Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 31, 2016

Có hay không âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh?

Hình ảnh
Phải nói rằng, lúc đầu, việc Trần Đại Quang được Bộ chính trị đảng giới thiệu và trung ương 14 nhất trí đề cử vào vị trí Chủ tịch nước làm dư luận hết sức bất ngờ. Nhiều người nghĩ, bà Tòng Thị Phóng, uỷ viên bộ chính trị hai nhiệm kỳ, nếu không làm chủ tịch Quốc Hội, thì phù hợp nhất cho bà là vị tri Chủ tịch nước. Không lẽ để bà này làm gì cho hết nhiệm kỳ cuối cùng, trong khi chẳng có gì bị cho là sai lầm. Vả lại, từ trước tới nay, Quân đội và Công an là đại diện của công cụ bạo lực, thường không nắm ngôi đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước, chỉ để giữ bộ mặt dân chủ và thể diện ngoại giao. Người ta buộc phải suy luận rằng, Trần Đại Quang chắc vừa lập công trạng gì rất lớn liên quan tới vận mệnh sinh tồn của chế độ. Suy luận tưởng chỉ đơn thuần là cảm tính này có lẽ lại đúng. Theo tập quán tuyên dương công trạng trong nội bộ

Không khí Tết ở Sài Gòn

Sinh lực phụ nữ đổ ra cho cái Tết như thế nào?

Hình ảnh
Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 28 Tết (5/2/2016) Tết truyền thống và sự khổ nhục của người phụ nữ Việt Tết. Khi người ta nghe tới cái tiếng quen thuộc này thì hình như cả xã hội rộn rã lên vì hình ảnh mùa xuân mới sẽ tràn lên mọi ngõ đường của quê hương. Tết có mãnh lực xóa tan mọi ưu phiền của đời sống vì người ta biết rằng trong những ngày này, mọi lo âu về cuộc sống thực sẽ tạm thời được gác sang một bên. Gia đình sum họp, bạn bè gặp nhau hàn huyên cho bõ lúc một mình hẩm hiu sau những giờ dài nơi công sở. Người ta dọn dẹp nhà cửa từng chút một và trong thời khắc quan trọng cuối năm ấy, dọn dẹp nhà của như một dịp tốt nhất để nhìn lại căn nhà của mình từng mỗi chi tiết nhó. Những chi tiết ấy có cả buồn vui, giân hờn, thành công hay thất bại của cả năm qua. Dọn dẹp nhà cửa giống như lau lại khuôn mặt quá khứ để đón những gì sắp tới mà nhiều người tin rằng sẽ rực rỡ hay ít ra cũng sáng lạn hơn năm cũ. Tết cũng là dịp để người phụ nữ nấu nướng, mua sắm và chứng tỏ mối quan tâm c

Tết và những người tranh đấu đang lưu vong

Hình ảnh
Từ trái qua: Biên tập viên Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 21/11/2014 Đối với những người vì tranh đấu cho dân chủ nhân quyền phải lìa bỏ quê hương sống nơi xứ lạ quê người mỗi lần tết đến là một thử thách vì họ không còn tiếp cận được với quê nhà và vì vậy cái tết khó thể nói là dịp để họ sống lại những thời khắc truyền thống của quê hương. Mặc Lâm gửi đến quý vị sự chia sẻ của ba khuôn mặt tiêu biểu đó là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ Phong Tần với những suy nghĩ khác nhau về Tết mặc dù hoàn cảnh rất giống nhau khi sang Hoa Kỳ. TS luật Cù Huy Hà Ngày 29 tết năm nay TS luật Cù Huy Hà Vũ có cái tết thứ hai xa quê kể từ ngày 6 tháng 4 năm 2014 khi ông bị dẫn độ từ trại giam thẳng ra phi trường Nội Bài sống cuộc sống lưu vong dưới cái tên gọi mỹ miều là đi chữa bệnh. TS Cù Huy Hà Vũ có thể xem là một khuôn mặt nổi bật trong những người đấu tranh trong lòng chế độ. Ông liên tục có những hoạt động chính trị vượt tr

Sách Mỹ nói bà Trần Lệ Xuân "sắt thép"

