Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 28, 2016

Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam

Hình ảnh
Ảnh minh họa: Lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết nguyên đán. Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy…lộc. Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân

Hàng trăm người dân vây trụ sở ủy ban tỉnh để đòi lại biển Sầm Sơn

Hình ảnh
Hàng trăm người dân tụ tập trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa đòi FLC trả lại bãi biển. (Ảnh: Lê Dương). Ảnh chụp màn hình trang web vietnamnet.vn. Hàng trăm người dân đã kéo đến vây quanh trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong kể từ ngày 26/2 đến nay để yêu cầu trả lại bãi biển Sầm Sơn. Theo các nguồn tin trong nước, mong muốn duy nhất của người dân là chính quyền để lại 500 met bờ biển để họ có chỗ neo đậu tàu thuyền, không phải bỏ nghề và chuyển đi nơi khác. Nhưng chính quyền đã không giải quyết yêu cầu của họ mà tiếp tục thu hồi đất ở khu vực neo đậu thuyền, dẫn đến vụ bao vây trụ sở ủy ban. Trong các video clip đăng trên mạng xã hội YouTube, người dân nói chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý giao đất cho tập đoàn FLC để xây dựng các dự án sân golf, resort, khách sạn nghỉ dưỡng…  Một người dân cho biết chính quyền đòi bồi thường 50 triệu đồng cho mỗi chiếc thúng, mủng; 70 triệu đồng cho mỗi bè mảng và ‘đốt đi hay hủy đi hay vứt đi, đó là quyền của cá

Thái độ chính trị của một nghệ sĩ

Hình ảnh
Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng với nghệ danh Vượng Râu. Trong vài tuần gần đây phong trào tự ra tranh cử Quốc hội đã dấy lên sự chú ý của cộng đồng vì các mặt tích cực lẫn tiêu cực của nó. Những người tự ứng cử khẳng định rằng họ sẽ bị cản trở trong tiến trình nộp đơn cũng như ba lần hiệp thương mà Mặt trận tổ quốc sẽ là đơn vị chủ động tuyển chọn qua danh nghĩa của cử tri. Các ứng viên đa số có kinh nghiệm chính trị qua thời gian tham gia các sinh hoạt đòi hỏi dân chủ nhân quyền và vì vậy mọi cản trở, làm khó của chính quyền địa phương không làm họ nản lòng. Tuy nhiên một hình thức khác nhằm tấn công cá nhân người tự ứng cử bằng các bài báo trên hệ thống truyền thông chính thống đã dấy lên sự nóng giận trong quần chúng và dĩ nhiên đối với nạn nhân của nó. Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng với nghệ danh Vượng Râu là một nạn nhân trong đợt tấn công này khi tờ Pretro Times đăng bài viết dài lăng mạ, vu khống anh thậm tệ khi Vượng Râu chính thức cho biết sẽ tự ứng cử vào Quốc hội khóa này.

Tường thuật phiên tòa sơ thẩm xử ông Nguyễn Văn Thông

Hình ảnh

Người dân Sầm Sơn Thanh Hóa tiếp tục biểu tình

Hình ảnh
Người dân tụ tập trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi chính quyền địa phương dành lại cho dân 500 m mặt biển để tiếp tục nghề chài lưới. Sáng hôm nay người dân xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, phường Trường Sơn và phường Bắc Sơn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung trước UBND tỉnh để đòi hỏi chính quyền thực hiện quyền lợi chính đáng của họ, đó là chừa lại một khoảng trống trên bãi biển Sầm Sơn từ 6 tới 7 trăm mét để ngư dân xã Quảng Cư có thể làm ăn sinh sống sau khi chính quyền cho phép tập đoàn FLC trưng thu đất dọc bãi biền để lập khu vui chơi du lịch cao cấp. Người dân bức xúc Một người dân cho chúng tôi biết sự việc đang diễn ra sáng hôm nay: “Nhân dân bây giờ tập trung ngày nào cũng lên tỉnh để đòi quyền lợi. 100% các hộ ở đây đều lên trên tỉnh đòi mặt bể lại cho dân, khi nào đòi được mới thôi chứ không bỏ. Nhân dân quyết tâm đi đòi hết ngày này tới ngày khác, đòi kỳ được thì thôi. Khi nào nhà nước trả bãi bể cho bà con nhân dân đi làm thì mới thôi.

Cuộc trò chuyện cuối cùng với GS Nguyễn Ngọc Bích

Hình ảnh
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, vị Giám Đốc đầu tiên và đáng kính của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do RFA vừa từ trần, khi đang trên đường từ Washington DC đến Manila tham dự một cuộc hội thảo về Biển Đông, hưởng thọ 79 tuổi. Sau đây là cuộc trò chuyện cuối cùng của Ông với chúng tôi, chia sẻ về những tâm tình từ lúc còn là một thanh niên sinh viên đi du học, cho đến sau này.

