Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 1, 2016

Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam

Hình ảnh
Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016. Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm. Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế. Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ư

Việt Nam cấm sử dụng hải sản không an toàn từ miền Trung

Việt Nam cấm sử dụng hải sản chết dạt bờ hoặc đánh bắt gần bờ có kết quả kiểm định không an toàn sau thảm họa cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.

Việt Nam sẽ tiếp tục biểu tình vụ cá chết miền Trung

Hình ảnh
Người biểu tình với biểu ngữ kêu gọi 'cứu biển' Việt Nam trong cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 1/5/2016. Lời kêu gọi toàn dân tiếp tục xuống đường vì môi trường được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội hôm nay (6/5) sau một tháng chưa được công bố thủ phạm gây cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bấm vào để nghe phần âm thanh Theo thư ngỏ phổ biến trên mạng, biểu tình dự kiến diễn ra vào 9 giờ sáng chủ nhật 8/5 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Công viên 30/4 Sài Gòn, Công viên Tứ Tượng ở Huế, hay ‘bất cứ địa điểm công cộng nào ở các tỉnh khác’. Thư viết ‘Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu’ để yêu cầu chính phủ công bố ‘thủ phạm đầu độc biển miền Trung’. Thư kêu gọi người dân tiếp tục tuần hành để phản đối việc chính phủ trì trệ công bố nguồn gốc gây cá chết, đàn áp những người biểu tình ôn hòa và bắt bớ các nhà báo độc lập đ

Truyền hình vệ tinh VOA 7/5/2016

Việt Nam sẽ tiếp tục biểu tình vụ cá chết miền Trung. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Nhật cấp thêm tàu tuần tra. Nhật Bản thúc đẩy vai trò trong ASEAN, thách thức Trung Quốc. Khai mạc đại hội Đảng Công nhân lần thứ 7 tại Bình Nhưỡng. Apple chứng kiến doanh thu sụt giảm. Camera thông minh phát hiện được kẻ đột nhập trong nhà.

Vì sao cờ đỏ ‘biến mất’ trong cuộc biểu tình ngày 1/5 năm 2016?

Hình ảnh
Người dân Hà Nội xuống đường biểu tình vụ cá chết, ngày 1/5/2016. ‘Biến mất’ Quan sát rất kỹ từng chi tiết qua nhiều video về cuộc biểu tình môi trường nổ ra ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác, một ký giả quốc tế thường trú tại Việt Nam đã nêu ra một nhận xét tinh tế với tôi: không còn thấy cờ đỏ - quốc kỳ Việt Nam - như vẫn thường hiện diện trong nhiều cuộc biểu tình trước đây. Tôi cũng ngạc nhiên như anh. Trong đất nước ngày càng trở nên quá bất thường về biến động tâm trạng chính trị này, có những điều mà mắt thường không thể nhìn thấy được, dù hình ảnh của chúng chợt lồ lộ nơi công cộng vào một lúc nào dó ta khó ngờ nhất. Nhận định của ký giả trên đã được xác nhận bởi những người tham gia cuộc biểu tình ngày 1/5. Từ nhiều góc ở nhiều khu vực, kể cả những góc khuất, người ta đều hầu như không nhận ra bóng dáng quốc kỳ Việt Nam được đám đông biểu tình sử dụng. Những tấm ảnh có thấp thoáng cờ đỏ và cờ búa liềm lại chỉ là cờ được các nhà dân và

‘Những ngày cuối cùng ở Việt Nam’

Hình ảnh
Ảnh minh hoạ: Một người Việt tị nạn cầu nguyện cho đất nước cạnh hàng rào với 60,000 nơ vàng vinh danh những người hy sinh trong chiến tranh Việt Nam trên hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego, ngày 26/4/2015. Đây là tên một bộ phim tài liệu mới được sản xuất trong năm 2014, tên gốc tiếng Anh là “The last days in Vietnam”, của đạo diễn Rory Kennedy, được đề cử là phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2015. Đây là một bộ phim rất hay, và nếu được mô tả theo một cách khác, tôi muốn gọi  đây là bộ phim hay đến “nổi da gà”, bởi vì nó  trình bày sự thật rần trụi về quang cảnh cảnh những ngày cuối cùng tại thành phố từng được mệnh danh là  “hòn ngọc Viễn Đông” trước lúc nó vĩnh viễn biến mất khi bị miền Bắc Việt Nam chiếm đóng vào tháng tư năm 1975. Xem bộ phim này quả là cách “ăn mừng” độc nhất vô nhị của một cô gái Hà thành khi sắp đến ngày đại lễ của đất nước, 30/4. Phim được trình chiếu trên Netflix. Độc giả nào có tài khoản trên đó thì hoàn toàn có thể vào xem. Tôi đã không thể

Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An

Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân. Khai thác Titan và chiếm trọn Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc:  “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”. Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy

