Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 25, 2018

LK Ngô Thụy Miên(Hợp ca)

[Video] Con đường em đi – Tuổi đá buồn

Huế buồn vì ai (Quang Đô)

[Video] Con đường em đi – Tuổi đá buồn

.Hành trình trên đất phù sa (Tâm Đoan-Hương Thủy)

[Video] Con đường em đi – Tuổi đá buồn

‘Mày cần đất hay cần mạng?’

Hình ảnh
Nguyễn Thị Thùy Dương phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Q2 ngày 22/11/2018. H ai chữ Thủ Thiêm đã trở thành biểu tượng của người dân oan mất đất, cho dù mai này nó có là một khu đô thị trù phú, hay một ốc đảo của phồn hoa thì cái oan khuất của nó vĩnh viễn không bao giờ được gột rửa trong lòng người dân cả nước, và nhất là người dân ngay tại nơi mà cái khu đô thị mới ấy mọc lên. Thủ Thiêm nhắc nhở bao điều đắng cay khổ ải của hơn 16 ngàn con người. Những con người cần cù với ruộng đồng mặc dù ánh đèn Sài gòn hằng đêm hào nhoáng bên kia con sông, chỉ một cuốc xe ngắn là tới nhưng nào họ có màng mỏi gì, bởi đời sống chật vật không cho phép họ sống như một thị dân đúng nghĩa. Và sự khổ nạn ập tới như giông gió sấm sét. Giông gió vì sức cưỡng chiếm vũ bão của nó, sấm sét vì sự tàn nhẫn, vô tình đến lạnh lùng khi từng vuông đất bị san bằng đ

Bởi ‘muôn người’ chỉ là các đồng chí đồng đảng

Hình ảnh
Ông Trọng nói về vụ kỷ luật ông Chu Hảo: Kỷ luật một vài người để cứu muôn người. Phản ứng của dân chúng Thủ Thiêm về chuyện cưỡng chế - thu hồi đất ở Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) cách nay hàng chục năm để thực hiện quy hoạch Khu Đô thị mới càng ngày càng quyết liệt. Đỉnh mới của chuỗi hoạt động phản kháng đòi công bằng là sự kiện những viên chức hữu trách có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của các nạn dân đột ngột bỏ dở buổi tiếp dân được tổ chức ngày 27 tháng 11, mà các nạn dân gọi là “trốn chạy” (1). Nhiều người tin rằng tình thế đã chín muồi để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam phải lôi những Lê Thanh Hải (cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy), Nguyễn Văn Đua (cựu Phó Bí thư Thành ủy), Tất Thành Cang (Phó Bí thư Thành ủy),… ra luận tội. Một số cá nhân được cho là thạo tin, khẳng định, một đợt tàn sát các viên chức từng là lãnh chúa, quản lý – điều hành TP.HCM như lãnh địa trong một thời gian dài, sắp bắt đầu và danh sách tội nhân được hiến t

Những quan ngại về dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé

Hình ảnh
Hệ thống thủy lợi theo nguyên tắc trị thủy ở đồng bằng sông Hồng, được xây dựng sau năm 1975 đã giúp Việt Nam, chỉ trong vòng một thế hệ, từ một nước nghèo, nơi mà Nhà nước phải chia khẩu phần gạo theo nhân khẩu, trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới và có mức thu nhập trung bình. Nhưng sau vài năm, lần lượt lộ ra những tác động tiêu cực trên môi trường và những bất cập của các công trình thủy lợi ở ĐBSCL. Đê bao làm ruộng đồng mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rửa chua tháo phèn cải tạo đất đai lại làm ô nhiễm và acit hóa nguồn nước trong các sông rạch. Xây đê biển và các cống hạn chế nước mặn xâm nhập vào mùa khô để trồng lúa thì lại tạo nên mâu thuẫn mặn – ngọt, làm gián đoạn giao thông thủy nội địa ở các địa phương, làm chết các loại rừng phòng hộ ở ven biển. Những vấn đề môi trường to lớn này đã thúc đẩy các nhà khoa học trong và ngoài nước kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp hài hòa giữa lợi ich kinh tế và môi trường trong dài hạ