Trao đổi thư tín ngày 05.03.2016

Hình ảnh
Thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam tại phiên xử phúc thẩm diễn ra tại Long An sáng hôm 2/3/2016. Mục “Trao đổi Thư tín” kỳ này rơi vào thời điểm ngày cuối tuần đầu tiên của tiết trời tháng 3. Sáng sớm trên đường đến đài, cảnh sắc thật thơ mộng với những mái nhà và hàng cây phủ trắng bông tuyết im lìm khiến cho lòng mình có cảm giác thật êm đềm và bình yên lạ. Hòa Ái ao ước chỉ được cuộn tròn trong chăn ấm, thả hồn theo những kỷ niệm gắn kết với những âm thanh rộn ràng của một ngày mới ở xứ sở nắng nóng nơi quê nhà bên kia Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những tiếng vọng từ VN kéo mình trở về với công việc trong đài là trao đổi thư tín với quý thính giả. Và thật sự đối với Hòa Ái, tin tức nổi bật trong tuần qua toàn là những tin buồn. “Trả lại đây, quyền phúc quyết của người dân. Dân biết điều gì dân cần để tự do mưu cầu hạnh phúc. Trả lại đây, quyền chính đáng của người dân. Dân biết chọn gì cho mình cho thái bình non nước VN.” Phiên xử phúc thẩm

Dân oan và sự sợ hãi của chế độ

Hình ảnh
Ngày Quốc Tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam được dân oan ở Hà Nội hưởng ứng hôm 27/2. Cần có sự thay đổi về chính sách đất đai Mặc dù Việt Nam chưa có Luật Biểu tình để người dân có thể phản kháng hợp pháp, nhưng ngày càng xảy ra nhiều vụ biểu tình tự phát với số lượng tham gia từ vài chục, hàng trăm, hàng ngàn tới hàng chục ngàn người. Những vụ việc hệ trọng nhất phải kể đến cuộc đình công biểu tình của 90.000 công nhân Công ty Pouyuen Khu Công nghiệp Tân Tạo TP.HCM vào cuối tháng 3 năm 2015. Đây là cuộc đình công biểu tình không phải để chống giới chủ, mà chống lại chính sách của Chính phủ qua việc tu chính Luật Bảo hiểm Xã hội gây bất lợi cho người lao động. Gần đây là cuộc đình công biểu tình đòi quyền lợi của 20.000 công nhân Công ty  Pouchen ở Biên hòa Đồng Nai trong ba ngày cuối tháng 2 năm 2016. Nhưng diễn biến mới nhất là vụ hàng trăm ngư dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa để phản đối chính quyền tước đoạt kế sinh nhai của họ. Vụ việc kéo dài t

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/2/1979 và âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông

Hình ảnh

37 năm ngày Tổng động viên chống quân Trung Quốc xâm lược

Hình ảnh
Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến. Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km biên giới . Xem chi tiết  đồ họa chiến sự  năm 1979. Mối quan hệ Việt - Trung rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc, trong khi quan hệ Xô - Trung đang căng thẳng. Chiến thắng mùa xuân 1975 theo đánh giá của nhiều nhà sử học thế giới là kết quả Trung Quốc không mong muốn, khi Bắc Kinh và Washington đạt được một số thỏa thuận sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon. Tháng 5/1975, quân Khmer Đỏ đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát dân thường và đứng đằng sau là Trung Quốc tài trợ khí t

35 NĂM LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN TOÀN QUỐC (5-3-1979) - THỜI SỰ ĐẶC BIỆT VTC NGÀY 5-3-2014

Xuất bản 6 thg 3, 2014 (VTC News) - Xem lại bản tin thời sự đặc biệt hôm 5/3/1979 khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc. Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công. Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc. 

Nghe lại bản tin kêu gọi cả nước chống Trung Quốc năm 1979

Hình ảnh
TTO - Ngày 5-3-1979, trong tình thế cấp bách chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến. Toàn văn Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban bố ngày 4-3-1979 được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-3-1979 - Tư liệu Tuổi Trẻ Theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số. Báo cáo của Hội đồng Chính phủ năm 1979 khẳng định cuộc chiến này được đối phương tiến hành theo một kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu. Theo đó, dựa vào số quân rất đông, quân đội Trung Quốc đã cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, lấy ba hướng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn làm trọng điểm. Các hướng đều tập trung lực lượng rất lớn, kết hợp bộ binh, pháo bi