Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 27, 2021

Gõ cửa trái tim

Hình ảnh
  Gõ cửa trái tim Có một ngày anh gõ cửa tim em Với lời thơ và cành hồng tươi đỏ Hãy lắng nghe lời yêu anh bày tỏ Nhẹ nhàng như ngọn gió buổi xuân sang Vòng tay đây anh giơ đón rộng dang Ôm hết cả tình nàng vào ngực ấm Mở cửa tim ơi...mắt nhòa ướt đẫm Ngại ngần chi bước đến với anh nào Mở cửa đi....Tim máu lại tuôn trào Tan vết bầm. Hồng đào tô nét ngọc Tươi lại môi thơm, đẹp xinh dáng vóc Nét xuân thì trên tóc lại dài thêm Đưa  tay đây anh nắm giữ thật êm Dìu em bước qua đêm sầu cô lẻ Mở đi em...Anh bước vào thật khẽ Ru tim em rung dậy những nốt trầm [Cao Anh Tú]

Mạng người chứ không phải là mạng con vật đâu!

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/07/2021 Hong Xuan C on xin nhờ các trang cộng đồng mạng lên tiếng lấy lại công bằng cho e họ con Em con tên: Phạm Đình Hưng Sn 8/6/1995 tại Đắk Lắk Mất ngày 9/4/2019 tại Bình Định nơi e con nhập ngũ Cách đây 2 tháng e con được gọi lệnh nhập ngũ và đã nhập ngũ tại LỮ ĐOÀN PHÁO BINH 572 thuộc Quân Khu 5 xã Phù Mỹ tỉnh Bình Định Khi đi nhập ngũ em con vẫn khỏe mạnh bình thường ,cậu mự con vì muốn e trưởng thành hơn nên khi có giấy báo gọi nhập ngũ thì cũng chấp hành việc nhà nước là để e nó đi vậy sau 2 tháng gd cậu mự con lại nhận được giấy báo tử lên nhận xác .Nghe mà lòng đau thắt lại 25 năm ở trong vòng tay bme ac không sao vậy mà đi nhập ngũ 2 tháng mà e con trở về với thân hình máu me .Vậy giờ ai dám cho con mình đi nhập ngũ nữa ,em con chết trong oan ức và một sự ra đi mà cậu mự ace không biết gì. Tại đơn vị họ bảo em con tự sát, và viết thư để lại,khi được hỏi thư đâu thì họ ko đưa ra được và khi cậu mợ con lên nhận xác thì họ cho quâ

Mang cờ ra khoe khoang rồi hô tự hào, ngạo nghễ với ai?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/07/2021 Phạm Minh Vũ T rong mùa giải Euro năm nay, nhiều người thấy trận bóng giữa TBN và TS trên nhiều góc khán đài có lá cờ đỏ sao vàng được căng ra, việc này cũng nhận được nhiều ý kiến bình luận khá hài hước. Một cô nhà báo Mỹ quan sát trận đấu và đặt một câu hỏi: “Có ai có thể giải thích cho tôi tại sao một số cổ động viên lại phất cờ Việt Nam trong trận đấu giữa Tây Ba Nha và Thụy Sỹ lúc này không ?” Câu hỏi này thật sự khó mà có câu trả lời. Vì ngay cả những quốc gia đang tham gia trực tiếp vào trận đấu túc cầu đó, cổ động viên họ cũng không ai cầm cờ căng ra như thế, thì tự dưng Việt Nam căng ra, hành động này thật vô liêm sỉ. Treo cờ khẳng định điều gì vậy? Cá nhân tôi cho rằng đây là một điều không hay và không nên làm. Vì trong mắt quốc tế, họ thật sự cảm thấy không mấy thích thú lá cờ đầy máu này. Tôi không biết những người Việt Nam căng lá cờ đó lên để làm gì trên giải đấu Châu Âu? Nhưng sự kiện này sẽ để lại không ít ánh mắt

Nhớ nhé, đừng trách tôi không nói trước!

