Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 19, 2022

Tổng thống Biden ‘tôn trọng’ Tòa án Tối cao dù đả kích phán quyết phá thai

Hình ảnh
HOA KỲ 26/06/2022 Reuters Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước toàn quốc tại Nhà Trắng ở Washington, D.C. ngày 24 tháng 6 năm 2022 sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bãi bỏ quyền phá thai. Tổng thống Joe Biden nói ông "tôn trọng" Tòa án Tối cao và thấy không cần mở rộng số lượng thành viên của tòa, một người phát ngôn cho biết, trong khi ông đang cân nhắc các hành động đơn phương để đối phó với một phán quyết mà ông tả là "cực đoan" chấm dứt quyền phá thai ở Mỹ. Ông Biden đang tìm kiếm nhiều "giải pháp" hơn, bao gồm có thể là các sắc lệnh hành pháp đơn phương, theo phát ngôn viên Karine Jean-Pierre. Nhưng, nói chuyện với các phóng viên trên chuyên cơ Air Force One, bà Jean-Pierre không đưa ra một thời biểu nào cho việc ban hành các sắc lệnh như vậy và hạ giảm tầm quan trọng của chúng: "Không gì có thể lấp đầy khoảng trống mà phán quyết này đã tạo ra," bà nói. "Cách duy nhất để làm cho nó toàn vẹn trở lại là Quốc hội hành động."

Nắng hạ

Hình ảnh
  Năng hạ Nắng hạ đầu mùa đã chói chang Nhìn cây trụi lá mắt hoa vàng Lang thang dạo phố bâng khuâng nghĩ Có phải do trời đổ nắng hoang Em ngồi ngắm lại chút dung nhan Thắc thỏm lo âu sắc bị tàn Tiễn biệt xuân thì âu phải lạ Hè sang nắng đổ ắt truyền lan Ốm thật rồi hay bởi tại đâu Đường xa gánh nặng để âu sầu Chênh vênh lạc bước ôi không thể Gắng giữ thanh xuân được lắng sâu Bao ngày nắng đổ biệt tăm xa Khúc nhạc tơ vương vẫn đậm đà Gửi chút ân tình theo sắc lá Men tình khởi sắc đặng đơm hoa. Thơ: [Ho Nhu] Chúc các bạn & Gia đình buổi đêm ấp áp. An lành, hạnh phúc và ngủ ngon

Ngân hàng nhà nước đang “làm xiếc tiền tệ” trước nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  27/06/2022 Nguyen Khan CHƯA bao giờ ngân hàng nhà nước phải sử dụng quá nhiều công cụ tiền tệ cùng một lúc để xử lý biến động kinh tế vĩ mô mang tính toàn cầu, vừa tìm cách hút tiền về để giữ giá nội tệ và ngăn đà tăng của lạm phát, vừa tìm cách nới lỏng tiền để kích thích tăng trưởng chống đỡ suy thoái kinh tế… vừa kềm chế lượng tiền đầu tư bất động sản và chứng khoán để ngăn bong bóng, ngăn nợ xấu, vừa bảo đảm nguồn tiền cho sản xuất kinh doanh… một ma trận tiền tệ đang thử thách giới quản lý tiền tệ. Nhưng cái sự đời thì… được này mất kia, xay lúa thì khỏi ẵm em, ẵm em thì khỏi xay lúa, không thể có chuyện vừa xay lúa vừa ẵm em. Như trường hợp của Nhật, Để không ảnh hưởng đến tăng trưởng, Nhật không thắt chặt tiền tệ, tức không tăng lãi suất khi Mỹ và thế giới đồng loạt tăng lãi suất để kềm chế lạm phát, nên hiện tại đồng tiền Nhật yếu nhất trong rổ tiền tệ của IMF. Nghĩa là Nhật muốn duy trì tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát, chấp

Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Ream và mối quan hệ Việt Nam-Campuchia

