Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 30, 2012

Hoa oải hương

Hình ảnh
Trần Thị Phương Anh 11:59 5/1/2013 Suốt thời Trung Cổ, hoa oải hương (hoa Lavender) được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love). Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương. Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương. Oải hương còn được gói trong nhữn

Giấc Mơ Mùa Đông

Hình ảnh
Buổi sáng cuối tuần ngủ nướng nên gã nằm mơ. Gã mơ thấy mình trở về quê vào mùa đông, gặp lại lũ bạn thuở nhỏ… Giấc mơ mùa đông đã đưa gã về với ký ức tuổi thơ. Ảnh: internet Quê gã ngày đó nghèo lắm. Mỗi đứa trẻ như gã, bình thường toàn đi chân đất. Nhưng mùa đông, trời rét nên phải đi dép nếu không muốn đôi bàn chân xưng phù lên vì bị cước. Nhưng ngày ấy, dép nào có đẹp. Đôi dép đứt quai há mõm ra, đi mà trượt một cái, cả bàn chân chạy tọt lên phía trước, nhưng vẫn đi. Quê gã nghèo nên trẻ con chẳng mấy đứa có quần áo đẹp. Mùa đông, lũ trẻ thường phải mặc áo quần đi học, ngay cả khi ở nhà, cho ấm. Nhiều đứa bạn của gã mặc áo trong áo ngoài, tới 5, 7 cái mà vẫn cứ co ro rét, co ro run... Nhà gã thì tươm tất hơn một chút. Đôi dép gã đi không đứt quai, há mõm ra. Mùa đông năm nào gã cũng được mẹ mua áo len mới. Mẹ của gã thường không thích gã đi nghịch đất với mấy đứa trẻ con trong xóm. Nhưng mà gã mặc kệ. Vì chúng nó có rất nhiều trò hay, mặc cho mẹ gã la hét trời

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 05/01/2013 Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi. Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới. Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền. Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân. Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. T

Nhận định của blogger Nguyễn Tường Thụy về việc nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp những tiếng nói yêu nước

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 05/01/2013 Blogger Nguyễn Tường Thụy sẽ tiếp tục chia sẻ với phóng viên Hoàng Long những quan điểm của ông về việc nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói yêu nước trong thời gian qua. Xin mời quí thính giả cùng theo dõi… Chantroimoimedia.com

Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo lo ngại tự do tôn giáo bị xâm phạm tại Việt Nam

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 05/01/2013 -   Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo lo ngại tự do tôn giáo bị xâm phạm tại Việt Nam Hôm 2/01/2013, Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo thế giới (Christian Solidarity Worldwide – CSW), có trụ sở tại Anh Quốc, ra thông báo bày tỏ sự lo ngại đối với nghị định mới về tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam. Nghị định 92 này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, cũng như Pháp lệnh 2004 về tín ngưỡng tôn giáo, bị nhiều tổ chức tôn giáo và bảo vệ nhân quyền lên án xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Đại diện của Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo thế giới tuyên bố, nghị định 92 có xu hướng giới hạn các hoạt động tôn giáo, đi ngược lại các cam kết của Việt Nam khi tham gia vào « Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị » (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR), cụ thể là điều 18 liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Ông Andrew Johston Giám đốc đặc trách của CSW nhấn mạnh : « CSW kêu gọi chính phủ