Hình ảnh
Dịch giả Mai Sơn cảm nhận bà Nhu "là một nhân vật bản lĩnh, có học thức, tư chất làm chính trị, quyết đoán và sắt th é p" Dịch giả Mai Sơn nói sách vừa ra về bà Trần Lệ Xuân “trả lại đúng chỗ và đúng lúc giá trị của một nhân vật lịch sử' của miền Nam. Sách được dịch giả Mai Sơn chuyển ngữ từ tác phẩm “Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu” của tác giả người Mỹ Monique Brinson Demery, phát hành tháng 5/2013. Tác phẩm do công ty Sách Phương Nam liên kết với Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành. Bà Trần Lệ Xuân, thường được gọi là bà Nhu theo tên chồng Ngô Đình Nhu, sinh ngày 15/4/1924 tại Hà Nội, qua đời ngày 24/4/2011 tại Rome, Ý. Britannica mô tả bà Nhu là “chính khách có quyền lực đáng kể đứng sau người anh chồng - Tổng thống Nam Việt Ngô Đình Diệm từ năm 1955 đến khi ông bị ám sát năm 1963. Bà sinh ra trong một gia đình Phật giáo quyền quý, nhưng bà theo đạo Công giáo khi kết hôn với ông Ngô Đình Nhu năm 1943”. Hôm 5/2, từ TP.

Em gái Trung Tuấn ‘không có Tết’

Hình ảnh
Nguyễn Mai Trung Tuấn và cha mẹ đều đang bị giam mỗi người một nơi Nguyễn Mai Thảo Vy, 14 tuổi, em gái của Nguyễn Mai Trung Tuấn, nói với BBC rằng năm nay ‘không có Tết’ vì anh trai, cha mẹ đều bị giam mỗi người một nơi. Hôm 24/11/2015, Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tuyên án 4 năm 6 tháng tù đồng thời yêu cầu bồi thường cho bị hại là công an Nguyễn Văn Thủy 42 triệu 600 ngàn đồng. Ông Thủy tham gia đoàn công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đê bao chống lũ trong địa bàn huyện được thực hiện ngày 14/4/2015. Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn gồm cha mẹ và bản thân Tuấn bị buộc tội chống người thi hành công vụ và gây thương tích. Hôm 5/2, luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết trên mạng xã hội: “Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vừa có công văn trả lời các luật sư rằng Tòa từ chối cho Tuấn tại ngoại về ăn Tết “vì sau khi bị khởi tố Tuấn đã bỏ trốn”. “Trả lời của Chánh án là ngụy biện, tước bỏ quy

Trao đổi thư tín một năm nhìn lại

Hình ảnh
Từ phải qua: Hòa Ái, Diễm Thi và Chân Như tại phòng thu Đài Á Châu Tự Do hôm 25 Tết. Hòa Ái:  Thưa quý thính giả, năm Ất Mùi nhiều buồn vui thoắt đó đã chia tay chúng ta và mọi người lại háo hức, hy vọng năm mới Bính Thân đến với sự may mắn và an lành. Trong không khí đón xuân, Hòa Ái mời quý thính giả cùng gặp gỡ các anh chị trong Ban Việt ngữ qua chương trình hôm nay để chúng ta cùng ôn lại 1 năm gắn kết giữa quý khán thính giả và độc giả với Đài ACTD nhé! Xin chào Anh Chân Như. Chân Như:  Xin chào quý thính giả đang nghe đài và xin chào Hòa Ái trong chương trình hôm nay. Hòa Ái:  Chân Như, trong suốt năm qua, Chân Như phụ trách mục “Diễn đàn Bạn trẻ”, mùa xuân là mùa của hy vọng, tuổi trẻ là rường cột của nước nhà nên có lẽ nhờ Chân Như mở đầu chương trình với chia sẻ của các bạn trẻ VN, họ có kỳ vọng gì trong năm mới này? Chân Như:  Cảm ơn Hòa Ái. Nói về các bạn trẻ thì nhiều ước mơ, hy vọng lắm vì tuổi trẻ là tuổi của hoài bão, của khám phá và là tuổi mà họ có khả n