Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 7, 2018

Tâm sự với anh [Mỹ Huyền]

[Video] Con đường em đi – Tuổi đá buồn

Những kinh nghiệm từ lần đầu tham gia vận động Nghị viện Âu châu

Hình ảnh
Luật sư Nguyễn Văn Đài –  RFA T ôi được anh Trịnh Hội cùng với Voice Europe, Human Rights Watch, Frontlines Defender giúp đỡ để có thể tham gia các buổi vận động với các nhóm Nghị sĩ của Nghị viện EU trước khi phiên điều trần của Ủy ban Thương mại EU diễn ra. Đây là lần đầu tiên tham gia vận động nên gặp một số bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng qua cuộc vận động này, và khi tìm hiểu về Nghị viện EU, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quí báu. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình và mong tất cả mọi người cùng hưởng ứng tham gia vì một nước Việt Nam dân chủ đa đảng và các quyền con người được tôn trọng. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về Nghị viện EU. Nghị viện châu Âu gồm 751 thành viên được bầu tại 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu mở rộng. Từ năm 1979, các MEP đã được bầu bởi quyền bầu cử phổ thông trực tiếp trong thời gian 5 năm. Mỗi nước quyết định về hình thức bầu cử của mình sẽ có, nhưng phải đảm bảo sự bình đẳng của giới tính và một lá ph

Vòng vây đang siết Lê Thanh Hải?

Hình ảnh
Lê Thanh Hải Phạm Nhật Bình |  Web Việt Tân Đầu tháng 3/2018 báo chí trong nước loan tin Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ra quyết định kỷ luật “khiển trách” Lê Tấn Hùng, sau khi có cáo buộc của Thanh tra Thành phố về những “sai phạm kế toán tài chính” của ông này. Lê Tấn Hùng là ai? Đó là Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, cũng là em trai của Lê Thanh Hải, người nắm chức vụ bí thư Thành uỷ từ năm 2006 đến tháng 1/2016 và mất chức sau đại hội đảng lần thứ 12. Trong cương vị tổng giám đốc, Hùng toa rập cùng kế toán trưởng công ty ký và chi khống số tiền lên đến hơn 13 tỷ đồng cho cán bộ đi học tập nước ngoài. Sau cuộc thanh tra, được biết chỉ có 40 trong số 70 người có trong danh sách xuất cảnh. Lẽ dĩ nhiên đối với Hùng, đây chỉ là số tiền mọn nhờ lươn lẹo 30 con ma để chia chác nhau xài vặt. Với mức kỷ luật nhẹ nhàng như gió thoảng, Hùng tưởng đâu đã được yên thân tiếp tục ngồi trong chiếc ghế tổng giám đốc béo bở để bày mưu tính kế cho những phi vụ

Quốc Tang và sự ra đi của con muỗi

Hình ảnh
Nguyệt Quỳnh  (VNTB)   L ễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt. Cái chết của một chủ tịch nước đương nhiệm mà lại không hề có chút gì ảnh hưởng đến 90 triệu dân của ông, sự ra đi đó không lay động chút gì trong lòng họ khiến tôi chạnh nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn vẫn kể cho con trai nghe ngày cháu còn bé. Chuyện “Con muỗi và con bò mộng”. Câu chuyện như sau xin kể hầu bạn đọc: Một con muỗi vẫn thường bay vo ve trên cánh đồng cỏ rồi đậu lại nghỉ ngơi trên đỉnh sừng một con bò mộng. Một ngày, muỗi quyết định dời đi nơi khác. Nó gọi bò mộng và chia sẻ về quyết định này. Chẳng ngờ, bò mộng thản nhiên trả lời “Ồ! Chẳng sao cả. Tôi thậm chí còn không biết rằng anh đã ở đó”. Sự ra đi của ông Trần Đại Quang có cái gì giông giống như thế, chẳng ai buồn tiếc nuối! Giá t

Số phận Nguyễn Tấn Dũng hậu “nhất thể hoá”: Thà mất đảng hay mất mạng?

Hình ảnh
"Ánh mắt dao găm" Vũ Đông Hà (Danlambao)   S au đại hội 12, từ cái lò Nguyễn Phú Trọng bốc cháy, từ số phận của những con ma tù như Đinh La Thăng đến những kẻ còn sống nhưng ngắc ngoải như Đinh Thế Huynh, hoặc đã chết vì virus lạ như Trần Đại Quang theo bàn tay bắt ấn của phù thuỷ TBT… một câu hỏi luôn luôn âm ỉ cháy:  Chừng nào thì đến phiên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?  Và sau cuộc thâu tóm quyền lực chớp nhoáng vừa xảy ra, TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì với cựu thù “đồng chí X”? Câu trả lời không nằm ở  có  hay  không  mà là  khi nào . Mục tiêu đốt lò Mục tiêu của giai đoạn một trong cuộc đốt lò không chỉ gói gọn vào việc bỏ tù một số “đồng chí tội phạm”. Mục tiêu sâu kín trong thời gian này là  tạo mối sợ hãi và từ đó dẫn đến sự thuần phục của toàn thể BCT và TƯĐ . Trong một đảng mà chính các lãnh đạo chóp bu phải công nhận nó là bình chuột tham nhũng thì tất cả đều là chuột, tay chân đã nhúng chàm. Suốt thời gian qua, bằng cái lò nhập cảng

