Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 20, 2019

Những ngày chưa nhập ngũ [Trường Vũ]

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Trung Quốc: Các hình thức kiểm soát và tẩy não người dân (Phần 2)

Hình ảnh
Dưới thời Mao Trạch Đông nắm quyền cai trị Trung Quốc Đại Lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khống chế xã hội và người dân vô cùng chặt chẽ. Nếu như tổng hợp các phương thức khống chế và tẩy não này lại, thì có thể khiến người ta phải giật mình kinh sợ. Tiếp theo : Phần 1 5. Giai tầng “tiện dân” Trong các cuộc vận động, những ai kém may mắn có thể bị chụp mũ và trở thành một “phần tử” nào đó trong xã hội, chẳng hạn như phần tử phản cách mạng, phần tử cánh hữu, phần tử phản bội, gián điệp, hay đi theo tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ đầu giải phóng còn có “phần tử địa chủ, phú nông”. Nếu một người không may bị liệt vào danh sách này, thì những người thân cùng huyết thống theo chính sách “Thuyết huyết thống” cũng sẽ bị liên đới, trở thành một nhóm người trong xã hội bị kỳ thị, và cuối cùng thành giai tầng “tiện dân”. Lúc đó giai tầng này thường được gọi là nhóm “5%”. Kỳ thực, nếu cộng thêm những người thân cùng huyết thống theo “Thuyết huyết thống” thì giai tầng này chiếm

Trung Quốc- Các hình thức kiểm soát và tẩy não người dân

Trung Quốc: Các hình thức kiểm soát và tẩy não người dân (Phần 1)

Hình ảnh
Dưới thời Mao Trạch Đông nắm quyền cai trị Trung Quốc Đại Lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khống chế xã hội và người dân vô cùng chặt chẽ. Nếu như tổng hợp các phương thức khống chế và tẩy não này lại, thì có thể khiến người ta phải giật mình kinh sợ. ĐCSTQ trường kỳ thông qua “đấu tranh giai cấp” và các phong trào vận động quần chúng mà kiểm soát người dân. 1. Hạn chế thông tin Trong thời đại Mao Trạch Đông, giao lưu quốc tế bị hạn chế tối đa. Các tin tức quốc tế đều do Tân Hoa Xã phát hành. Cơ quan này thường có xu thế chọn lọc và giải thích thông tin theo định hướng nhất định (dựa theo nhu cầu chính trị trong nước để lựa chọn các tin tức quốc tế cho phù hợp). Các báo khác dựa trên Tân Hoa Xã mà nhất loạt đưa tin theo, thống nhất văn phong, nên hầu như toàn bộ dư luận xã hội đều hình thành hiệu ứng “tam nhân thành hổ” ( Ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật ). Thêm nữa, khi đưa tin tức quốc tế thì truyền thông Trung Quốc chỉ đưa những tin xấu mà không đ

Mỹ rải hơn 63 triệu tờ rơi trước khi thả bom nguyên tử xuống Nhật trong Thế chiến thứ II

Hình ảnh
Thế chiến thứ II kết thúc sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (8/8) đánh bại thái độ hiếu chiến của quân Nhật. Mặc dù tác động của việc làm này đến nay vẫn còn gây tranh cãi, tuy nhiên, trước đó Mỹ đã có một hành động mà ít được mọi người nhắc đến. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima làm Nhật Bản thương vong nghiêm trọng. Vào thời điểm trước khi ném bom nguyên tử, Mỹ đã rải khoảng 63 triệu tờ rơi xuống Nhật Bản để khuyến cáo dân thường nhanh chóng rời đi. Nhưng phía Nhật Bản lại cho rằng đây chỉ là lời uy hiếp dọa nạt của Mỹ, và chính phủ đã không cho phép người dân nghe theo lời khuyến cáo trên truyền đơn. Kết quả là quả bom nguyên tử đã khiến hơn 200 nghìn người thiệt mạng. Mặt trước của tờ rơi cảnh báo mà Mỹ rải khắp Nhật Bản có hình một nhóm máy bay thả bom B-29 đang hoạt động, xung quanh là tên các thành phố mục tiêu tiềm năng. Mặt sau của tờ rơi cảnh báo mà Mỹ rải khắp Nhật Bản Trước khi quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy”

