Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 12, 2019

Phải chăng nhân quyền ở Việt Nam cũng là một lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ, EU và nhiều nước khác?!

thuế – Đó là việc bình thường của công dân đối với đất nước. Nhưng ở Việt Nam chuyện đó lại không bình thường chút nào. Nuôi 2 hệ thống cai trị đất nước song trùng – Hệ thống đảng và nhà nước của đảng – Bình quân 16 người dân phải nuôi 1 công an. Người dân không chỉ chịu sưu cao,thuế nặng mà còn thường xuyên đối mặt với việc các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu,điện tăng giá phi mã. Có chuyên gia kinh tế đã ví von người dân đã phải chịu đựng cảnh ngộ đó như một con vịt sống bị bịt mỏ vặt đến sạch lông không một tiếng kêu. Việc tăng thuế, tăng giá ở Việt Nam nó không chỉ còn nằm trong lĩnh vực kinh tế mà nó đã trở thành một vần đề lớn thuộc lĩnh vực nhân quyền. Nó thể hiện dân sinh ngày càng điêu đứng trước bạo quyền. Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề “Phải chăng nhân quyền ở Việt Nam cũng là một lợi ích cốt lõi của  Hoa Kỳ, EU và nhiều nước khác?!” Chân trời mới media

Sửa Bộ luật Lao động nhưng có chịu sửa ‘luật ăn cướp 3%’?

Hình ảnh
Phạm Chí Dũng – VOA| ĐƯỢC xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân. Chính vào lúc này, khi EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) bắt đầu có triển vọng sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng 6 năm 2019 với điều kiện chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải cam kết với Liên minh châu Âu (EU) về một gói cải thiện nhân quyền ngay lập tức, việc nền hành pháp Việt Nam vẫn còn nguyên trạng chây ì và ‘trên bảo dưới không nghe’ về Bộ luật Lao động đang làm cho Nguyễn Thị Kim Ngân mất mặt khi bà ta đã hứa hẹn nhiều với EU về việc sẽ sửa bộ luật này để lần đầu tiên đề cập một cách chính thức đến vai trò của công đoàn độc lập và quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của người lao động. Nhưng không chỉ sửa Bộ luật Lao động, chính quyền Việt Nam còn phải sửa cả Luật Công đoàn năm 2012 – một văn bản luật có khá nhiều mối liên hệ hữu cơ qua lại v

Vì đâu nhân tài trong nước bỏ chạy, hải ngoại không về?!

Hình ảnh
nguyenvandai’s blog  – RFA C ộng đồng người Việt hải ngoại với trên 4 triệu người, phần lớn đều sinh sống ở những quốc gia dân chủ văn minh. Và hầu hết đều được đào tạo với trình độ học vấn rất cao, họ đã và đang đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển thịnh vượng của quốc gia mà họ đang cư trú. Từ hàng chục năm qua, nhà cầm quyền cộng sản luôn tuyên truyền chính sách trải thảm đỏ thu hút nhân tài từ hải ngoại về phục đất nước. Nguyễn Xuân Phúc đã từng đưa ra thông điệp “chọn người tài chứ không chọn người nhà”. Và gần đây ông Nguyễn Xuân Phúc lại khẳng định rằng: “Không có nhân tài thì không thể phát triển đất nước. Nhưng có nhân tài rồi mà không trọng dụng thì càng khiến đất nước suy yếu”. Ông Phúc còn nhấn mạnh, đảng và Nhà nước luôn coi trọng đội ngũ trí thức, nhân tài; luôn mong muốn phát huy tốt nhất tiềm năng của đội ngũ tri thức trong và ngoài nước để trở thành nguồn lực, sức mạnh cho phát triển đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế quốc gia. Nhưng vấn

