Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 9, 2023

Trở về phố cũ.

Hình ảnh
  Trở về phố cũ. Tôi trở về con phố cũ hoàng hôn  Qua góc quán liêu xiêu gầy xác lá Phố thân quen bỗng bây giờ xa lạ  Có lạc không? Hay thiếu một điều gì...  Tôi về đây nghe phố hát thầm thì  Mồi điếu thuốc chân tìm trong hoang hoải Chiều hò hẹn mơ dấu thời vụng dại  Kỉ niệm nào xa ngái những mùa qua.  Gió dạt dào gọi mãi bóng hình xa Trời trở lạnh mưa rạt rào khắp lối  Giọt lệ đầy thấm mòn trên mái ngói Hóa rêu xanh phong kín gót chân sầu.  Tôi trở về mà chẳng thấy người đâu  Hay đã lỡ mối tình duyên một thuở Mắt ai rưng màu hoa tim tím nhớ Có thương người mòn mỏi đứng chờ mong?  Tôi về đây dư hương giấu trong lòng  Mưa kín lối phố chuyển mình như thế  Độ tan tầm người ta đông như lễ  Ấy vậy mà vẫn thiếu một bàn chân...  [Huỳnh Minh Nhật] Chúc các bạn tối cuối tuần nhiều yêu thương

Vatican sắp có một đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  17/07/2023 Reuters CÁC nguồn tin cho hay Vatican và Việt Nam sắp đạt một bước tiến quan trọng trong quan hệ với việc tiến đến hoàn tất một thỏa thuận mà theo đó Hà Nội sẽ cho phép Tòa thánh có một đại diện thường trú tại quốc gia cộng sản này. Thỏa thuận có thể sẽ được công bố trong chuyến thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, theo một quan chức cấp cao của Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội quen thuộc với vấn đề này. “Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh dấu một bước ngoặt,” quan chức cấp cao của Vatican nói với Reuters. Vatican đã yêu cầu Hà Nội cho phép một đại diện của Giáo hoàng thường trú trong hơn 10 năm qua. Một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được vào năm ngoái. Cả hai nguồn tin cho biết Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ tiếp đón Chủ tịch Võ Văn Thưởng. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa Giáo hoàng và một chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi Chủ tịch Trần Đại Quang đến thăm Vatican vào năm 2016. C

Khi NATO muốn chiếu tướng Trung Quốc

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  17/07/2023 (RFI-News) TẠI hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania (Litva) tuần qua, đề cập Trung Quốc, thông cáo chung của lãnh đạo các nước NATO nêu: “Trung Quốc sử dụng một loạt công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường dấu ấn toàn cầu và phô trương sức mạnh”. Cũng theo thông cáo, “các hoạt động phối hợp độc hại trên không gian mạng của Trung Quốc cũng như những luận điệu đối đầu và thông tin sai lệch của họ nhắm vào các đồng minh và gây tổn hại cho an ninh” của NATO. Bên cạnh đó, lãnh đạo của Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand cũng được mời dự hội nghị trên và được NATO chỉ định là “đối tác trên toàn cầu” và có một phiên họp riêng cùng các đối tác châu Á – Thái Bình Dương này. Động thái trên của NATO đã khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ. Cụ thể, Phái bộ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng nội dung liên quan Trung Quốc của thông cáo trên đã bóp méo quan điểm và chính sách của Trung Quốc, đồng thời

Phiên tòa không có “bên bị hại”

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  17/07/2023 Tùng Phong  (SGN) ĐIỀU kỳ lạ nhất của phiên tòa thế kỷ này là không có bóng dáng “bên bị hại”. Tất cả 54 người, gồm 21 cựu quan chức, viên chức cùng liên đới, cấu kết, đưa hối lộ, nhận hối lội, ép buộc doanh nghiệp, môi giới, chạy án… với số tiền tham nhũng khoảng 180 tỷ đồng (tương đương $8 triệu Mỹ kim) theo như truyền thông trong nước đưa tin. Một con số khiêm tốn hơn rất nhiều con số $300 triệu Mỹ kim được nhiều người ước tính dựa trên số lượng hơn 800 chuyến bay và gần 200.000 lượt người. “Bên bị hại” trong những “chuyến bay giải cứu” không ai khác là 200.000 người được “giải cứu”. Để có một chiếc vé một chiều từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… thì du học sinh, người lao động Việt Nam phải trả từ 40-50 triệu đồng. Còn vé từ Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Châu Phi là hàng trăm triệu. Chưa kể người dân còn phải chi trả các “combo dịch vụ bắt buộc” với cái giá cắt cổ. Họ là nạn nhân của

