Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 2, 2015

Hiroshima: 'Bức hình hiếm của sự sống'

Hình ảnh
Nguyễn Hoàng BBC tiếng Việt, Tokyo Chỉ sau một ngày khi trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, quân đội Mỹ đã điều lính tới thành phố này để tịch thu tất cả phim ảnh mà các phóng viên chụp vào buổi sáng kinh hoàng này. Bức hình được chụp khi phóng viên ảnh Matsushige lấy được can đảm sau 20 phút do dự ban đầu. Bảy năm sau khi cuộc chiến kết thúc, tức vào tháng 9/1952, công chúng Mỹ và thế giới lần đầu tiên mới được thấy những tấm hình ghi lại điều gì xảy ra trong những giờ đầu tiên sau khi bom nổ. Một trong vài bức hiếm hoi đã ghi lại hình các nạn nhân trên cây cầu Miyuki ở thành phố này, được chụp khoảng 3 giờ sau khi bom nổ. Bức hình của phóng viên ảnh Yoshito Matsushige, chụp gần đầu cây cầu này, cho thấy một nhóm người sống sót và ngay sát họ có những người đã chết. Mitsuko Kouchi lúc đó 13 tuổi, đang học cấp hai, là một trong số những người trong ảnh. Bà Kouchi năm nay 83, tuổi. Vào ngày 08/06/1945 đang theo học cấp hai ở Hiroshima. Trong cuốn phim tài l

Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức

Hình ảnh
Anh Vũ, thông tín viên RFA Người Chăm chơi âm nhạc truyền thống tại Tháp Chàm Po Nagar ở Nha Trang. Dân tộc Chăm là một trong hơn 50 sắc dân ở VN. Cho đến nay nền văn hóa của sắc tộc thiểu số Chăm vẫn được bảo tồn và đứng vững trước các tác động của lịch sử và xã hội. Vì sao nền văn hóa Chăm lại được gìn giữ, bảo tồn và trong tương lai nó còn gặp những thách thức gì? Sức sống nền  văn hóa Chăm Dân tộc Chăm là cư dân của quốc gia Chăm pa cổ từng tồn tại trong khoảng thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ XIX, từ Quảng Bình đến Ninh thuận. Lịch sử đã ghi nhận quốc gia Chăm pa và dân tộc Chăm đã từng có một giai đoạn phát triển rực rỡ, cho đến đầu thế kỷ thứ XIX lúc bị Nhà Nguyễn sát nhập hoàn toàn vào VN. Hiện nay, dân tộc Chăm có khoảng 20 vạn dân, sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Cộng đồng người Chăm với nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, như tín ngưỡng dân

Quan hệ Việt-Mỹ có đồng sàng dị mộng

Hình ảnh
Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi cho BBC từ Ottawa, Canada Sáng ngày 7/8/2015, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry đã có buổi tiếp kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam bắt tay với các thành viên phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu hôm 7/8 Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông trong cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ khi ông nhậm chức vào tháng 2 năm 2013. Các cơ quan truyền thông cho biết Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam lần này nhân kỷ niệm 20 năm ngày Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thiết lập bang giao, bình thường hóa quan hệ. Theo chương trình nghị sự thì ông Kerry sẽ gặp người đồng nhiệm, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và một số nhà lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam để trao đổi về những vấn đề song phương, an ninh Biển Đông và các vòng đám phán TPP hiện nay. Ngoài ra, ông Kerry còn tham gia các hoạt động kỷ niêm 20 năm thiết lập bang giao Việt-Mỹ. Ông Kerry được dẫn lời đã tuyên bố tạ

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa

Hình ảnh
Thanh Trúc, phóng viên RFA Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015  Ảnh do văn phòng DB Alan Lowenthal gửi RFA Dân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam. Vận động trùng tu nghĩa trang Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết: "Thực tế tôi nghĩ đã có một ít tiến triển khá tích cực, thế nhưng tôi không tin chắc rằng chính quy

Trao đổi thư tín với thính giả 07.08.2015

Hình ảnh
Hòa Ái, phóng viên RFA Bức tượng ông Hồ Chí Minh tại một công viên ở thành phố Cần Thơ, ảnh chụp hôm 11/12/2014 Thông tin về tỉnh Sơn La thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí dự kiến lên đến 1400 tỷ đồng. Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, ông Cầm Ngọc Minh, hôm mùng 6 tháng 8, nói với báo giới rằng “chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi” khiến công luận trong và ngoài nước mạnh mẽ lên tiếng phản đối đề án này. Tượng đài Hồ Chí Minh  ... Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng những ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về trong tuần qua. “Điều này chứng tỏ rằng tỉnh Sơn La rất giàu có nên mấy ông lãnh đạo có ý định chơi ngông. Các ông nên xem lại còn bao nhiêu cây cầu giống như cầu Chu Va rồi hãy làm tượng đài cũng không muộn”. “Những người đưa ra ý tưởng và thông qua ý tưởng đó tôi tin chắc đằng sau những việc này có những lợi ích bất chính, khuất tất. Có thể là sự tham ô, tham nhũng thông qua hình thức lãng phí vô

Tư tưởng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị'

Hình ảnh
Ngày 09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó. Tròn 20 năm trước, ông Võ Văn Kiệt gửi một bức thư nổi tiếng nêu quan điểm và tư tưởng của ông về nhiều vấn đề chiến lược của Việt Nam cho Bộ Chính trị ĐCSVN. Tròn 20 năm sau sự kiện này, trao đổi với BBC từ Hà Nội, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nhìn lại bối cảnh, ý nghĩa của bức thư này và cho rằng tư tưởng trong bức thư 'Gửi Bộ chính trị" của ông Võ Văn Kiệt vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự. Bà nói với BBC hôm 08/8/2015: "Tôi nghĩ cả bốn điểm cốt lõi trong thư của ông Võ Văn Kiệt đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thực tế của nó. Lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát