Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 15, 2015

Ước mơ xa xỉ về sự giản dị

Hình ảnh
Thời gian sau khi tốt nghiệp đại học và quyết định quay về Hà Nội đối với tôi là một quãng thời gian khá khó khăn. Điều tôi hoang mang nhất, và cho đến giờ vẫn là lý do khiến tôi xách va li rời xa khỏi nơi này, không phải là sợ nghèo, sợ bẩn, sợ thất nghiệp, mà là không “theo kịp” lối sống thủ đô. Tôi có những người bạn bằng tuổi mà giàu khủng khiếp, hàng hiệu chất đầy tủ, du lịch khắp nẻo thế giới, ăn uống tại vô số nhà hàng sang chảnh, và đặc biệt thay xe như thay áo. Dù có thể rất cạn kiệt về tiền, sự sang chảnh luôn luôn được giữ vững. Tôi mới về, ít bạn bè, nên cố gắng tạo được mối quan hệ mới qua người này người khác – những mối quan hệ bắc cầu. Vô tình bữa ăn hôm đó là sinh nhật của một “người bạn bắc cầu”, trước khi đi tôi hỏi qua về sở thích của nàng kia để tiện mua quà. Bạn tôi nói “Thôi chẳng cần mua đâu, con bé đó phải hàng hiệu xịn nó mới dùng, không là nó vứt xó.” Tôi chưng hửng. Và gần như im lặng suốt quãng thời gian ngồi trên xe taxi trên đường đến điểm hẹn. Hà

Liên minh với Philippines chống Trung Quốc: Việt Nam quỳ hay đứng?

Hình ảnh
Người dân Việt Nam và Philippines thời gian qua đã thể hiện tình đoàn kết trong khi hai nước cùng bị Trung Quốc 'ức hiếp' trên biển Đông. Ngày 17/11/2015, Việt Nam đã chính thức “nâng tầm đối tác chiến lược với Philippines” sau một thời gian khá dài nửa kín nửa hở trong chiến thuật “mắt trước mắt sau” với Trung Quốc. Thỏa thuận đối tác chiến lược trên được ký kết bên lề hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) ở Manila, tức chỉ vài tuần sau chuyến công du của Tập Cận Bình đến Hà Nội khiến dấy lên dư luận “chỉ mời Dũng không mời Trọng”. Một năm câm nín Hãy nhớ lại, vào giữa năm 2014 khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 lao vào Biển Đông như một hành động khủng bố và quan hệ Việt - Trung chìm sâu nhất trong nhiều thập niên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một chuyến đi được giới quan sát xem là “đặc biệt” tới Manila. Trước sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông là “đặc biệt nguy hiểm”. Nhưng

Việt Nam và kinh nghiệm chuyển đổi hoà bình qua dân chủ

Hình ảnh
Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử ngày 8/11/2015 tại Myanmar cho thấy đảng đối lập Liên minh Dân chủ Toàn quốc (National League for Democracy - NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn với tỷ lệ trên 80% so với khoảng 10%  phiếu bầu cho đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (Union Solidarity and Development Party - USD) đang cầm quyền, còn lại khoảng 10% bầu cho 89 đảng còn lại. Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội Myanmar đương nhiệm đã có lời chúc mừng rất sớm và đưa ra lời cam kết sẽ thực hiện việc bàn giao chính quyền cho đảng thắng cử một cách êm thắm. Như vậy là cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên sau 53 năm người dân Miến Điện mất quyền dân chủ dưới chế độ độc tài quân phiệt (1962- 2015) đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Đối với Myanmar, đây là một biến cố có ý nghĩa lịch sử , kết thúc một tiến trình chuyển đổi đầy cam go sang chế độ dân chủ, đa đảng một cách hòa bình, ổn định. Biến cố này đã được thế giới dân chủ ca ngợi mang lại hy vọn

Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores?

