Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 2, 2022

Hơn 100.000 người tuần hành phản đối quy định bắt tiêm ngừa COVID ở Pháp

Hình ảnh
  CHÂU ÂU 09/01/2022 Người tham dự cuộc biểu tình phản đối dự luật mà sẽ bắt buộc tiêm ngừa COVID-19 để được sử dụng hoặc tham gia các dịch vụ và sự kiện công cộng, ở Paris, Pháp, ngày 8 tháng 1, 2022. H ơn 100.000 người khắp nước Pháp ngày thứ Bảy đã tụ tập phản đối điều mà họ nói là kế hoạch của chính phủ nhằm hạn chế hơn nữa quyền của những người chưa chủng ngừa COVID-19, vài ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ "gây phiền nhiễu" cho những người từ chối vaccine. Số người xuống đường cao gấp bốn lần so với số người hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình ngày 18 tháng 12, khi 25.500 người tuần hành khắp đất nước, AFP cho biết, dẫn ra ước tính của chính phủ Các cuộc biểu tình phản đối một đạo luật được lên kế hoạch sẽ bắt buộc các cá nhân chứng minh họ đã tiêm ngừa virus corona đầy đủ trước khi họ có thể đi ăn ở ngoài, đi lại trên các chuyến tàu liên thành phố hoặc tham dự các sự kiện văn hóa. Ngày thứ Năm, hạ viện Pháp thông qua dự luật gây tranh cãi trong phiên

Lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc nâng cảnh báo COVID-19 vì ca nhiễm cao kỉ lục

Hình ảnh
  CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 09/01/2022 Reuters Tư liệu - Căn cứ quân sự của Mỹ ở Yongin, Hàn Quốc L ực lượng Mỹ ở Hàn Quốc (USFK) nâng cảnh báo bảo vệ y tế của mình vào ngày thứ Bảy sau khi công bố số liệu cho thấy số ca nhiễm virus corona mới hàng tuần ở mức cao nhất, 682 ca. Các ca mới nâng tổng số ca nhiễm lên 3.027. Lực lượng Mỹ cho biết gần 90% binh sĩ, gia đình và những người có liên hệ khác đã được tiêm ngừa. Tại nước láng giềng Nhật Bản, ngày thứ Sáu, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế ở ba khu vực có các căn cứ quân sự của Mỹ để ngăn chặn một đợt gia tăng các ca COVID-19 mà một số quan chức cho rằng các căn cứ này góp phần gây nên. Kế hoạch "Bravo Plus" của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc sẽ cấm ăn uống tại các nhà hàng bên ngoài căn cứ và vào các trung tâm thương mại trong nhà, quán bar, hộp đêm, phòng tập thể dục, công viên giải trí, rạp hát và tiệm mát-xa, lực lượng Mỹ nói trên website ngày thứ Sáu. Du hành đến thủ đô Seoul cũng bị c

Nga phản pháo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ về binh sĩ ở Kazakhstan

Hình ảnh
   CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 08/01/2022 Reuters Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong phòng họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 7 tháng 1, 2022. N ga ngày thứ Bảy phản ứng giận dữ trước một phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Kazakhstan có thể sẽ thấy khó mà khiến binh sĩ Nga rút đi, thay vào đó nói rằng ông nên suy ngẫm về sự can dự của quân đội Mỹ khắp thế giới. Ông Blinken ngày thứ Sáu phản bác lời biện minh của Nga về việc điều lực lượng vào Kazakhstan sau những ngày bất ổn bạo động ở quốc gia Trung Á này. “Một bài học lịch sử gần đây là một khi người Nga đã vào nhà bạn, đôi khi rất khó để khiến họ rời đi,” ông Blinken nói. Bộ Ngoại giao Nga gọi phát biểu của ông Blinken là "phản cảm như thường lệ" và cáo buộc ông đem các sự kiện bi thảm ở Kazakhstan ra làm trò đùa. Bộ nói Washington nên nghiền ngẫm lại thành tích của chính mình về những sự can dự ở các nước như Việt Nam và Iraq. "Nếu Antony Blinken thích các bài học lịch sử đến vậ

Hàn Quốc nghi ngờ tuyên bố ‘phi đạn siêu thanh’ của Triều Tiên

Hình ảnh
   CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 08/01/2022 Người dân xem TV chiếu hình ảnh thứ mà Triều Tiên nói là phi đạn siêu thanh đang được phóng thử tại Ga tàu hỏa Seoul ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 6 tháng 1, 2022. C ác quan chức quân đội Hàn Quốc ngày thứ Sáu bày tỏ nghi ngờ về năng lực của thứ mà Triều Tiên gọi là "phi đạn siêu thanh" được bắn thử trong tuần này, nói rằng nó dường như cho thấy sự tiến bộ hạn chế so với các phi đạn đạn đạo hiện có của Bình Nhưỡng. Ngày thứ Tư, Triều Tiên phóng thử thứ mà truyền thông nhà nước nói là phi đạn siêu thanh thứ hai của nước này, thường được định nghĩa là vũ khí đạt tốc độ ít nhất gấp năm lần tốc độ âm thanh - hoặc khoảng 6.200 km giờ - và có thể cơ động ở quỹ đạo tương đối thấp, khiến chúng khó bị phát hiện và đánh chặn hơn nhiều. Dù đầu đạn của phi đạn này có vẻ đạt tới tốc độ siêu thanh, các phi đạn đạn đạo khác cũng có năng lực đó và vụ thử ngày thứ Tư dường như không cho thấy được tầm bắn và khả năng cơ động được tuyên bố trên các phương tiện tru

