Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 24, 2022

Lãnh đạo nữ trốn truy nã giỏi hơn lãnh đạo nam!

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2022 Mai Bá Kiếm SAU khi các báo đưa tin khởi tố và bắt giam Nguyễn Thị Thanh Nhàn, GĐ Công ty AIC, “nhà tiên tri tố tụng” Trương Huy San đăng 3 tấm hình “bị can” Nhàn và xủ quẻ: “ Hai trong ba tấm hình này được chụp ở Nhật và vẫn đang tiếp tục hành trình từ Nhật (chị Nhàn) ”. Nếu quẻ độn này đúng thì đã có 4 nữ lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp đã kịp xuất cảnh trước khi bị bắt là: Hồ Thị Kim Thoa (thứ trưởng Bộ Công thương); Đào Thị Hương Lan (GĐ Sở Tài chính TP.HCM); Nguyễn Thị Thu Thủy (GĐ Công ty QLKD nhà TP.HCM) và Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Ngày 10/7/2020, cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố (bán đất “vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng cho tư nhân, gây thiệt hại 2.700 tỉ đồng), cả hai được tại ngoại và Thoa kịp lên máy bay sang Pháp, ngày 4/9/2020, Thoa bị truy nã! Sau khi Nguyễn Thành Tài bị bắt trong vụ án Dương Thị Bạch Diệp, ngày 11/12/2018 Đào Thị Hương Lan đã trốn trước khi bị khởi tố. Đến ngày 30/12

Bình mới rượu cũ?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2022 Nguyen Khan MẠNG xã hội đang xầm xì tin đồn Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển giao quyền lực cho thủ tướng Mikhail Mishustin để tập trung vào chiến sự Ukraina, tức chỉ giữ lại quyền chỉ huy quân đội, an ninh, là quyền sinh sát mà người ta gọi chung là quyền lực, nghĩa là bạo chúa chỉ thay bình mới nhưng rượu vẫn cũ, quyền lực vẫn giữ nguyên trong túi mình. Thật ra không ít lần, nói đúng hơn là thủ đoạn quen thuộc của Putin, chuyên sử dụng bình mới rượu cũ như là mánh khoé lách luật để liên tục nắm giữ quyền lực một cách hợp hiến. Putin làm tổng thống hai nhiệm kỳ, khi ấy Mevedev làm thủ tướng. Sau đó thủ tướng Mevedev làm tổng thống một nhiệm kỳ, Putin làm thủ tướng nhưng nắm quyền lực chứ không phải Mevedev. Nay lập đi lập lại mãi vỡ diễn rượu cũ bình mới giữa Putin và Mevedev khiến cả rượu lẫn bình đều cũ nên Putin giao cho Mevedev vai diễn mới, phó chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia, Putin làm chủ tịch hội đồng này, vai

Ai là “tấm gương” gây “hiệu ứng bắt chước” nhảy lầu?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2022 Chu Mộng Long THEO ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT). MV “There’s No One At All” của Sơn Tùng có hình ảnh em bé mồ côi nhảy lầu tự tử do cùng quẫn, không ai chia sẻ. Đó là hình ảnh “tiêu cực, gây tác hại lớn”, cần xử phạt. Nhiều người đồng tình, vì cho rằng, hình ảnh ấy có thể gây “hiệu ứng bắt chước” ở rất đông trẻ em thần tượng Sơn Tùng. Nhiều người nói, Sơn Tùng ảnh hưởng mạnh ở trẻ, hình ảnh nhảy lầu tự tử trong MV là tấm gương cho trẻ noi theo. Cái lý này mà đúng thì các tấm gương anh hùng đều có hại? Với cái lý tự tử thành tấm gương cho trẻ noi theo khiến tôi muốn truy từ “gốc”, trong cái nghĩa như họ đưa ra, là ai làm gương đầu tiên? Đơn giản là “gốc” của những vụ nhảy lầu gần đây. Tôi thử tra Google, trong 0,35 giây, có 430.000 kết quả thông tin về cán bộ và trẻ em nhảy lầu tự tử. Vụ đầu tiên ầm ĩ gây hiệu ứng mạnh nhất trong dư luận và báo chí nhà nước là v