Hình ảnh
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng. Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài “ Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng? ” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của Cty Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay Nước Mặn. Thủ đoạn của nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này là (i) thành lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông; (ii) thành lập chi nhánh của Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd.; và (iii) sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá hình. Sau khi qua mặt chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương một cách ngoạn mục, cả công ty con Silver Shores Ltd. ở Mỹ lẫn công ty mẹ Silver Shores Ltd. ở

Vụ án Ba Sàm: Xử hay thả?

Hình ảnh
Blogger "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt ở Hà Nội đã hơn 18 tháng qua, tội danh cáo buộc là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vụ án này được giới luật gia mô tả là vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự. Những khả năng nào sẽ xảy đến cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự của ông. Sắp hết thời hạn điều tra Cho tới ngày 18/11/2015 chưa có thông tin khi nào tòa án sẽ xét xử vụ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự, mặc dù đã hết ba lần gia hạn điều tra mỗi lần 4 tháng. Như vậy Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể đã áp dụng lần gia hạn điều tra cuối cùng thêm 4 tháng nữa với lý do đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì ngày 5/1/2016 sẽ là thời điểm hết hạn điều tra. Trong trường hợp không điều tra được không kết luận được, các cơ quan điều tra không chứng minh được thì về nguyên tắc đúng ra họ

Diễn đàn chúng ta 23: Vì sao học sinh VN không muốn học lịch sử?

Đừng làm học sinh sợ môn sử, là một trong nhiều lời bình luận của cộng đồng mạng trong những tuần tháng qua, về việc 0% học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn sử tại trường lương thế vinh. Vì sao học sinh Việt Nam lại không thích học sử Việt?

Có nên xem lịch sử là môn học tự chọn cho học sinh trung học

Hình ảnh
Kỳ thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2, ảnh minh họa chụp trước đây Vấn đề giảng dạy lịch sử hiện đang gây nên một phong trào tranh luận dữ dội tại Việt Nam, một bên là Bộ giáo dục một bên là các GS đầu ngành môn lịch sử cũng như Hội sử học Việt Nam sau khi Bộ giáo dục đưa ra dự án tích hợp môn lịch sử như một môn học tự chọn cho học sinh trung học. Trong chương trình văn hóa và nghệ thuật kỳ này Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với GS Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh, xoay chung quanh mối tương quan mật thiết giữa văn hóa và lịch sử để nhìn vấn đề sử học ở góc nhìn văn hóa và từ đó xác định vai trò của lịch sử đúng với bản chất của nó. GS Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh là người thầy đối với rất nhiều thế hệ tốt nghiệp môn lịch sử. Học trò ông không hiếm người đang giữ các vị trí then chốt trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đang là một tiếng nói mạnh mẽ trong các diễn đàn tranh luận có nên xem lịch sử là một môn tích hợp như chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo đang

Về các tổ chức phi chính phủ của Đảng

Hình ảnh
Huỳnh Thục Vy cho rằng cần thực hiện nhiều phương cách đấu tranh khác nhau cùng lúc Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu còn chiếm thế độc tôn, ngày đó sức mạnh của người dân còn rã rời và nguyện vọng của họ tiếp tục bị phớt lờ. Những người đấu tranh xưa nay vẫn có thói quen tập chú vào các vi phạm nhân quyền, sự tàn bạo và "tính đảng" của lực lượng công an vì họ là "thanh gươm bảo vệ chế độ", là lực lượng trực tiếp nhận trách nhiệm đàn áp các phong trào đối kháng. Điều này tất nhiên không sai! Thế nhưng, chúng ta cần nhìn nhận những trấn áp mà mình gánh nhận từ phía lực lượng an ninh như là một bộ phận của một tổng thể bộ máy đàn áp. Là một hệ thống chính trị độc tài nhưng xảo quyệt, chính quyền hiện nay duy trì quyền lực không chỉ dựa trên sự áp đảo về sức mạnh vũ lực đối với người dân yếu đuối;mà còn dựa vào sự hùng hậu của hệ thống triển khai quyền lực mềm, đó là các tổ chức phi chính phủ của Đảng (tên gọi trong tiếng Anh là GONGO).