Nhà hát Thủ Thiêm: Mộ táng nhân tâm

Hình ảnh
Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng. Trân Văn – Thiên Hạ Luận  VOA D ư luận lại bị khuấy động. Lần này là vì quyết định của 105 đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín: Tại một phiên họp bất thường diễn ra vào sáng 8 tháng 10, họ nhất trí chi 1.508 tỉ đồng để xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” tại Thủ Thiêm. *** Theo Tờ trình mà chính quyền TP.HCM trình cho Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín, thành phố này hiện có ba Nhà hát nhưng cả ba (Nhà hát Lớn – 406 ghế, Nhà hát Hòa Bình – 2.500 ghế, Nhà hát Bến Thành – 1041 ghế) đều đã xây từ lâu, quy mô nhỏ, không đủ để tổ chức những chương trình tầm cỡ, chưa kể còn xuống cấp trầm trọng. Cũng vì vậy, cần phải xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” với hai khán phòng: Lớn (1.200 ghế), Nhỏ (500 ghế), sảnh có thể dùng làm sân khấu ngoài trời để biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng. Cũng theo Tờ trình vừa kể, chi phí xây dựng “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” là tiền b

Xây Nhà hát ngàn tỷ-nỗi đau, sự phẫn nộ của dân và sự vô cảm cùng cực của quan chức TP.HCM-P.1.

Hình ảnh
Hình minh họa Song Chi –  RFA Xây Nhà hát Giao hưởng-Nhạc Vũ kịch vì “cần cho người dân”? Phát biểu trong buổi họp khai mạc kỳ họp thứ 10 (bất thường) của HĐND TP HCM khoá IX để thông qua nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch, bà Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng  “đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu nên đề nghị các đại biểu cân nhắc”,  và cuối cùng thành phố đã thông qua dự án này vì “cần cho người dân” (“ TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm vì ‘cần cho người dân’, VNEXpress). Chả biết bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và đám quan chức TP.HCM đã làm một cuộc khảo sát, hỏi ý dân bao giờ chưa mà dám tuyên bố ngon lành và cho thông qua dự án này, nhưng chỉ cần đọc lướt qua hơn 1,093 comment bên dưới bài báo (tính đến sáng sớm ngày 12.10 giờ VN) thì đa số ý kiến là phản đối. Còn nếu theo dõi trên mạng facebook mấy ngày nay thì thấy dư luận chửi không tiếc lời. Nhưng phải

Nhà hát Thủ Thiêm, hay bản giao hưởng dành cho quỷ ???

Hình ảnh
Nhà Hát Giao Hưởng mô hình Fb. Yen Tran | T rong các hình thức của tham nhũng mang tính thuần túy như hối lộ , đút lót… thì việc biến tướng của nó mới thật là kinh khủng, mức độ tàn phá cùng những dư chấn của nó không chỉ dừng trong phạm vi đơn lẻ, nhỏ hẹp… Vụ nhà hát Thủ thiêm là một ví dụ ! Vì cái khoản “Lại quả” mà nó nỡ phung phí cả hàng ngàn tỷ vào một dự án vớ vẩn, vào một công trình hết sức là phi lý và vô nghĩa, cái tồi tệ và nguy hiểm của nó là: nó biết dựa vào tập thể, dựa vào luật pháp… núp dưới danh nghĩa là “phục vụ cho lợi ích của người dân … thể theo ý nguyện của người dân” , đó là một hành vi hết sức là khốn nạn, khi mang dân ra để dán nhãn cho những hành vi cướp bóc và phung phí. Điều này lý giải tại sao địa phương nào cũng đòi xây tượng đài, trụ sở… với kinh phí có đơn vị tính từ ngàn tỷ trở lên, trong khi đó nhà thương, trường học thì bỏ mặc, đường xá làm được năm ba chục cây số thì mở hết trạm thu phí này đến trạm thu phí khác. Nhà hát Thủ Thiêm của Thàn

Nhà hát ngìn tỷ hay môi trường nghệ thuật ngìn tỷ ?

Hình ảnh
Bài viết này cố gắng bao quát hai khía cạnh hẹp của mối quan hệ đặc biệt giữa các Nhà hát và Thành phố, trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của dư luận đối với dự án xây nhà hát nghìn tỷ tại Thủ Thiêm. Trước hết, Nhà hát là yếu tố quan trọng trong thiết kế tổng thể cho mọi đô thị. Mối quan hệ của nó với một Thành phố đã được xác lập từ thời cổ đại, khi mà các thị trấn và thành phố thịnh vượng tự hào về những tòa nhà công cộng tráng lệ trong đó có các khán đường công cộng (khán phòng ngoài trời – Amphitheater) là những ví dụ dễ thấy. Ở thời kì Phục Hưng, lịch sử cho thấy rằng đã xuất hiện những sự quan tâm mới trong các nhà hát, nơi mà không chỉ là nơi diễn ra các vở kịch mà còn là nơi hấp dẫn đối với giới thượng lưu. Có một thực tế ở giai đoạn này, đó là khi một thành phố trở nên dư thừa về của cải vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư dài hạn đã đạt đến độ chín của nó, thì các nhà hát xuất hiện như một sự củng cố về các khoản đầu tư trung hạn. Mặt khác, Nhà hát còn