Chiến lược về Trung quốc

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  17/07/2023 Timothy Trinh CỘNG hòa Liên bang Đức hôm thứ Năm đã công bố chiến lược đầu tiên về Trung Quốc, đánh dấu sự thừa nhận chính thức rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức cũng như Liên minh Châu Âu (EU) đã thay đổi – và cách tiếp cận, chính sách kinh tế và an ninh cũng cần phải thay đổi. Tài liệu “Chiến lược về Trung Quốc”, dài 64 trang, gồm có phiên bản tiếng Đức và tiếng Anh, cho rằng: Trung Quốc là một “đối tác”, nhưng đồng thời cũng là “đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống”. Trong phần mở đầu, nói về quan hệ giữa hai quốc gia, tài liệu đưa ra các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi sách lược của Đức đối với Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, và có những hành động “cản trở các liên lạc với xã hội dân sự, phương tiện truyền thông, viện nghiên cứu và các cơ quan chính phủ”. Điều này đã có tác động đến sự trao đổi giữa Đức và Trung Quốc. Thứ nhì, Trung Quốc thực thi các chiến lược kinh tế “nhằm

Điều tài tình nhất của đạo diễn bộ phim “Chuyến bay giải cứu”

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  17/07/2023 Tùng Phong (SGN) PHIÊN tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra tại Hà Nội có vẻ giống như một cuộc tấu hài: Một viên thiếu tướng công an nói rằng hắn “vì thương người mà phạm tội”, xin được khoan hồng bởi tuổi cao, mắc bệnh nan y; Một viên thứ trưởng thì “không nhận thức được hành vi phạm tội” khi nhận hơn 21 tỷ đồng; Một viên cục phó thì kể lể 35 năm công tác rất trong sạch, chỉ sáu tháng cuối cùng thì “vấy bẩn”; Một viên phó chủ tịch tỉnh thì trình bày đem tiền tham nhũng đi làm việc có ý nghĩa… Những phát ngôn mà có lẽ chỉ những “người miền Bắc, có lý luận” mới có thể nghĩ ra ( 21 cựu quan chức, viên chức trong 54 bị can vụ án đều là người miền Bắc và Bắc Trung Bộ) . Kỳ thực, đó là những lời nói rất… chân thật. Nó cho thấy trong “nhận thức” của họ, nhận tiền hối lộ không phải là hành vi sai trái, thậm chí là bình thường. Họ nghiễm nhiên cướp bóc, “làm tiền” từ những đồng bào trong hoàn cảnh khốn cùng, từ người dân

21,5 tỉ là ngần nào?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  16/07/2023 Lao Ta THỰC ra thì 21 tỉ đồng mà ông Tô Anh Dũng nhận trong vụ án mang tên “Những chuyến bay giải cứu” chưa phải là lớn. Nó chỉ lớn với những kẻ thu nhập 1 usd một ngày. Nó chỉ lớn so với thu nhập bình quân đầu người 100 triệu cho cả năm. So với hàng ngàn tỉ, hàng chục ngàn tỉ, vài chục ngàn tỉ…thì nó đúng là con muỗi đậu trên lưng con trâu. Nhưng nó ấn tượng và sẽ lưu sử xanh ở chỗ người nhận, vốn là thứ trưởng, tức quan thị lang, phó của thượng thư, hàng tòng tam phẩm xưa, lại không coi đó là tiền người khác hối lộ. Chúng ta sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Một nông dân vặt quả dưa chuột của hàng xóm, cũng biết rõ mình đang ăn trộm. Còn một quan tòng tam phẩm, chứng chỉ đạo đức cách mạng đẳng thân, lại không coi việc thò tay nặn túi hàng ngàn người, là hành vi ăn cắp? Thế thì thời đại lụn bại đến cấp rực rỡ vinh quang vô địch là có thật rồi. Sở dĩ tôi ngứa tay viết mấy dòng, là bởi trong trí nhớ đang suy tàn của mình

