Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 28, 2018

Thấy gì qua cách hiểu về giáo dục của hai vị bộ trưởng?

Hình ảnh
Trúc Giang  (VNTB)  –  Người viết bài này trước khi bước vào nghề báo, có một năm làm thầy giáo cấp 2 dạy các em học trò khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn. Xin được luận bàn về hai vị bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, và bộ trưởng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện quanh chủ đề ‘giáo dục – tiền’. Quan chức nào thì giáo dục nấy! T háng 6-2018, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chất lượng giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng “đồng tiền đi liền chất lượng”, chất lượng thấp vì mức học phí người học bỏ ra còn thấp so với thế giới. Tháng 10-2018, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm trước tình trạng đạo đức xuống cấp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Sự xuống cấp đạo đức xã hội xuất phát từ các ngành kinh tế!”. Ý chung của cả hai vị bộ trưởng là sở dĩ giáo dục bết bát, đạo đức suy đồi là vì nền kinh tế còn nghèo nàn, eo hẹp tiền bạc. Thế nhưng khi xem xét lại các Nghị quyết Trung

Vành đai – Con đường: Điều gì xảy ra khi con nợ dân chủ hơn chủ nợ?

Hình ảnh
Nguyễn Quốc Tấn Trung – Luật Khoa tạp chí | S áng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative – BRI) là một dự án đầu tư khổng lồ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy, với kỳ vọng sẽ tạo dựng được quyền lực mềm cho quốc gia này. Từ cuối những năm 2013, Bắc Kinh đã rót gần 700 tỷ USD ngân sách vào hơn 60 quốc gia, mà đại đa số trong số đó là những dự án hạ tầng khổng lồ cùng những khoản vay hậu hĩnh ban đầu cho đến khi các chính phủ nhận ra họ đều đang “há miệng mắc quai”. Mục tiêu, cuối cùng, có vẻ chỉ là kéo những quốc gia này lại gần Bắc Kinh hơn trong khi vẫn gia tăng được quyền lực mềm Trung Hoa trên thế giới. Nhưng điều bất ngờ là Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ cả trong và ngoài nước đối với đại dự án Vành đai – Con đường. Một bộ phận người Trung Quốc bắt đầu phàn nàn rằng nó chỉ phí phạm tiền của quốc gia. Mặt khác, trên trường quốc tế, các yếu tố địa chính trị khiến càng ngày càng nhiều quốc gia dè chừng ảnh hưởng ng

Tâm sự cùng anh Phúc về năm 2045

Hình ảnh
Fb. Nguyễn Việt Nam  | N am tôi đang ngồi nhâm nhi ấm trà với cái bánh vẽ 2045 của anh đây anh Phúc à. 18.000 USD ư ? Gần 30 năm nữa ư ? Lúc ấy đã đến XHCN chưa anh nhỉ ? Chắc chưa đâu, anh Trọng bảo khả năng hết thế kỷ này còn chưa đến cơ mà. Anh dại lắm anh Phúc à. Muốn vẽ cái bánh để mị dân nhưng vô tình lại tự vạch áo cho người xem lưng. Anh có biết hiện tại thu nhập bình quân đầu người thế giới đã vào khoảng 12.000-15.000 USD không. Đa số các nước đã có thu nhập từ 20.000- 30.000 USD. Các nước cao hơn thì cả trên dưới 100.000 USD rồi đó anh à. Đó là hiện tại nhé. Vậy thì gần 30 năm nữa, tôi cứ cho là các anh thành công đi thì cũng chỉ hơn thu nhập trung bình của thế giới ngày hôm nay một chút. Và 30 năm nữa thì thu nhập trung bình thế giới sẽ là bao nhiêu? Các anh vẫn cứ tụt hậu, không bao giờ đuổi được. Vẫn cứ sống ở mức nghèo khổ so với trung bình của thế giới. Và tôi cũng chẳng biết anh làm cách gì để đạt được mục đích đó. Tôi nghĩ không thành công . Thành công sao đ

Đại biểu quốc hội & quyền cử tri

Hình ảnh
truongduynhat’s blog RFA Trường hợp Nguyễn Sỹ Cương : P hát biểu, trong phiên chất vấn chiều 30/10/2018, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng “trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm”. Ông đưa dẫn chứng sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội, xuất hiện nhiều phát ngôn “xúc phạm đến các bộ trưởng”, thậm chí có cá nhân đăng lên câu “đại diện cho dân, đi ngược lòng dân”. Từ đó, ông chất vấn, yêu cầu Bộ Công an “có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?” [1]. Hiểu biết, và thái độ của đại biểu quốc hội như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương là hạn chế, và đáng chê trách. Quan chức, càng cao cấp càng nên biết lắng nghe, cả những lời chê chửi từ dân. Thậm chí, là một chiếc guốc phản kháng, như trường hợp Thủ Thiêm. Bộ trưởng, hay đại biểu quốc hội, không phải “bố mẹ” dân để trông xuống mà mắng mỏ những lời góp ý, phê trách của dân là “xúc phạm”. Hiểu biết, và thái độ như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương,