Các nước Châu Mỹ không công nhận chế độ Maduro, áp đặt thêm chế tài

Hình ảnh
Nhóm Lima gồm Canada và 13 quốc gia Mỹ La-tinh (trừ Mexico) hôm 4/1 đã ra tuyên bố chung lên án Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, không công nhận tính hợp pháp của chế độ Maduro và giới thiệu các chế tài kinh tế và chính trị mới nhằm bóp nghẹt chính quyền cánh tả. Theo Epoch Times, 12 quốc gia Mỹ La-tinh và Canada đã lên án “sự phá vỡ trật tự hiến pháp” dưới thời Maduro và yêu cầu Tổng thống Venezuela đương nhiệm bắt đầu nhiệm kỳ 6 năm lần thứ hai từ 10/1 tới phải “trao lại quyền lực cho Hội đồng Quốc gia” – quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Trả lời phỏng vấn Epoch Times, Ngoại trưởng Colombia Carlos Holmes cho hay: “Chế độ [Maduro] đang cố gắng duy trì quyền lực của họ và khi làm như vậy là họ đang phá hủy pháp quyền. Chế độ này cũng vi phạm một cách hệ thống các quyền cơ bản và tự do của công dân đất nước này.” Ông Holmes nói thêm rằng việc tái lập nền dân chủ và duy trì hiến pháp là điều cần thiết để khôi phục sự thịnh vượng và tự do cho người dân Venezuela. “Vì lý

Venezuela: Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao trốn chạy sang Mỹ, chỉ trích Maduro

Hình ảnh
Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Christian Zerpa – đồng minh của ông Maduro trong nhiều năm – mới đây đã trốn chạy sang Mỹ để phản đối tổng thống cánh tả nhậm chức nhiệm kỳ hai, theo Reuters. Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Venezuela Christian Zerpa (Ảnh qua NewsBeezer) Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình EVTV, Miami, Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật (6/1), ông Christian Zerpa cho hay: “Tôi đã quyết định rời bỏ Venezuela để không thừa nhận chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.” “Tôi cho rằng (Maduro) không xứng đáng có cơ hội thứ hai vì cuộc bầu cử mà ông ta được cho đã giành chiến thắng là không tự do và cạnh tranh”, ông Christian Zerpa khẳng định. Phát ngôn của ông Zerpa là đồng điệu với những phát biểu trước đây của cựu thẩm phán Eladio Aponte – chạy sang Mỹ từ năm 2012. Ông Aponte nói rằng chính phủ của cố tổng thống Hugo Chavez – người tiền nhiệm của ông Maduro – đã thao túng công việc của tòa án một cách có hệ thống. Ông Zerpa nói rằng trước đó ông đã không công khai chỉ trích cuộc bầ

Quân đội, Tòa án ủng hộ Maduro nhậm chức, quốc tế phản đối

Hình ảnh
Lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro hôm thứ Năm 10/1 (giờ địa phương) đã tiến hành tuyên thệ nhậm chức tổng thống Venezuela nhiệm kỳ 6 năm lần hai. Tòa án và quân đội đã thể hiện sự trung thành với Tổng thống, trong khi Mỹ và nhiều nước khác lên tiếng phản đối ông Maduro cầm quyền. Tòa án và Quân đội Venezuela ủng hộ Ông Maduro nhậm chức tổng thống Venezuela nhiệm kỳ hai với nghi thức quân đội và tuyên thệ tước Tòa án Tối cao, không phải trước Quốc hội như thông thường. Sau khi chào mừng lễ nhậm chức bằng dàn quân nhạc và những người ủng hộ vẫy quốc kỳ Venezuela, Chánh án Tòa án Tối cao Venezuela Maikel Moreno đã có bài phát biểu gần 20 phút để giải thích tại sao ông Maduro không tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội – cơ quan hiện do phe đối lập kiểm soát sau cuộc bầu cử năm 2016. Trước đó, quân đội cũng cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống Maduro, minh chứng rõ nhất là buổi lễ nhậm chức này được cử hành tại Học viện Quân sự Venezuela tại thủ đô Caracas. Đứng b