Hận tình (Tuấn Vũ - Phượng Mai)

[Video] Con đường em đi – Tuổi đá buồn

Gửi người em gái (Quang Tuấn)

[Video]Con đường em đi - Tuổi đá buồn

Từ 231 cái tát nhớ về một cú đạp

Hình ảnh
Phùng Xuân Nhạ Nguyễn Hùng –  VOA N goài bóng đá, mạng xã hội vừa râm ran vụ  cô giáo lệnh cho 23 học sinh tát  một bạn học cùng lớp sáu cả thảy 230 cái. Rồi cô bồi thêm cái thứ 231. Quảng Bình quê ta ơi, nếu ai hỏi vì sao thì ta biết trả lời thế nào? Thì cô giáo Thuỷ ấm đầu đã giải thích rồi đấy. Cô chịu “ áp lực thi đua quá lớn ” nên phải tát thôi. Lớp cô phụ trách đứng cuối bảng xếp hạng của trường và cô nghĩ phải tát học sinh để còn lên hạng. Cô hiệu trưởng cũng được báo chí dẫn lời nói cô mong báo chí đừng đưa tin vụ này vì trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Còn một học sinh cùng lớp với bạn bị tát nói trước đó đã có tới  gần 10 bạn khác bị tát  như thế rồi. Bạo lực học đường, dù là từ thầy cô hay từ bạn bè, đáng tiếc đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Không ăn à. Bốp. Biếng học à. Bốp. Bướng à. Bốp. Thời tôi đi học, chuyện cô giáo dùng thước kẻ vụt vào tay học sinh, véo tai nhấc lên hay ném phấn vào mặt là điều bình thường. Dĩ nhiên không phải trường nào

Muốn nhanh thì đừng có sờ vào

Hình ảnh
Nguyễn Việt Nam V ốn dự kiến khoảng 60 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam là một khoản đầu từ rất rất lớn so với nước ta. Trong bối cảnh nợ nần đầm đìa như thế này thì càng phải nên thận trọng tính toán tính khả thi, khả năng đem lại lợi nhuận của dự án cũng như lợi ích thiết thực mà dự án mang lại. Vấn đề về vốn và hình thức đầu tư là vấn đề nan giải nhất trong các công trình lớn như thế này. Nghe đâu cu Thể bên Bộ Thông Tải còn định làm cái cảng Trần Đề trong Sóc Trăng cũng ngót nghét 5 tỷ USD nữa cơ. Hoàn cảnh thực tế là ta không sở hữu bất kỳ thứ gì thuộc về công nghệ trong dự án siêu khủng 60 tỷ USD này. Gọi vốn theo hình thức nào? Các chuyên gia đưa ra rất nhiều giải pháp nhưng Nam đọc toàn thấy kiểu bên nhà nước Việt Nam muốn dính máu ăn phần. Nếu là Nam thì Nam chơi thẳng bài toán như thế này: Dạng kiểu BOT. Tao là nước chủ nhà, tao bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện đầu tư cho chúng mày vào xây dựng. Xây dựng xong tao cho chúng mày khai thác trong b

Vì sao chính phủ Việt Nam ngần ngại ‘quyền tự do liên kết’?

Hình ảnh
Thảo Vy (VNTB)  T rong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”. Đó là ‘lưu ý’ của Quốc hội Việt Nam tại phần “nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Hiệp định” của Bộ luật Lao động 2012, ở Phụ lục 3 “Các bộ luật, luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong hiệp định CPTPP”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội ngày 12 tháng 11 năm 2018. [ http://bit.ly/2P0t2gt ] Quyền tự do liên kết là gì? Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 86 họp tại Geneve tháng 6 năm 1998 đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, xác định bốn nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động, bao gồm: quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể; quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em; quyền được đối xử bình đẳng, không bị p