Đại diện thương mại Mỹ ủng hộ Lithuania giữa ‘cưỡng ép’ từ Trung Quốc

Hình ảnh
  HOA KỲ 08/01/2022 Reuters Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai Đ ại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai ngày thứ Sáu bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Lithuania và Liên minh Châu Âu trước "sự cưỡng ép kinh tế" từ Trung Quốc trong một cuộc điện đàm với Phó Chủ tịch Điều hành EU Valdis Dombrovskis, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) nói trong một thông cáo. Đây là lần thứ hai trong tuần này bà Tai bày tỏ sự ủng hộ đối với Lithuania. Bà đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis hôm thứ Tư. Lithuania đang chịu áp lực từ Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan tự trị dân chủ là lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình, để đảo ngược quyết định vào năm ngoái cho phép hòn đảo này mở đại sứ quán trên thực tế ở Vilnius dưới tên riêng của riêng mình. Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ của họ tại Lithuania và hạ cấp quan hệ ngoại giao, đồng thời gây áp lực buộc các công ty như tập đoàn sản xuất phụ tùng ô tô khổng lồ Continental của Đức ngừng sử

Tình yêu còn mãi

Hình ảnh
  Tình yêu còn mãi Đông về xa cách em ơi Mây mù bao phủ một trời heo may Xạc xào lay động hàng cây Lẻ loi cánh nhạn tung bay giữa trời Nỗi buồn sao thấy chơi vơi Em đi xa vắng nửa đời ngóng trông Còn đâu môi thắm má hồng Còn đâu tha thiết mặn nồng môi hôn? Còn đâu khuya sớm chiều hôm Bên nhau say đắm tay ôm ngọt ngào Còn đâu những tối đếm sao Thấy ngàn sao sáng lẩn vào mắt em Còn đâu khúc khích mỗi đêm Lời em thủ thỉ ấm êm tình nồng Xa rồi anh vẫn đợi mong Tình anh mãi mãi như dòng sông quê Ai đi xa chẳng nhớ về Trong tim in đậm lời thề sắt son Dù cho sông cạn đá mòn Tình yêu ta sẽ mãi còn nhé em! [Đức Trung[

Công an ngu thì chết… sao bỏ tù Dân?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/01/2022 Phạm Minh Vũ ĐÂY là Võ, Hứa Hán Võ, hôm 07/01 mới đây Võ bị toà án Thành Hồ xử 3 năm tù vì… công an tự đâm vào tường nhà người ta rồi ngưng thở. Mời đọc sự việc của Võ tại đây [ https://www.facebook.com/100025474742676/posts/906359403556543/?d=n ]. Sự việc bắt đầu Võ ra đường vào giờ giới nghiêm khi thành hồ thiết quân luật hồi tháng 8, có thể V ra đường vì lý do gì đó, là đói tìm thức ăn hay thuốc men cho người thân bị ốm, gặp chốt chặn và vì sợ quá V tăng ga chạy, công an Thành hồ lúc đó rầm rộ vụ bắt cho đủ chỉ tiêu, công an tên Tài lúc này đuổi theo và tự đâm vào nhà Dân rồi tử vong. Việc toà án xét xử tội chống người thi hành công vụ trong trường hợp này là hoàn toàn sai nguyên tắc pháp lý, cùng lắm Võ không chấp hành hiệu lệnh chứ không hề chống đối, rõ ràng diễn tiến vụ việc là Võ tăng ga chạy chứ có chống đối ai đâu? Sự việc hài tới mức công an tên Tài sau đó đã truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhì của Chủ tịch nước