Cảng nước sâu Trần Đề sẽ được ông chủ Trung Quốc đầu tư?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2022 Thới Bình ( VNTB ) VỚI vị thế địa chính trị quan trọng, rất cần phải thận trọng trong việc lựa chọn quốc tịch thật sự của nhà đầu tư cho cảng nước sâu Trần Đề. Khi đầu tư vào dự án cảng biển quốc tế Trần Đề, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo… Chiều 27-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến khảo sát khu bến cảng Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Dự án từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt Theo đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CBM), cảng biển Trần Đề dự kiến có diện tích khu cảng khoảng 550 ha, với cầu cảng vượt biển dài 16 km. Ngoài ra, còn có khu dịch vụ logistics, hậu cần cảng với diện tích khoảng 4.000 ha, các khu công nghiệp sau cảng tại cửa Mỹ Thanh 4.000 ha… Cảng biển Trần Đề sẽ kết nối về đường bộ trực tiếp với quốc lộ Nam Sô

Cấm MV Sơn Tùng: Một cái nhìn khác về kiểm duyệt của Việt Nam

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/05/2022 Tuấn Khanh – RFA T rong sự kiện MV bài hát mới của Sơn Tùng, lệnh cấm được ban hành từ Cục Nghệ thuật Biểu Diễn, được phát văn bản đi hối hả dựa trên khoản 4, điều 3, theo điều 144/2020 NĐ-CP, đã bộc lộ tính mơ hồ của luật pháp, và cả ấu trĩ trong nhận định. Nguyên văn theo căn cứ này, là cấm bởi “Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”. Những gì được viện dẫn từ điều luật này đều hết sức chủ quan và duy ý chí. Hay nói một cách khác, là nếu yêu thì sẽ cho qua, còn ghét thì cái gì cũng có thể thành tội. Còn đáng sợ hơn, là cụm từ “trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc” – đây là điều có thể diễn giải vô tội vạ, bởi cái chuẩn mực thuần phong, mỹ tục thuộc về “dân tộc” khó mà nhận biết được biên giới của nó, và những tiêu chuẩn đó, sẽ co giãn ra sao theo t

Vẫn là những miếng mồi nhử

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/05/2022 Nguyễn Hữu Vinh – RFA G iáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, hiệp thông với Giáo hoàng. Việt Nam là nước có tỷ lệ số giáo dân trên tổng dân số và số lượng giáo dân đứng thứ 5 ở Châu Á. Công giáo Việt Nam từng được mệnh danh là “Trưởng nữ của Giáo hội tại Á châu”. Vậy nhưng, cho đến nay, sau 500 năm đạo Công giáo vào Việt Nam thì Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay vẫn không có đại diện thường trú của Tòa Thánh tại đây. Với một Giáo hội Công giáo khá đông đúc, việc Tòa Thánh Vatican chú ý đến Giáo hội Công giáo Việt Nam là điều hiển nhiên và là sự cần thiết. Bởi trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam sự hiện diện của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam đã có từ năm 1925, nghĩa là trước khi người Cộng sản cướp chính quyền tại Việt Nam 20 năm, và trước 50 năm khi chính quyền miền Bắc Việt Nam xâm lược thành công Việt Nam Cộng Hòa. Và kể từ đó, đại diện Tòa Thánh Vatican bị đuổi khỏi Việt Nam để Vi

Ai cần phải đồng hành cùng dân tộc?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/05/2022 J.B Nguyễn Hữu Vinh – RFA P hái đoàn Tòa Thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao, Đức ông Miroslaw Wachowski dẫn đầu đến Việt Nam trong sứ vụ đàm phán ở vòng 9 các cuộc đàm phán nhằm thiết lập mối quan hệ Việt Nam – Vatican. Đây là một quá trình đã dài đằng đẵng cả hàng chục năm với cả gần chục cuộc họp và những cuộc thăm viếng lẫn nhau. Thông tin báo chí của nhà cầm quyền Việt Nam về cuộc cho chúng ta thấy rằng cuộc họp đã qua, cũng chẳng có gì mới so với các vòng đàm phán trước đây. Vẫn cứ dẫm chân tại chỗ, vẫn là những lời hứa hẹn, vẫn lại là những điệp khúc “muôn năm cũ” như trước. Nghĩa là vẫn những lời ngợi ca về quan hệ giữa hai bên, những lời cảm ơn và qua lại là những lời khen tặng, nghĩa là vẫn “áo thụng vái nhau” là chính… Người ta thấy nhàm chán với những lời hứa hẹn không mất tiền, chỉ tốn nước bọt mà không có một sự ràng buộc nào của nhà cầm quyền Việt Nam cứ đến hẹn lại lên, lần sau như lần trước. Ít nhất, lời hứa