Tôi nghiệp ông Đại sứ

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  16/07/2023 Xuân Sơn Võ TRONG cuộc đời hành nghề y của mình, điều mà tôi cảm thấy may mắn nhất, là được tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp người trong xã hội. Nhờ nghề nghiệp của mình, tôi đã từng tiếp xúc từ người Âu Mỹ da trắng hay da đen, đến những tộc người thiểu số rất hiếm ở Việt Nam, từ cán bộ lãnh đạo cao cấp, đến cán bộ cấp thấp nhất, từ học sinh mẫu giáo, tiểu học, đến sinh viên đại học, các giáo sư, từ đại gia tỉ đô đến người nghèo không có tiền cho một bữa ăn, từ bác sĩ, luật sư, hoa hậu, người mẫu, đến cô gái điếm đứng đường… đủ cả. Tôi có nhiều bệnh nhân là ngư dân. Còn nhớ cái xã Phước Tỉnh ở Bà Rịa. Phải có tới vài trăm người của xã này là bệnh nhân của tôi trong khoảng hơn 10 năm qua, có gia đình cả ba đời đều được tôi mổ. Hồi nãy, tình cờ bà xã xem Youtube, nghe ké mới biết, đã có lúc Phước Tỉnh được coi là xã giàu nhất Việt Nam. Nhưng người dân ở đó thì ăn mặc và phong thái của họ hoàn toàn không sang chảnh, thậm chí còn có

Kinh & Thượng

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  16/07/2023 Tưởng Năng Tiến TÔI nghe T.S  Mạc Văn Trang  than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.  Hôm 07/01/2023, blogger  Trân Văn  (VOA) tường thuật: “Năm nay, chuyện thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT ngủ quên, hư xe … được CAND hỗ trợ nên vẫn có thể dự thi, tiếp tục chiếm phần đáng kể trong nội dung của nhiều cơ quan truyền thông chính thức và trên mạng xã hội… có lẽ video clip được giới thiệu trên trang facebook có tên ‘ Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước’  thuộc loại được chia sẻ nhiều nhất và kèm theo nhiều bình luận nhất: Viet Duong : “Hình như chở lộn phu

Phận dân

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu -  16/07/2023 Nguyễn Thông NHỮNG ngày qua, và sẽ còn khá nhiều ngày nữa, từ quan tới dân, từ báo chí truyền thông mậu dịch tới mạng xã hội, từ thông tấn xã quốc gia tới thông tấn xã vỉa hè, người ta chú mục, hợp khẩu, tập trung sự quan tâm vào phiên tòa, một phiên tòa ô nhục nhất thế giới, nói như nhà báo Trương Huy San hay còn gọi là Osin Huy Đức, “vụ án đang xử trong tuần là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế”. Tòa ấy xử đám đ.ầu t.râu m.ặt n.gựa trong cái gọi là “chuyến bay giải cứu”. Rồi không biết kết thúc sẽ như thế nào, nhất là nó bị phụ thuộc vào luật pháp và tòa án xứ này. Điều gì cũng có thể xảy ra mà không cần theo luật. Nhà thơ dân gian Bảo Sinh thốt lên chua chát “Bãi phân xử tội con dòi/Vì đâu mày lại nảy nòi sinh ra”. Chỉ có điều, bác Bảo Sinh, và cả nhà báo Osin nữa, chưa hình dung hoặc chưa nói ra điều khác còn ghê gớm hơn. Tòa “chuyến bay giải cứu” nà

Làm gì tiếp khi Trung Quốc đẩy mạnh ‘tam chủng chiến pháp’ trên Biển Đông?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  15/07/2023 Hoàng Trường Cụ Phan Chu Trinh từng có lời khuyên đến nay vẫn nguyên tính thời sự: “Không bạo động, bạo động tất chết!… Dân nước ta, ai mà ham mến tự do, xin có một vật rất quý báu tặng đồng bào, đó là “Chi Bằng Học”. NHỮNG ngày này, Trung Quốc triển khai “dư luận chiến” về Biển Đông khá cấp tập. Đây là một trong  “tam chủng chiến pháp”  (tức là một trong ba cuộc chiến về pháp luật – tâm lý – dư luận). Để đối phó với “ba loại hình chiến tranh” này, Hà Nội có đề ra  “tam công pháp”.  Muốn không để lọt lưới  “đường lưỡi bò”, phải hết sức quán triệt “tam công pháp” . “Dư luận chiến” là quá trình sử dụng dư luận như một vũ khí tuyên truyền thông qua các hình thức đa dạng, từ phim ảnh đến truyền thông, để làm suy yếu ý chí chiến đấu của đối phương, trong khi bảo đảm sức mạnh tinh thần và sự đoàn kết thống nhất giữa các quan điểm dân sự và chính trị của Trung Quốc. Mục tiêu của loại hình này là  “dùng dư luận khắc chế dư luận”,  nh