Khi tư tưởng Hồ Chí Minh tràn vào đạo pháp

Hình ảnh
canhco’s blog  – RFA N gười theo Thiên chúa giáo lấy ngày Giáng sinh làm biểu tượng ra đời của đấng cứu chuộc. Người Phật tử lấy Lễ Phật Đản làm ngày tôn kính, vui mừng đối với Đức Thích ca. Hai tôn giáo lớn của Việt Nam theo dòng chảy truyền giáo từ các nước trên thế giới chia sẻ sự vui mừng của họ trước hai vị chí tôn không ai có thể thay thế lòng kính ngưỡng. Ngày Phật đản sanh năm nay Việt Nam có hai sự kiện lạ được cộng đồng mạng chia sẻ trong trạng thái giận dữ và tuyệt vọng. Giận dữ vì ảnh Đức Thích ca bị đặt ngang hàng với một thủ lĩnh chính trị, tuyệt vọng vì đạo pháp bị lợi dụng nặng nề qua sự kiện Vesak được nhà nước tổ chức tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, một nơi bị xem là dùng chùa chiền để kinh doanh niềm tín ngưỡng của Phật tử. Song song với sự kiện Vesak, Học viện Phật Giáo Việt Nam, Sóc Sơn Hà Nội đã ra mắt bức tranh sơn mài của nữ họa sĩ Ngô Hải Yến có chủ đề “Đạo pháp và dân tộc” trên đó hình ảnh của Đức Phật Thích ca được đặt song song với Chủ tị

Nỗi lo Hán hoá – Cả nước Ung thư

Việt Tân G ần đây đã có nhiều thông tin báo động về tình trạng môi trường bị ô nhiễm do nhà máy Formosa gây ra. Đặc biệt trên trang mạng xã hội của Người dân Kỳ Anh mới đây đã đăng thông tin: dân cư sống ngay cạnh nhà máy Formosa mới có vài năm, mà con số người bị bệnh ung thư gia tăng rõ rệt. Vùng đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã bị chính phủ “kiến tạo” thành vùng đất “kinh hãi”. Mới vài năm mà đã thế, thì chắc chắn sau 70 năm sẽ thành một vùng hoang địa chết chóc, màu sắc ảm đạm bao phủ. Và trên đất nước Việt Nam không chỉ có một mình nhà máy Formosa Hà Tĩnh đang gây ô nhiễm, mà còn có hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than của Trung quốc, như nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, nhà máy Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2… với công nghệ mà chính quyền Bắc Kinh đã dẹp bỏ ở Trung quốc, vì đã khiến cả triệu người chết vì tình trạng ô nhiễm không khí. Nhưng Trung Quốc lại mang công nghệ này sang bán cho Việt Nam. *** Nếu video này đã mang đến cho bạn thông tin hay, cần thiết, các bạn đừng quên bấm

Mối nguy ẩn giấu

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| ỦY viên Bộ Chính Trị là 19 người, là nhóm làm vua ở Việt Nam. Chính những người này họp bàn quyết định mọi vấn đề của đất nước, nhưng họ không đứng trên quyền lợi đất nước mà đứng trên quyền lợi của ĐCS của họ. Rồi sau đó họ triển khai cho Ủy viên Trung Ương Đảng thi hành. Trong 19 người có 5 người (nay là 4) nắm các chức vụ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và Chủ Tịch Quốc Hội và Thường trực ban bí thư Trung Ương được gọi là “Lãnh đạo Chủ chốt”. Hiện nay, Ủy Viên Trung Ương Đảng có 180 người và 20 người dự khuyết (trong đó có à 19 người trong Ủy viên Bộ Chính Trị). Những người này chia nhau nắm giữ các vị trí trong Trung ương đảng, trong nhà nước, trong chính phủ, và nắm đầu các tỉnh và thành phố lớn. Các Ủy viên Trung Ương là đại biểu quốc hội, đó là quy định bất thành văn. Hiện nay Quốc hội có 484 đại biểu mà trong đó là 465 người là đảng viên ĐCS, nghĩa là đảng viên chiếm 96% thành phần quốc hội. Còn lại 19 người, chiếm 4% không phải là đảng viên nhưn

Ông Nguyễn Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không?

Hình ảnh
Trung Khang, RFA| HỘI nghị Trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước có bài phát biểu khai mạc. Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, để nhận định về tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới. Trung Khang:  Sau khi xuất hiện trở lại đúng một tháng từ ngày 14 tháng 4, ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời tại cuộc họp với 4 vị dược cho là lãnh đạo chủ chốt, rằng Hội Nghị Trung Ương 10 chính thức diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 5. Sang ngày 15, Ông Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính Trị và có chỉ thị cho một số công tác sắp đến về mặt đảng cũng như quản lý nhà nước? Ông có những nhận định chính nào qua các diễn biến này? Tiến sĩ Phạm Chí Dũng:  Trước đây, chưa cơ qua báo chí nào của đảng thông báo ngày sẽ diễn ra Hội Nghị Trung Ương 10, mà chỉ có trước đây một tuần có thông tin ngoài lề trên

