứ Mỹ kêu gọi Việt Nam phóng thích Trần Thị Nga. Trung Quốc đẩy mạnh thử tàu ngầm không người lái ở Biển Đông. Indonesia bác tin nổ súng vào ngư dân Việt. Moscow dọa hạ quan hệ, trả đũa dự luật chế tài của Mỹ. Venezuela tăng áp lực cho Tổng thống Nicolas Maduro. Video - VOA

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Hình ảnh
Một trạm gác nổi của Việt Nam tại Trường Sa. Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không… Tây Ban Nha đâu rồi? Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được. Repsol đã