Không tắm hay ăn cá mà cũng ung thư

Hình ảnh
Hình ảnh các vị lãnh đạo Đà Nẵng tắm biển và mua cá sáng 1/5/2016. Photo courtsy of tuoitre.vn “Ông Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ xuống biển Mỹ Khê tắm và những thuyền thúng của ngư dân cập bờ, hàng trăm người chen chân mua cá” là cái tít được báo chí nhấn tới nhấn lui như có ý cho người dân Đà Nẵng yên tâm rằng hai ông cao nhất thành phố cùng các ông kém cao khác còn không sợ biển thì không lý gì người dân phải sợ. Báo chí lề đảng có cơ hội bơm thổi và các chuyên viên công bộc ăn lương chế độ đã tận lực ca ngợi như những hành động anh hùng, hay ít ra cũng là những tín hiệu cho thấy nhà nước lo lắng cho công ăn việc làm của người dân đến mức quên mình. Vậy mà xem ra người dân khắp nơi không tin tưởng một mảy may nào, mặc dù đâu đó vẫn còn những bài báo hướng người dân vào niềm tin rằng biển dã sạch, cá không còn nhiễm dộc và mọi thông tin về Formosa là không đáng tin và thậm chí còn bị cho là phản động. Nhưng cái thời đóng cử

Trung Quốc xả độc trên biển

Hình ảnh
Tàu cá Việt Nam ở vùng biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hôm 17/1/2016. Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao. Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây. Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời

Thương lắm Kỳ Anh

Hình ảnh
Chưa kịp mừng thì đã vội lo Lòng thảng thốt như ngồi trên đống lửa Kỳ Anh ơi Sao cháy lòng thương nhớ Mảnh đất nghèo đeo đẳng nỏ buông tha Tưởng có rồi khu công nghiệp Formosa Tỉnh sẽ giàu lên, dân lành tươi cuộc sống Nhìn nhà máy với bao nhiêu hi vọng Mà giờ đây Nước mắt đã rưng rưng Biển Kỳ Anh từng xinh đẹp vô cùng Như tuổi em cũng vừa mười tám Bờ cát mịn dấu chân mềm theo nắng Chiều nghiêng thuyền cá mực ắp đầy ghe Giờ bố nghẹn ngào, mẹ bước rối chân đi Làng biển khóc vùi như tang khó Con thuyền xót xa gục trên bờ cỏ Lưới cũng buồn không vá nổi niềm đau Biển còn xanh mà biển chết vì đâu Độc tố giết bao sinh linh bé bỏng Nhìn nhà máy với bao nhiêu hi vọng Giờ thấy ghê ghê như lũ giết người! Kỳ Anh ơi Bao giọt lệ tuôn rơi Con cá tội tình chi mà để người chối bỏ Có phải vì đời ta khốn khó Nên đã bán mình Tham đĩa bỏ mâm? Mảnh đất nghèo vốn khó cái ăn Cuộc sống mưu sinh chỉ nhờ vào lòng biển Công nghiệp hóa giàu chưa kịp đến Đã thấy cái nghèo neo kiếp sống ngư dân Ôi biết nói sao T

Bác ơi..!!!...Bác đâu rồi...???

Hình ảnh
Bác đâu rồi...sao chẳng ghé Miền Trung? Để lắng nghe về một vùng Biển bạc. Đêm hôm qua con lại mơ về Bác. Khóc với Người chuyện tàn ác thế gian. Bác đâu rồi...khi vọng tiếng lầm than. Giặc ngoại xâm đang tràn sang Đất Nước. Chúng hung hăng chiếm biển trời ngang ngược. Con sợ rằng Tổ Quốc sẽ lâm nguy. Bác đâu rồi...khi biển chết dần đi. Vũng Áng nay đâu còn gì tươi đẹp. Họ đang tâm đổi một nhà máy thép. Hủy môi trường. cá tép, với người dân. Quan mở mồm phát biểu thối như phân. Họ chỉ quan tâm đến hầu bao căng đét. Phát biểu ngu mà không hề hổ thẹn. Chỉ giỏi bào mòn vơ vét của công Họ quên lời tuyên thệ với Non Sông. Mù quáng ăn những đồng tiền dơ bẩn. Báo đài đăng sự thật thì ngăn cấm. Mặc dân nghèo kề cận nghiệp trắng tay. Con cũng mừng khi đất nước đổi thay. Đang vươn tới sau từng ngày Bác ạ. Nhưng đêm qua tiếng kêu từ biển cả. Sóng gọi về đau xót quá Bác ơi. Việt Nam mình có Biển chẳng được bơi. Họ phát ngôn những lời nghe chán ngắc. Cái nguyên nhân làm cá tôm chết sặc. Tạ

Trao đổi thư tín ngày 06.05.2016

Hình ảnh
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016 Tuần hành kêu gọi tìm nguyên nhân cá chết Trong tuần qua, dư luận trong và ngoài nước vẫn theo dõi sát sao thông tin liên quan hiện tượng 100 ngàn tấn cá xác chết nổi dọc bờ biển miền Trung Việt Nam. Vào hôm Chủ nhật, mùng 1/5, một cuộc tuần hành ôn hòa tự phát được ghi nhận đông đảo nhất kể từ sau tháng 4 năm 1975 ở các thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn với khoảng vài ngàn người tham gia kêu gọi chính phủ Việt Nam nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây nên thảm họa này suốt một tháng ròng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội cũng như môi trường biển. Tuy nhiên, không một cơ quan truyền thông chính thống nào ở Việt Nam đưa tin về cuộc biểu tình này trong khi hình ảnh những người xuống đường bị đánh đập bởi các lực lượng an ninh trật tự mặc sắc phục được các cơ quan truyền thông quốc tế đăng tải cũng như được chia sẻ trên khắp trang mạng xã hội. Quý