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  04/07/2021 Xuan Hao Tran ĐÈN NHÀ AI NHÀ NẤY SÁNG? T ân binh Trần Đức Đô quê Bắc Ninh bị chỉ huy và đồng đội đánh chết với thương tích đầy người vậy mà bọn đơn vị nói Đô tự tử. Thường thì tôi chẳng quan tâm vì tôi không ngạc nhiên về những chuyện này, mà cả nước VN có ai quan tâm đâu? Đồng ngũ của Đô chúng nó sợ hãi chắc gì dám tố cáo? Mà tố cáo thì báo nào đăng, ai xử? Khu vực nhà Đô bị cắt internet. An ninh bao vây đầy nghẹt Thông tin chỉ được đưa ra một chiều… Gia đình Đô đau đớn gào thét vì mất con nhưng sẽ làm gì được? Ở VN thì đèn nhà ai nhà nấy sáng. Nhà Đô thắp nến thắp nhang thì chả ai thấy phải cần đấu tranh công lý cho họ, trừ khi đến lượt gia đình mình bị này nọ…Không chừng trong xóm có kẻ còn mừng trong bụng. Cái xã hội khốn nạn, hèn mạt là cái xã hội mà đa số chỉ chuyên đi ăn hiếp những kẻ yếu hơn mình và hầu hết đều im lặng trước những lời kêu gọi chống lại bất công, cường quyền. Gia đình Đô đã bao giờ từng lên tiếng đấu tranh v

Nghe sao mà cay đắng!

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  04/07/2021 Phạm Minh Vũ M ắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Bác bảo vệ gạt lòng tự trọng đi… ăn xin” là một tựa đề của một số tờ báo đảng, hôm qua và nay đăng ,để kể về một câu chuyện, một bác bảo vệ bị mất việc do dịch, cần tiền chi trả cho cuộc sống phải… ăn xin. Cũng viện dẫn câu chuyện của bác bảo vệ ấy, một cô giáo có tên là N.T.P.U đã lấy đó làm tiền đề để phát động chiến dịch cứu giúp các cô giáo mầm non tư thục. Cô Uyên kể ra một câu hỏi của một cô giáo khác, hỏi cô rằng “Các chị ơi, giáo viên mà đi xin thì có mất hình ảnh không?” Câu hỏi này nghe sao mà cay đắng. Những ngày qua, hình ảnh giữa Saigon Hoa Lệ, người nghèo gần như lâm vào cảnh khốn cùng được phô bày thêm, cho chúng ta thấy một góc nhìn về toàn cảnh xã hội. Một bác bảo vệ phải ngồi đi ăn xin, các cô giáo (những người trồng cây) cũng phải lo lắng nếu đi ăn xin thì có mất hình ảnh hay không. Là những câu chuyện có thật, của những người thật, đã làm ta không thể không bàng

Đi bộ đội: Khi nào thì bị đánh?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  04/07/2021 Trường Sơn-  RFA C ái chết của quân nhân Trần Đức Đô hôm 28/6 vừa qua làm dấy lên làn sóng tranh cãi về thực trạng bạo lực trong quân đội ở Việt Nam, mặc cho nguyên do dẫn đến cái chết của anh lính trẻ vẫn chưa sáng tỏ. Với tính chất biệt lập với xã hội bên ngoài, những gì xảy ra ở bên trong doanh trại quân đội là điều mà nếu chưa từng trải qua thì sẽ rất khó để mường tượng, và câu hỏi mà có lẽ nhiều người đang có hiện giờ đó là khi nào thì bạo lực xảy ra ở trong quân ngũ? Đánh lẫn nhau, bị cấp trên đánh, và bị đánh lây “Lính xích mích đánh nhau cũng có nhiều, vi phạm bị đánh cũng nhiều, bản thân tôi không vi phạm cũng bị đánh vì một đồng đội trong trung đội vi phạm nên toàn bộ trung đội bị đánh” . Một cựu quân nhân nghĩa vụ (giấu tên vì lý do an toàn) từng đóng quân ở sư đoàn 3, Quân khu 1 nơi Trần Đức Đô từng trải qua ba tháng huấn luyện tân binh cho RFA biết. Theo cựu quân nhân này thì tình trạng bộ đội đánh lẫn nhau ít xảy ra h

Vụ tử vong của quân nhân Trần Đức Đô

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  04/07/2021 Quân nhân Trần Đức Đo tử vong đột ngột hôm 26/6 khi đang làm nghĩa vụ quân sự, gia đình nghi ngờ người thân đã bị đánh đến chết. Ảnh chụp Youtube RFA Phạm Nhật Bình –  Việt  Tân T rong những ngày vừa qua, cái chết của quân nhân 19 tuổi Trần Đức Đô khiến cho dư luận mạng xã hội bàn tán xôn xao. Đa số đều tỏ ra thương xót và bất bình trước cái chết của thanh niên này. Tại sao xã hội lại bất bình trong vụ Trần Đức Đô tử vong? Theo dõi diễn tiến nội vụ được ghi nhận như sau: – Tin về cái chết của Trần Đức Đô được đơn vị báo về gia đình vào chiều ngày 26 tháng Sáu nhưng không nói rõ lý do tử vong. Vì biết con mình mạnh khỏe trong thời gian được huấn luyện, gia đình đã lên tiếng thắc mắc và đòi phải công khai nguyên nhân tử vong. – Hai ngày sau, ngày 28 tháng Sáu trên báo chí lề đảng, Trung Tướng Dương Đình Thông, Chính Ủy Quân Khu 1 nói “ Hiện chưa có kết luận cụ thể nhưng câu chuyện một quân nhân bị đánh dẫn tới tử vong là không chính

Tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu bị biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  04/07/2021 RFA NGÀY 2 tháng 7, gia đình của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu thông báo nhận được tin bà Cấn Thị Thêu đang bị biệt giam trong trại tạm giam công an tỉnh Hoà Bình mà không rõ lý do. Chị Trịnh Thị Thảo, con gái của bà Cấn Thị Thêu cho RFA biết qua điện thoại. “ Tôi mới nhận được tin là trong trại giam thì mẹ tôi đang bị biệt giam, nghĩa là một mình bị giam một phòng. Thông tin đưa ra là thời tiết miền Bắc Việt Nam đang rất nóng, nóng một cách khủng khiếp, trong trại giam nơi mẹ tôi bị giam giữ thì đã có nhiều ca cấp cứu vì quá nóng” . Gia đình cũng cho biết là đang rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của bà Thêu. “Mẹ tôi có dặn các bạn ở phòng bên cạnh là nếu mẹ tôi đập cửa thì hô hoán để đưa mẹ tôi đi cấp cứu nên tôi ngại rằng tình trạng sức khoẻ của mẹ tôi bây giờ đang rất nguy hiểm ”. Cô Trịnh Thị thảo nói thêm. Hiện gia đình không có bất cứ cách thức liên lạc nào để nắm được tình hình của bà Thêu, phía trại giam từ chối cho gia

Vì sao cuộc “giải cứu” từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  04/07/2021 Các sinh viên từ Hải Dương hô khẩu hiệu trên máy bay, vào Sài gòn Khanh Nguyen CÓ một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để “giải cứu”, không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc “giải phóng” lần hai. Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình – mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp. Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới – bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán – mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết – là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn, hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số

Từ cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, nghĩ về nhu cầu cần một chế độ dân chủ

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  04/07/2021 Nguyen Huy Vu VỤ việc của quân nhân Trần Đức Đô, người đầy thương tích, bị chết trong khi tại ngũ và bị Quân khu 1 cho là treo cổ tự tử, cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc. Nói ra điều này sẽ khiến nhiều người buồn, nhưng đó là một thực tế. Hãy thử đặt trường hợp bạn là gia đình của em Đô, bạn sẽ làm gì? Chính quyền cho cắt Internet toàn bộ khu vực để không cho bạn phát video trực tiếp. Chính quyền cho công an phong toả mọi ngả đường vào nhà, giám sát người nhà, kiểm tra người lạ tiếp xúc với gia đình. Chính quyền không cho để xác em Đô vào bất cứ bệnh viện nào. Hàng xóm góp tiền mua tủ đông để giữ xác em thì chính quyền cho cắt điện. Gia đình buộc phải đưa tủ đông ra ngoài nghĩa trang và chạy máy phát điện thì công an cũng phong toả. Và việc chạy máy phát điện để duy trì tủ đông, ướp xác em Đô sẽ kéo dài trong bao lâu? Chắc chắn là không nhiều. Một gia đình đau đớn, kiệt quệ về tinh thần, bị cô lập, bị khủng bố và áp lực, sẽ nhanh c

Đại bàng doanh trại quân đội, những thối nát đằng sau một hiện tượng

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  04/07/2021 Đỗ Ngà NƠI nào không có sự hiện diện của luật pháp thì nơi đó xuất hiện tội ác. Tổ chức mafia, xã hội đen, giang hồ cát cứ vv… là những dạng như thế. Dùng hình thức đánh đấm, thậm chí nhục hình để buộc đối tượng phải phục tùng. Đấy là ngoài xã hội. Xã hội vốn rộng lớn, luật pháp không thể phủ kín nên thế giới tội phạm nổi lên đâu đó. Nơi càng đông người, càng có thành phần xã hội phức tạp thì tội phạm càng nhiều. Gần như xã hội nào cũng có tội phạm nhưng vấn đề là ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện tượng tội phạm xuất hiện ngay trong phạm vi rất nhỏ hẹp, nơi mà công an tính trên đầu người rất cao như trại giam mà thành phần tội phạm vẫn lộng hành. Hiện tượng băng đảng lộng hành trong trại giam được mọi người gọi là hiện tượng “đại bàng trại giam”. Hiện tượng “đại bàng trại giam” là một hình thức, những bọn tội phạm “có số má” ra tay hành hạ những và thậm chí hành quyết những tù nhân mới.  Quân đội là nơi có luật