Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 27, 2015

Campuchia trục xuất hơn một nghìn người Việtsự

Hình ảnh
Người biểu tình Campuchia đốt cờ Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh hồi cuối năm 2014. Gần 2 nghìn người, phần lớn là người Việt, đã bị chính quyền Phnom Penh trục xuất trong 9 tháng đầu năm 2015, số liệu của chính phủ Campuchia cho biết. Tính từ tháng Một tới tháng Chín năm nay, 1.919 người đã bị đuổi khỏi vương quốc này, trong đó có 90% là người gốc Việt. Theo con số mà cơ quan nhập cảnh Campuchia công bố, tỷ lệ người Việt Nam bị trục xuất gia tăng kể từ năm ngoái. Năm 2014, trong khoảng thời gian từ tháng Bảy và tháng 12 khi số liệu được ghi nhận, có 1.307 vụ trục xuất, trong đó người Việt chỉ chiếm hơn 80%. Phe đối lập Campuchia bấy lâu nay thường sử dụng “con bài” người Việt ở Campuchia để cáo buộc chính quyền Phnom Penh nhân nhượng Hà Nội. Chưa rõ là việc Campuachia trục xuất nhiều người Việt như trên có nhằm mục đích chứng tỏ sự cứng rắn đối với vấn đề nhập cư cho những người phản đối thấy hay không. Ngoài người Việt, các di dân trá

7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 03.10.2015

Hình ảnh

Campuchia xét xử thượng nghị sĩ phản đối bản đồ biên giới với Việt Nam

Campuchia mở phiên xét xử một thượng nghị sĩ đối lập về các tội danh có mức hình phạt lên tới 17 năm tù vì những bình luận của ông trên Facebook chống lại hiệp định biên giới với Việt Nam. Tòa án ở Phnompenh hôm nay bác yêu cầu được tại ngoại hầu tra vì lý do sức khỏe của nhà lập pháp Hong Sok Hour nhưng không cho biết nguyên nhân. Vụ bắt giữ ông Hour hôm 15/8 là một trong chuỗi các động thái gần đây của chính phủ Campuchia đối với những nhân vật đối lập chính trị phản đối Thủ tướng Hun Sen

Việt Nam: Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ

Hình ảnh
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam, phân tích về bế tắc chính trị cấp lãnh đạo trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12. Giáo sư Thayer bàn về "hai khả năng" cho ghế Tổng bí thư Đảng. Trong bài viết đăng trên tạp chí  The Diplomat  vào hôm 02/10/2015, ông Thayer cho rằng đấu đá ghế nhân sự cấp lãnh đạo tại Việt Nam và vụ xử nhà báo làm gián điệp cho Trung Quốc đặt ra nhiều câu hỏi về hướng đi tương lai. Giáo sư Thayer mở đầu bài viết bằng việc nói tới thực trạng công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế Xã hội (2016-2020) chậm. Dự thảo báo cáo như vậy được đưa ra 9 tháng trước kỳ Đại hội 11 trong khi lần này đưa ra chỉ có 4 tháng trước. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận tại hội nghị trung ương lần thứ mười một của Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng Năm nhưng không có tuyên bố nào cả. Giáo sư Thayer cho rằng các nhà quan sát tại Hà Nội cho biết Ủy ban Trung ương có thể được triệu tập lại vào tháng

Thư giãn cuối tuần: Anh đùa tôi đấy à ! Chết đéo gì mà lắm thế ?!

Hình ảnh
Đại tang Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to: - Ông kia! Tới có chuyện gì? - Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận! - Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất! - Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không? - Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất! Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm: - Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không? - Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất. - Vậy cho tôi gặp phó phòng! - Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất! - ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế? - ĐKM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù

Dấu hỏi xoay quanh 'vụ gián điệp cho Trung Quốc'

Hình ảnh
Hàng loạt câu hỏi có thể được đặt ra xung quanh vụ Việt Nam đưa ra xét xử một cựu nhà báo bị tình nghi làm 'gián điệp cho Trung Quốc' hôm 30/9/2015, theo một nhà báo độc lập từ Sài Gòn. Bình luận với BBC về vụ án 'hy hữu' được xét xử công khai liên quan tới bị cáo là ông Hà Huy Hoàng, cựu phóng viên báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, vừa bị kết án 6 năm tù trong phiên sơ thẩm diễn ra đúng một ngày trước ngày Quốc khánh năm nay (1/10) của Trung Quốc, vì bị buộc tội 'cung cấp thông tin cho tình báo Trung Quốc', Tiến sỹ Phạm Chỉ Dũng đặt ra bảy câu hỏi, trong đó có mấy dấu hỏi được nhấn mạnh. Đó là tại sao tòa án của chính quyền Việt Nam xét xử công khai mà tin của một số báo đăng tải về vụ xử lại bị gỡ xuống? Nếu vì vụ xét xử gián điệp này mà Tập Cận Bình không muốn đến VN vào tháng 11, phe ‘thân Trung’ ở Hà Nội có thể bị thiệt hại ra sao trước đại hội đảng 12? TS. Phạm Chí Dũng Ai, cơ quan nào đã 'chỉ đạo' việc gỡ này

Việt Nam cần đột phá và khôn ngoan thế nào?

Hình ảnh
Tình hình thế giới và khu vực đang có những chuyển biến mau lẹ và sâu sắc, Việt Nam do đó phải có những 'đột phá' và 'khôn ngoan' về chiến lược, chính sách, theo một cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Trao đổi với BBC tuần này về chiến lược và sách lược của Việt Nam trong lúc Đảng Cộng sản đang trong quá trình gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Toàn quốc lần thứ 12 dự kiến vào đầu năm sau, Giáo sư Tương Lai cho rằng Việt Nam cần phải 'đột phá ra khỏi tư duy cũ kỹ và đường lối bế tắc' mà theo ông đã 'đẩy đất nước lún sâu vào lạc hậu'. Theo nhà phản biện, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, một 'đường lối mới' giúp tạo ra sự đột phá chính là Việt Nam phải 'gia nhập TPP', tức Hiệp định hợp tác Đối tác xuyên Thái Bình Dương. 'Khi giặc đến nhà' Giặc đến nhà rồi, nó vào đến sân rồi, có người láng giềng muốn giúp chúng ta ch

Tổng bí thư Việt Nam: Một trong hai người ‘’miền Nam’’ hay Nguyễn Phú Trọng sẽ ''tái nhiệm''? *

Hình ảnh
Tổng bí thư VN: Một trong hai người "miền Nam" hay Nguyễn Phú Trọng sẽ "tái nhiệm"? Khả năng tái nhiệm Ngày 15 tháng 9, nền chính trị khép kín của Việt Nam bất ngờ bùng nổ với sự ra mắt của một trang web dành riêng để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mười hai và đồng thời việc công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch kinh tế Xã hội cho những năm 2016-2020. Nhân dân Việt nam đã được phép góp ý kiến vào các văn bản dự thảo chính sách cho đến cuối tháng Mười. Văn bản chính sách quan trọng thường được công bố trước kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Kế hoạch kinh tế xã hội 5 nămđã được công bố chín tháng trước đại hội đảng XI vào tháng Giêng năm 2011. Lần này chỉ có bốn tháng còn lại để hoàn tất việc chuẩn bị cho Đại hội XII dự kiến tháng 1 năm 2016. Trước khi ra mắt của trang web và công bố các văn bản chính sách quan trọng, việc chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ mười hai của Việt Nam không tốt.