Mỹ tìm cách cắt dòng tiền đổ về chính quyền Maduro, viện trợ phe đối lập

Hình ảnh
Mỹ đang tìm cách điều hướng doanh thu từ dầu mỏ Venezuela chảy về chính phủ của lãnh đạo đối lập, tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ chặn dòng tiền đổ về chính quyền Maduro đang ngày càng bị cô lập, Reuters dẫn tin từ một quan chức cấp cao Mỹ. Thông báo nêu trên của Mỹ, nếu được xác thực, rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Washington đang sẵn sàng vượt qua các biện pháp ngoại giao truyền thống và sẽ tìm cách chặn dòng tiền đổ về chính quyền Maduro vốn đã phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Nếu Mỹ triển khai hành động như vậy sẽ giúp tăng sức mạnh đáng kể cho ông Juan Guaido – lãnh đạo đối lập vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời Venezuela hôm 23/1 và nhận được sự ủng hộ của Mỹ và nhiều nước khu vực. Trao đổi với báo giới tại Tòa Bạch Ốc hôm 24/1, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho hay: “Điều mà chúng tôi sẽ tập trung hôm nay là cắt đứt kết nối của chế đội Maduro bất hợp pháp với các nguồn doan

Venezuela: Chủ tịch Quốc hội tuyên bố làm tổng thống tạm quyền thay ông Maduro

Hình ảnh
Phát biểu trong buổi tập trung của hàng trăm người ủng hộ hôm 11/1, Chủ tịch Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát, ông Juan Guaidó đã thông báo rằng ông sẽ viện dẫn ba điều khoản hiến pháp hiện hành “để kêu gọi bầu cử tự do ngay lập tức, và kêu gọi đoàn kết nhân dân, lực lượng vũ trang và cộng đồng quốc tế để chấm dứt việc [ông Maduro] chiếm quyền.” Ông Juan Guaidó phát biểu trước những người ủng hộ tại thủ đô Caracas hôm 13/1. Ông Juan Guaidó đầu tháng Một này vừa được Quốc hội bầu làm Chủ tịch. Ngay sau phát biểu bất ngờ của vị lãnh đạo đối lập này, Quốc hội và Đảng Ý chí Phổ biến (Popular Will) của ông Guaidó đã phát hành thông cáo báo chí giải thích rằng thông báo của ông Guaidó chính là tuyên bố ông sẽ đảm đương chức tổng thống và lãnh đạo một chính phủ thực tế mới. Theo Epoch Times, một trong những điều khoản hiến pháp mà ông Juan Guaidó viện dẫn là Điều 233. Điều khoản này tuyên bố rằng “trong trường hợp khuyết thiếu tổng thống theo hiến định, thì chủ tịch Quố

Venezuela: Đại biểu tình và đường về không nô lệ

Hình ảnh
Khó ai có thể ngờ được một đất nước từng siêu giàu, ngồi trên kho vàng đen lớn nhất thế giới như Venezuela lại có ngày nghèo đói lụi bại tới mức hơn 3 triệu dân (10% dân số) phải bỏ xứ mà đi. Hơn 20 năm trước, người dân Venezuela đã chọn con đường nô lệ bởi mù quáng tin vào những hứa hẹn viễn vông của Hugo Chavez rồi bị vỡ mộng dưới thời Nicolas Maduro. Nay, những con người tuyệt vọng cùng cực ấy đang đánh đổi tất cả mọi thứ, kể cả sinh mạng để dũng cảm lựa chọn một con đường mới, một con đường không nô lệ cho họ và những thế hệ mai sau. Đại biểu tình tại Venezuela (Ảnh: Youtube) Trong tác phẩm Đường về nô lệ, tác giả người Áo Friedrich von Hayek nhận định rằng, khi nhà nước kiểm soát quyết sách kinh tế qua kế hoạch hóa tập trung, xã hội không tránh khỏi mối nguy hiểm của chế độ chuyên chế. Nếu người dân chấp nhận từ bỏ tự do cá nhân để đổi lấy yên bình và giàu sang trong chốc lát, thì tất yếu sẽ dẫn đến bị tước đoạt tự do, áp bức và hình thành chế độ độc tài bạo ngược. Đây