Ba người phụ nữ Đồng Tâm và 730 ngày phải sống

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/01/2022 May  – Luật Khoa tạp chí Dư Thị Thành, Trần Thị Hương, Hoàng Thị Hoa NHỮNG người phụ nữ ấy đã từng đứng ngoài gần như tất cả các quyết định quan trọng của gia đình. Tên của họ thi thoảng xuất hiện đâu đó như những người bên lề trong cuộc tranh đấu đất đai của dòng họ Lê Đình thôn Hoành, lẫn trong rạng sáng ngày mà công an Hà Nội nổ súng tấn công vào chính ngôi nhà của họ. Hai năm – 730 ngày đã qua sau sự kiện ấy, ba người phụ nữ – có chồng bị giết hoặc bị án tử treo lơ lửng trên đầu, có con trai chung thân tù tội – bằng cách này hay cách khác, vẫn phải sống tiếp. Người viết đã gặp và lắng nghe câu chuyện của họ. Những dòng dưới đây được ghi lại theo lời kể của từng người. THÁNG Chạp, đất ruộng hai bên đường vào làng đã được vỡ sau vụ mùa, trời còn chưa tỏ, rét căm căm, sương phủ mịt mờ, anh Công đã lai tôi ra chợ bán thịt lợn. Chợ xa lắm, cách nhà hơn 35km, nhưng đi hoài cũng quen, giáp Tết, khách đông, phải đi bán thật sớm. Đến

Chúng ta đang giả vờ sống

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  09/01/2022 Ngô Nhật Đăng Đ iện thoại reo, giọng Sài Gòn: “Ngày mai em bay đi Mỹ, hôm nay anh tới ngồi với tụi em một chút được không ạ, chỉ có 2 thằng bọn em thôi”. Tôi không nhớ ra được ai, vừa “xin lỗi..” thì cậu ta nói tiếp : “Em biết anh nhiều hơn là anh biết em, anh cứ tới đi, nhận ra nhau ngay mà. Em nhắn anh địa chỉ nhà hàng”. Đang chưa biết làm gì cho hết một đêm dài (hồi này tôi đang thuê một căn hộ ở SG và sống một mình), thế là tôi mặc quần áo và gọi taxi. Vừa gặp mặt, một tên đã nói luôn : – Em nói dối là có biết anh để anh đến thôi. Nhưng thực ra thì em biết bác Xuân Sách. Bác cũng hay kể về anh. Thì ra nó là cháu ruột của một người bạn của bố tôi. Thế giới kể ra cũng nhỏ bé. Tôi có cảm tình đặc biệt với tụi này, sinh những năm đầu 70, trước sự kiện 30/4/75, vẫn cái thế hệ làm thay đổi thế giới được gọi là thế hệ X (sinh từ 1961-1981). Dân IT, từ thời sinh viên ban ngày cặm cụi viết phần mềm, tối về làm thơ hoặc đọc thơ, đọc nh

Tròn 2 năm thảm sát Đồng Tâm (09/01/2020 – 09/01/2022)

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  09/01/2022 Amy Truc Tran C ó lẽ không cần phải nhắc lại diễn biến chi tiết nhưng ai nấy đều ghi nhớ sự kiện kinh hoàng đêm 09/01/2020, khi ba ngàn cảnh sát vũ trang hiện đại với sự yểm trợ của xe bọc thép và vũ khí điện tử, trong đêm bao vây một làng quê nhỏ bé, hiền hòa, tấn công vào nhà dân đang chìm trong giấc ngủ rồi bắn chết một cụ ông 80 tuổi, sau đó lại còn truy cùng bắt tận 3 họ nhà ông cụ. Hai người con ông bị tuyên án tử hình, hàng chục người khác phải nhận những án tù hết sức nặng nề. Hôm nay, tròn 2 năm ngày xảy ra thảm sát, nhắc lại để công luận không quên một tội ác man rợ chống lại nhân dân, chống lại đạo đức loài người, một vết nhơ khó rửa của đảng tà quyền Việt cộng. Amy Truc Tran Chantroimoimedia.com

Tiếng Việt, khi niềm tin mất giá

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  09/01/2022 Thái Hạo T ôi bắt đầu thấy lạ và để ý là từ mấy năm trước, mỗi khi có các vụ án lớn xảy ra. Đó là việc các vị “lãnh đạo” lên báo chỉ đạo: “Xử lý nghiêm”. Luật pháp là bộ quy tắc chung, tất cả đã có khung hình phạt cụ thể, phạm tội thì chiếu theo mà XỬ LÝ ĐÚNG, chứ sao lại xử lý nghiêm? Rồi nào là không có vùng cấm, không nể nang, không né tránh v.v.. Tôi cứ nghĩ, những điều ấy phải là hiển nhiên, là mặc định, là “khỏi bàn cãi” chứ? Tôi bắt đầu quan sát rộng ra, từ các bài diễn văn, nghị quyết, phương hướng cho đến ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ trên facebook… Đa phần có xu hướng đại ngôn, phóng đại, nhấn mạnh…, mà ở đó gia vị nhiều hơn thực phẩm, át cả hương vị vốn có của thực phẩm. Dù khen, dù chê, dù cười cợt hay phản biện, ngôn ngữ luôn có đặc điểm là đi kèm với rất nhiều tính từ có tính thề thốt/khẳng định/cao giọng/chì chiết v.v.. Gọi là “nói vống lên”. Tại sao có hiện tượng ngôn ngữ lạ lùng này? Ta thử khảo sát một ví dụ: 1. Ở