‘Xui’ không chỉ Thủ Thiêm mà cả dân tộc

Hình ảnh
Paulus Lê Sơn –  Web Việt Tân X ui là một tính từ chỉ việc ai đó bị đen đủi, bị xúi quẩy, đó là phương ngữ, cách nói của người dân miền Nam. Dư luận chia sẻ một Video clip dài 2 phút 35 giây được đăng trên facebook của cô gái trẻ Nguyễn Thùy Dương, là dân oan Thủ Thiêm, trong một buổi ‘đối thoại’ với lãnh đạo TP.HCM ngày 22/11/2018 về việc giải quyết bồi thường thỏa đáng cho dân oan Thủ Thiêm. Một người đàn bà trạc tuổi ngũ tuần, trong nước mắt kể về quảng đời vất vả, đau khổ từ khi bị chính quyền cướp đất đai tài sản, thế mà bao năm lăn lội đòi lại công lý cho gia đình, bà chỉ được tay thanh tra phán cho một câu “Coi như chị xui đi”. Đó là câu chuyện của dân oan Thủ Thiêm đau khổ triền miên trước sự “hên xui” của canh bạc cộng sản. Trong canh bạc thời cuộc, vùng đất Thủ Thiêm được coi là một nơi ẩn nấp của quân cộng sản, dân nơi đây nuôi giấu người cộng sản, theo cộng sản. Thế mà, đời bạc bẽo, phản phúc, thật là xui cho những con người ngày hôm qua là ân nhân mà hôm nay l

Giáo dục nát

Hình ảnh
Đỗ Ngà N ền giáo dục Việt Nam hiện nay như là anh mù đi tìm vàng. Thật sự, nếu hỏi bất kỳ người lãnh đạo CS nào họ cũng không thể nào định nghĩa được triết lý giáo dục Việt Nam là gì. Có người nói đó là “tiên học lễ hậu học văn”, nhưng không phải, đó chỉ là khẩu hiệu. Có người lại nói “học phải đi đôi với hành”, đấy cũng không phải là triết lí gì cả, mà đó chỉ là câu nói của ông Hồ Chí Minh chính quyền nầy hay nhắc đi nhắc lại, nhằm mục đích tuyên truyền tô vẽ cho bản thân ông ấy mà thôi. Triết lí giáo dục thường được cô đọng trong một câu gọn ghẽ, nó thể hiện mục đích cuối cùng mà nền giáo dục đó nhắm đến. Trước 1975, Miền Nam đề ra triết lí giáo dục rõ ràng “nhân bản – dân tộc – khai phóng”. Từ đó, tự do học thuật được tôn trọng, tức nhà nước không thọc quá sâu vào giáo dục. Chính nhờ vậy, giáo dục không hề bị nhồi sọ bởi thế lực chính trị nào cả nên học sinh được vun đắp để làm làm người, để biết yêu dân tộc, và biết lĩnh hội những điều giá trị thuộc về văn minh tiến bộ chứ

Vụ việc tại Trường THCS Duy Ninh: 230 cú tát dành cho Quốc Hội bù nhìn Việt Nam

Hình ảnh
cô giáo và hiệu trưởng Tác giả: Quê Hương S au sự việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2 trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã yêu cầu học sinh trong lớp tát 230 cái vào má một nam sinh, khiến em này phải nhập viện, hôm 25/11, Vnexpress.vn – trang báo điện tử có lượng độc giả lớn nhất Việt Nam và là một chiếc loa hữu hiệu trong tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam có bài viết “23 học sinh tát bạn là ‘sự thất bại trong giáo dục kỹ năng phản biện’”. Trong bài báo có trích tâm sự của một thầy giáo từng tát học sinh và cảm thấy có lỗi. Thậm chí, thầy giáo này còn phải thốt lên rằng “giáo dục đã tạo ra những con người chỉ biết “cúi đầu” làm theo mà không có sự nhận biết đúng – sai, hay phản ứng lại điều sai trái”. Thoạt đầu, nhiều người có thể lầm tưởng trang báo này đang đăng một bài viết thấm đẫm tình người và mang tính giáo dục rất cao nhưng với những người thường xuyên đọc Vnexpress.net và theo dõi các sự kiện của đất nước Việt Nam XHCN thì