Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 10, 2015

Nhà thơ Tố Hữu mần nghề chi ?

Hình ảnh
Phạm Xuân Cần Năm ấy có Đại hội Hội nhà văn Việt Nam. Một hôm cố nhà văn Bá Dũng gặp mình: “Bọn mình là những nhà văn thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam ở Vinh, chuẩn bị đi Đại hội. Ông xem Thành ủy có gặp gỡ chỉ đạo chi không?”. Mình cười: “Chỉ đạo, chỉ điếc chi bác. Em sẽ có quà cho các bác, đồng thời tối mai mời các bác ra Nhà hàng Hoa Phượng Đỏ ta mần bựa”. Ông Bá Dũng cũng cười: “Chỉ có chú mi là hiểu bác”. Tối hôm đó vui lắm, chả phân biệt chủ khách gì, tuổi tác, chức vụ gì, chỉ thi nhau uống và thi nhau nói phét. Đặc biệt là các bác nhà văn, nhà thơ, thôi thì trên trời dưới đất, đủ thứ chuyện.  Hôm đó nhà văn Bá Dũng kể giai thoại về nhạc sỹ An Thuyên viết bài  Huế Thương . Té ra là do ngồi bờ sông Hương uống bia hơi nhiều quá, mà lại thiếu “đầu ra”, cho nên mới phải “Anh cầm trong tay, ra đứng bờ sông. Sông Hương tấp nập, mần răng đặng chừ?”. May mà có một cô “Em che nón đợi và em thẹn thùng”. Rứa là ra  Huế Thương  để đời.  Nhà thơ Thạch Quỳ thì nhấp chén r

Một bức thư rất thật lòng gửi ông Tố Hữu

Hình ảnh
Ngày 30 - 11 - 1986 Kính gửi anh Tố Hữu Hôm nay nhân xem lại vài bài dịch thơ anh trong  Anthologie de la litte'rature vietnamiene (Tuyển tập Văn học Việt Nam) , thấy không thể không gửi cho anh bức thư này. Anh Tố Hữu ạ! trước kia đọc thơ, dịch thơ anh cảm hứng đằm thắm bao nhiêu thì nay thấy ngán ngẩm bấy nhiêu. Anh bảo làm bí thư vẫn không bí thơ, chúng tôi thấy anh càng quyền cao chức trọng, đọc thơ anh càng thấy nhạt nhẽo. Anh mà trở lại Trung ương, trở lại chức quyền, là chôn vùi luôn sự nghiệp thơ trong lòng nhân dân. Rút lui đi, anh Tố Hữu, cứu lấy nhà thơ Tố Hữu. Anh sẽ trở lại với cuộc sống bình dị của một nhà thơ, chan hòa với anh em, anh em chúng tôi lại đón anh với tấm lòng trân trọng quý mến. Xuân này anh sẽ chen vào đám đông đi chợ hoa, đi hội làng Gióng hay Đồng Kỵ chứ không tiền hô hậu ủng nữa. Anh mà trở lại Trung ương, Bộ Chính trị, thì bài báo đối ngoại đầu năm tôi phải viết sẽ là bài "La  mort d'un poète"(Cái chết của m

Cái bắt tay chặt của Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung

Hình ảnh
Vietnamne - Bộ trưởng Quốc phòng TQ khẳng định việc Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung-Việt gặp gỡ lần đầu tiên tại biên giới là hành động thực tế, thể hiện quyết tâm và niềm tin của hai quân đội bảo vệ hòa bình, ổn định biên giới. -  Biển Đông đang gầm lên sóng dữ. Thế nước quá chênh vênh. Lòng người ngổn ngang. Vậy mà không hiểu sao lại có cuộc gặp của hai bộ trưởng Quốc Phòng Việt và Tàu ở nơi biên thùy. Họ nắm tay nhau mải mê để bắt đầu các hoạt động của chuỗi ngày hữu nghị ờ Lào Cai. Khi ngoài khơi đang lừng lững sóng cuộn, cả khu vực đang căng thẳng thì phải chăng đây là kế "điệu hổ ly sơn" chăng? Phùng đại tướng vũ dũng vô mưu không hiểu được ý nghĩa món quà của viên tướng Tàu Thường Vạn Toàn, nhưng sỹ phu và kẻ sỹ Bắc Hà, Nam Hà đều thất thần lo lắng lắm! Bộ trưởng Quốc Phòng nằm trong tay của Tàu. Báo chí truyền thông, tuyên huấn nằm trong tay của những kẻ thân Tàu. Than ôi! Than ôi!!! Vận nước như bọt sóng bể Đông, vậy mà VietNamnet vẫn đưa

Báo Trung Quốc dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ ở Biển Đông

Hình ảnh
Thanhnien   16/05/2015 11:49 (TNO) Thời báo  Hoàn Cầu  của Trung Quốc ngày 15.5 đã hung hăng cảnh cáo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân sau khi Mỹ đề xuất cho tàu chiến và máy bay trinh sát áp sát các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở  Biển Đông . Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) tuần tra gần quần đảo Trường Sa, phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (FFG 546) của Trung Quốc bám theo, ngày 11.5.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ Báo  Wall Street Journal  (Mỹ) mới đây dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ tiết lộ rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc soạn phương án mở rộng hoạt động tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc cho máy bay trinh sát bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp và điều tàu chiến áp sát trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km) của các hòn đảo này. Trong bài xã luận đăng ngày 15.5,  Thời báo Hoàn Cầu  (ấn bản phụ của  Nhân dân Nhật báo ) cho rằng nếu Nhà Trắng thông qua đề xuấ

Theo lệ Trung Quốc lại cấm đánh bắt các trên biển đông

Hình ảnh
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá  ở Biển Đông từ trưa nay VNExpress Thứ bảy, 16/5/2015 | 11:30 GMT+7 Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa nay. Biển Đông dậy sóng với một loạt biến động  /  Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông  /  Việt Nam sẵn sàng đối phó với giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa.  Ảnh: Xinhua  Xinhua cho biết lệnh cấm đánh bắt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra, kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đô

XEM LẠI BÀI BÁO ĐÃ ĐEM LẠI TAI HỌA CHO HOÀNG NGỌC HIẾN

Hình ảnh
Tư liệu: XEM LẠI BÀI BÁO ĐÃ ĐEM LẠI TAI HỌA CHO HOÀNG NGỌC HIẾN . Về bài của Hoàng Ngọc Hiến Lại Nguyên Ân Đây là bài báo nổi tiếng nhất trong đời văn của Hoàng Ngọc Hiến, cũng là bài báo đem lại cho ông một tai họa vào loại nặng nề nhất. Cần lưu ý rằng, bài báo của ông xuất hiện vào thời mà xã hội bao cấp đã phân hóa ở mức đáng kể; ngay xã hội viên chức cũng tự phân đôi: hầu hết viên chức đều ứng xử theo cách: nói năng “theo nghị quyết” ở nơi họp hành chính quy, nói năng “theo hiểu biết riêng” ở các xúc tiếp riêng tư, tin cậy. Vì thế, một mặt, bài báo của Hoàng Ngọc Hiến khiến ông bị đối xử tàn tệ trong cơ chế quan chức, trong xã hội viên chức; song, mặt khác, bài báo lại khiến ông càng được kính trọng hơn trong các giao tiếp mang tính cá nhân, dân sự, đời thường, không chỉ ở giới chuyên môn hẹp của những người nghiên cứu xã hội nhân văn, giới sáng tác văn nghệ, mà cả giới trí thức nói chung. Đây là một tiểu luận mỹ học xuất sắc. Tác giả