Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 29, 2015

Lãnh đạo Hà nội không thể phủi tay như một người ngoài cuộc

Hình ảnh
NGỌC QUANG ghi   Bài viết này truy trách nhiệm của lãnh đạo Hà Nội là hai ông Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo đã được đăng trên báo Giáo Dục Việt Nam, nhưng đã bị gỡ xuống sau đó. Có điều lạ là các trang mạng nhân danh Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng do bộ Công an dựng lên đều đăng lại bài này. Thứ trưởng Bộ Thông Tin đã tuyên bố không lãnh đạo nào có trang mạng thì tại sao 4 trang mạng này lại ngang nhiên lấy tên 4 lãnh đạo? Thường, khi một bài được đăng trên một trang mạng nói trên thì, cùng ngày cùng giờ cùng phút, được đăng trên cả 4 trang mạng lãnh đạo. Cũng có khi, rất hiếm, một bài chỉ được đăng trên một hoặc hai trang mạng thí dụ như bài "6.700 cây xanh và kịch bản “nực cười” của lãnh đạo Hà Nội" trong đó nêu đích danh Bí thư Phạm Quang Nghị và được đăng trên hai trang Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang chứ không đăng trên hai trang Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng. Phải chăng sự kiện này cho phép kết luận rằng Phạm Quang Ng

'TQ lo sợ chuyến thăm Mỹ của ông Trọng'

Hình ảnh
Chuyến thăm Mỹ dự kiến của ông Nguyễn Phú Trọng được thông báo công khai trước chuyến thăm tới Trung Quốc, theo nhà quan sát. Lãnh đạo Trung Quốc 'vội vã' mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc ngay trước chuyến đi được dự kiến của ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vì 'lo sợ' chuyến đi này gây bất lợi cho quan hệ Trung - Việt và lợi ích của Trung Quốc, theo nhà quan sát từ Hà Nội. Cũng ý kiến quan sát này hôm 04/4/2015 nói với BBC giới phân tích đã nhận thấy ngay sau khi dự kiến đi thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Đảng Việt Nam được công bố, mà theo đó, ông Trọng sẽ ghé thăm Hoa Kỳ và tiếp kiến với lãnh đạo Mỹ vào tháng 5/2015, đồng loạt các đài báo, truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã 'hạ giọng' và 'thôi chỉ trích', 'nói xấu' Việt Nam. Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy từ Hà Nội, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông  Dương Danh Dy  nói: "Cách đây khoảng độ nửa tháng, tức

'Ai đang là đại diện thực sự của công nhân VN?'

Hình ảnh
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn 4 tháng 4 2015 Cuộc đình công của công nhân ở khu công nghiệp Tân Tạo, TP. Hồ Chí Minh đã buộc chính quyền thay đổi chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội. Những ngày vừa qua, quy mô và cuộc đấu tranh của công nhân công ty Pou Yuen, khu công nghiệp Tân Tạo, ở TP. Hồ Chí Minh đã gây chú ý trong cả nước và gợi cho tôi nghĩ đến lời bài Quốc tế ca mà chính những người cộng sản Việt Nam nhiều thế hệ trước đây khi đấu tranh, lúc xuống đường đã cất lời hát. Đây là lần đầu tiên một số lượng lớn công nhân, người lao động, với trên dưới 90.000 người, theo chính số liệu của truyền thông nhà nước, đã tự tập hợp lại để tranh đấu nhằm thay đổi chính sách đối với người lao động, với giai cấp công nhân, của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, những người luôn nhận mình là 'bộ phận tiên tiến và đại diện của giai cấp công, nông'. Điều đặc biệt ở diễn biến đình công Tân Tạo lần này là mục tiêu của công nhân đã không phải là về vấn đề