Hãy đoạn tuyệt lối mòn

Hình ảnh
Phạm Phú Khải  –  VOA V ào đảng hoặc ra đảng là chuyện khá bình thường trong mọi tổ chức chính trị khắp nơi. Nhưng một đảng viên với 62 năm tận tụy với Đảng, khi ra lại có thái độ dứt khoát đoạn tuyệt để  thốt lên  rằng Đảng đã thực hiện chính sách ngu dân, độc tài, cướp quyền sống và phát triển của dân tộc, thì đó là điều bất thường. Qua sự kiện này, chúng ta cần đặt các câu hỏi tại sao và khi nào mình nên vào đảng (dù đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Quốc dân, Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa, hay bất cứ đảng chính trị nào), và tại sao và khi nào mình nên ra khỏi đảng? Câu hỏi tiếp theo là đảng là ai, có phải là tổ quốc, là đất nước, là dân tộc, hay chỉ là một bộ phận nhỏ trong đại khối dân tộc? Đảng đại diện cho những giá trị và triết lý nào, chiến lược có phục vụ cho mục tiêu xây dựng một đất nước tiến bộ văn minh và thịnh vượng không, và các phương châm hành động có đi cùng hay đi ngược các giá trị của mình? Câu hỏi quan trọng không kém là nếu một lúc nào đó đảng mình tham g

Xung quanh chuyện bỏ đảng

Hình ảnh
nguyentuongthuy’s blog RFA Hiệu ứng Chu Hảo N gay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận về sai phạm của Giáo sư Chu Hảo, đã dấy lên một đợt tuyên bố bỏ đảng, tỏ thái độ ủng hộ và bảo vệ Gs Chu Hảo. Tiến sĩ Mạc Văn Trang và Nhà văn Nguyên Ngọc là hai người khởi đầu đợt bỏ đảng này. Nhiều người hy vọng, sự kiện Chu Hảo sẽ tạo nên một phong trào bỏ đảng, thậm chí có thể thành hiệu ứng domino làm suy giảm đáng kể về số lượng đảng viên và từ đó phơi bày sự mục ruỗng trong nội bộ đảng CSVN. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra mà mới chỉ tạo nên một hiệu ứng Chu Hảo. Hiệu ứng này dừng lại ở con số 10 đảng viên tuyên bố bỏ đảng. Con số đưa ra ở đây thấp hơn con số của một số thông tin đã nêu vì không tính những người đã bỏ đảng từ trước, nhân sự kiện này mới công bố lên mạng xã hội để bày tỏ thái độ trước việc Gs Chu Hảo sẽ bị kỷ luật. Dù sao thì đây cũng là đợt bỏ đảng đông nhất, có tác động lớn đến đời sống chính trị, được công luận đề cập nhiều hơn cả. Về ý nghĩa, số đả

Tập + Trọng khôn lỏi hóa ngu

Hình ảnh
Fb. Tran Hung | K hát vọng thôn tính Việt Nam là khát vọng cháy bỏng không bao giờ tắt trong huyết quản của Hán tộc. Khát vọng ấy lại được nhen nhóm khi Mao Trạch Đông khởi loạn thành công và được thổi bùng khi Tập Cận Bình lên ngai Hoàng đế. Vì vậy không bất ngờ khi mọi quyết sách của cộng sản Việt Nam đều hướng đến lệ thuộc, sáp nhập Việt Nam vào Trung cộng. Điều này càng bộc phát mạnh mẽ khi Hán nô Nguyễn Phú Trọng được thượng ngôi chúa đảng, lấn át mọi đối thủ chính trị còn lại. Trở lại chủ đề đặc khu kinh tế, thực ra đề án hình thành 03 đặc khu kinh tế Vân Đồn – Vân Phong – Phú Quốc đã có từ nhiều năm trước, tuy nhiên như chúng ta đã thấy nó lại được tung ra ngay trong lúc này, ngay khi Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung cộng và sẽ phát động cuộc chạy đua vũ trang mà nơi khởi phát sẽ là eo biển Đài Loan và Biển Đông. Do diễn biến này buộc cộng sản Việt Nam phải thể hiện lòng trung thành với Trung cộng theo di chỉ của Hán tặc hồ chí minh là “cứu Trung Hoa là c

ĐMCS – Ông Tô Lâm bắt vào tội gì ?

Hình ảnh
Fb. Trương Nhân Tuấn | Đ ọc báo thấy bộ trưởng Tô Lâm nói là có hợp tác với bộ TT&TT cùng các cơ quan chức năng để “thu thập chứng cứ” nhằm “xử lý những hành vi tuyên truyền, xúc phạm danh dự người khác, làm nhục, vu khống trên không gian mạng”. Vậy là lực lượng công an tung hết “12 thành công lực” lên “không gian mạng”. Ông Tô Lâm khoe trước QH là đã chặn 3.000 trang mạng có “nội dung xấu”. Vấn đề là ông Lưu Bình Nhưỡng than phiền trên diễn đàn QH đại khái là công an “Không thụ lý tin báo tố giác tội phạm là 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%…” . Việc này trực tiếp đặt lại tính “hữu ích”, tức sự “hiện hữu” của bộ công an. Từ lâu lực lượng công an đã “bàn giao” công tác “trị an” thành phố cho “anh em giang hồ”. Hôm trước lùm sùm vụ anh em giang hồ bị cướp chém chết được phong làm “hiệp sĩ” tôi có viết một hai bài. Ngân sách dành cho bộ công an cực lớn, chỉ kém bộ giáo dục chút ít. Lực lượng cô