Đoạn kết của cuộc cách mạng bung đồng

Hình ảnh
Tưởng Năng Tiếng| TÔI vừa tình cờ đọc được một bài báo cũ (“Hành trình 60 năm của một chiếc bung hay câu chuyện hòa giải giữa địa chủ và bần cố nông”) nhưng nội dung vẫn còn nguyên tính thời sự, củ̉a nhà báo Huy Đức, trên trang  Dân Luận . Xin được ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh: Cách đây hơn 4 tháng, trên Facebook này, tôi viết: Trong đám giỗ lần thứ 51 của chồng – ngày 28-11 năm Giáp Ngọ (18-1-2015) – cụ bà Đậu Thị Mực, sinh năm 1916 – thường gọi là bà Dương – dặn con cháu: “Trong hai vật dụng mẹ đưa từ Thanh Chương, Nghệ An, vào Bình Dương lập nghiệp năm 1990 chỉ có một là của nhà ta, cái bình vôi. Khi mẹ về làm dâu (cuối thập niên 1930s), bà nội đã dùng cái bình vôi (ăn trầu) này; còn cái bung đồng, năm Cải cách, đội lấy của các nhà giàu trong làng chia cho, nó không phải của nhà mình, các con nên tìm chủ mà trả lại”. Cũng qua FB, bạn bè của anh Diễn Nguyễn Văn – con trai cụ Dương – đặc biệt là những cán bộ “Đội Cải cách” thời bấy giờ đã gi

Nguyễn Văn Hóa, những tù nhân khác và tôi

Hình ảnh
TNLT Nguyễn Văn Hóa. Ảnh: VOA Paulus Lê Sơn –  Web Việt Tân T ính cho đến thời điểm ngày 13 tháng 5, 2019, Nguyễn Văn Hóa có ít nhất 2 lần đã bị quản giáo trong trại giam đánh đập một cách tàn nhẫn. Hóa là một tù nhân lương tâm rất trẻ, đã bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án 7 năm tù giam trong phiên tòa dàn dựng vội vã vào ngày 27 tháng 11, 2017 vì anh tham gia đưa tin về vụ Formosa xả độc ra biển miền Trung Việt Nam năm 2016. Lần thứ nhất Hóa đã bị đánh ngay sau phiên tòa xử nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng ở Nghệ An hôm 16 tháng 8, 2017. Lần thứ hai Hóa bị sĩ quan công an tại trại giam An Điềm kẹp cổ, đánh đập và sau đó thì bị kỷ luật trong phòng biệt giam, sự việc diễn ra vào thượng tuần tháng 5, 2019. Hai lần Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập trong trại giam mà dư luận biết được, đó là nhờ có sự lên tiếng từ phía gia đình và giới truyền thông. Chắc chắn Hóa còn bị đánh đập, tra tấn, bức cung nhiều lần khác. Qua phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng diễn ra tại Nghệ An, Ng

Chỉnh đốn giống như… loạn đả!

Hình ảnh
Tề Trí Dũng (trái) và Bùi Quang Huy. (Ảnh Thanh Niên và Bộ Công An) Trân Văn – VOA H ệ  truyền thông chính thức ở Việt Nam đang thi nhau dốc ngược cuộc đời của ông Tề Trí Dũng, 38 tuổi, cựu Tổng Giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận TP.HCM (IPC), vừa bị tống giam với hai cáo buộc: “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, như một cách để chứng minh… “dĩ dzãng dơ dáy dễ dầu gì giấu giếm”! Cứ như cách trình bày của hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam thì chuyện ông Dũng, mới 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM đã được tuyển dụng – bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ phận thị trường của Phòng Kinh doanh, kiêm Phó Bí thư Thường trực của Đoàn TNCS HCM tại Công ty Dầu khí TP.HCM là khác thường. Theo hướng đó, khác thường không chỉ là một chuyện mà là một… chuỗi (1). Rời Công ty Dầu khí TP.HCM, ông Dũng về Tổng Công ty Bến Thành (Benthanh Group) làm Phó phòng rồi làm Trưởng phòng Tài chính – Kế toá