Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 17, 2019

Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá

Hình ảnh
Published   4 months ago   on   28/07/2019 By   Y Chan Cờ Trung Quốc trong lễ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại toà nhà Quốc hội, thủ đô Canberra, Úc, ngày 17/11/2014. Ảnh: AAP Đài Loan cho dù là “lợi ích cốt lõi nhất”, nhưng trong chiến dịch tuyên truyền gây ảnh hưởng của mình, đối với Trung Quốc (TQ), đảo quốc nhỏ bé này chỉ là một phòng thí nghiệm. Từ những bài học kinh nghiệm có được ở Đài Loan, Bắc Kinh không ngừng vươn vòi ra những thực thể dân chủ khác, tìm cách khuấy đảo và dựng bàn đạp chiến lược. Úc là mảnh đất rộng lớn màu mỡ cho mục đích đó. Với hơn một triệu công dân gốc Hoa, đây là một trong những quốc gia phương Tây có số lượng người gốc Hoa đông nhất. TQ lại là  đối tác thương mại lớn nhất  của Úc. Khoảng 1/3 lượng hàng xuất khẩu của Úc được đưa đến TQ. Trong năm 2017-18, tổng giá trị xuất nhập khẩu hai chiều của hai nước đạt gần 200 tỷ USD, nhiều hơn cả giá trị giao thương giữa Úc và Nhật Bản cùng Mỹ cộng lại (gần 150 tỷ USD).  Giống

Văn minh Trung Hoa & Văn hóa búa liềm

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 24/11/2019 STTD – Tưởng Năng Tiến | Quân tử sống vì nghĩa, tiểu nhân sống vì lợi.  (Khổng Tử) TUẦN lễ cuối tháng bẩy của năm 2019, Tạp Chí Luật Khoa đã đăng tải một loạt bài viết rất cô đọng và giá trị của bỉnh bút Y Chan: Kỳ 1: Đài Loan - Phong lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh Kỳ 2:Úc - Mảnh đất an lành để khai (và) - phá Kỳ 3: Mỹ - vào hang cọp bắt cọp Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn bão Trung Quốc? Chantroimoimedia.com

Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 1: Đài Loan – phòng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh

Hình ảnh
27/07/2019 Đài Loan đang bị Trung Quốc nhuộm đỏ. Minh hoạ: Luca D'Urbino/The Economist Vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ “phòng lab cho dân chủ” (laboratories of democracy) bắt đầu trở nên thịnh hành ở Mỹ.  Khái niệm này được  Louis Brandeis , thẩm phán Tòa án Tối cao vào thời điểm đó, đưa ra trong một phán quyết để bảo vệ quyền của mỗi bang được tự do thử nghiệm các chính sách, phương pháp điều hành quản lý riêng, ngay cả khi chính phủ liên bang chưa chấp thuận (như việc công nhận hôn nhân đồng tính), hay thậm chí những thử nghiệm đó trái với luật của liên bang (như việc hợp pháp hóa cần sa/ marijuana). Việc xem các bang là những “phòng thí nghiệm” là một minh chứng cho tinh thần tự do, khoáng đạt và cả đầu óc thực tế của người Mỹ. Họ biết dân chủ không phải là một thứ chỉ nằm ì trong sách vở, và đặc biệt, nó không phải là thứ mà bất kỳ cá nhân thần thánh hay tổ chức vĩ đại nào có thể độc quyền định đoạt. Có điều không phải ai thích thí nghiệm cũng tôn trọng dân chủ như