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  27/06/2022 Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (trái) và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Wang Wentian tại căn cứ Ream ngày 8-6 - Ảnh: AFP Song Chi – RFA Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Campuchia V ào ngày 8.6 vừa qua, các quan chức Trung Quốc và Campuchia đã làm lễ động thổ dự án nâng cấp căn cứ Hải Quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville, ở miền nam Campuchia, nhìn ra Vịnh Thái Lan, trong đó sẽ có một phần dành riêng cho quân đội Trung Quốc. Tin này khiến Mỹ và các quốc gia trong khu vực biển Đông lo ngại rằng Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập một tiền đồn quân sự ở khu vực này. Từ nhiều năm nay Trung Quốc luôn luôn tìm cách mở rộng căn cứ quân sự, hải quân trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhưng cho đến nay nước này hiện chỉ có một căn cứ hải quân, ở quốc gia Đông Phi Djibouti. Sự hiện diện của quân đội TQ ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia sẽ đánh dấu sự mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Thiếu thuốc do cán bộ ‘sợ trách nhiệm,’ thủ tướng có vô can?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  27/06/2022 Một bệnh viện ở TP.HCM. Ảnh: AFP RFA T rước tình trạng thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế tại nhiều bệnh viện… Thủ tướng Việt Nam cho rằng do nhiều cán bộ ‘sợ, không dám chịu trách nhiệm.’ Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu như vừa nêu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các đơn vị về giải pháp cung ứng thuốc, vật tư và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế hôm 23/6/2022. Trước đó vào ngày 17/6/2022, Bộ Y tế Việt Nam cho biết nhiều địa phương tại Việt Nam đang thiếu các vật tư y tế và thuốc chữa bệnh, chủ yếu là các loại thông dụng thuộc thẩm quyền mua sắm của địa phương, gây ảnh hưởng việc khám chữa bệnh cho người dân. Nguyên nhân được Bộ Y tế đưa ra khi đó là do việc đấu thầu, mua sắm phục vụ công tác phòng, chống dịch vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập. Trả lời RFA hôm 24/6 từ Hà Nội, Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng cho biết tình hình thực tế trong bệnh viện hiện nay: “Trong thời gian chấn chỉnh lại trật tự ngành

Có một giám đốc CDC cá biệt

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2022 Hoàng Hải Vân KHI một loạt giám đốc CDC và đồng phạm cùng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lũ lượt vào nhà giam, nhiều người đã nhớ đến một giám đốc CDC cá biệt. Đó là bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TPHCM (HCDC). Giữa lúc cả nước thực hiện chủ trương của Bộ Y tế ngăn sông cấm chợ, giãn cách tập trung, phong toả toàn dân và ngoáy mũi thần tốc, đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh lầm than điêu đứng, thì Giám đốc HCDC Nguyễn Trí Dũng đã đề nghị phải tính tới phương án “sống chung với dịch Covid 19”. Tại cuộc họp giao ban về phòng chống dịch với sự có mặt của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, lãnh đạo bộ Y tế và người đứng đầu chính quyền TP.HCM vào chiều 25-6-2021, ông Dũng nói: “Có thể chúng ta cần tính tới phương án sống chung với lũ. Nghĩa là chúng ta chỉ truy tìm rắn độc thay vì đi tìm những con rắn nước”. Ông đề xuất thời gian tới, “TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bện

Vân Phong xuất hiện cột mốc ghi chữ Tàu

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2022 Đỗ Ngà NÓI đến căn cứ Hải Quân tốt nhất Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến Cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Theo đặc điểm địa hình thì Cảng Cam Ranh nằm trong Vịnh Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh được hình thành từ một bán đảo có dãy núi chắn ngang hướng nhìn ra Biển Đông. Cửa chính ra vào cảng khoảng 4.000 m đủ cho hàng không mẫu hạm ra vào hoặc có thể cho phép 10 đến 20 tàu cùng ra vào một lúc. Một tàu lắp động cơ diesel chạy với vận tốc tối đa là 10 tới 15 km/h, từ vịnh ra cửa chỉ mất một khoảng thời gian ngắn ra tới Biển Đông. Tương tự như vậy, tàu ngầm cũng có thể nhanh chóng vượt ra Biển Đông, Thái Bình Dương. “Dễ thủ khó công” là cách đánh giá địa hình chiến lược thời xưa và cả thời nay. Nghĩa là đối với quân ta thì dễ thủ nhưng đối với quân địch thì khó công. Trên chiến trường, các nhà quân sự thường hay dựa vào thế núi, thế thành sao cho thỏa mãn điều kiện như thế để thiết lập thế vững chắc trong trường hợp bị tấn công. Cảng Cam Ranh

Thức thời mới là tuấn kiệt?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2022 Nguyen Khan KHI Putler xua đại quân xâm lăng Ukraina vào ngày 24/2/2022, cựu thiếu tướng Lê Văn Cương ba chớp ba nhoáng nhận định như đinh đóng cột :” Nó không hiểu lịch sử… chống Nga là thất bại. Ngờ nghệch, ấu trĩ về chính trị quốc tế. Một thằng hề 43 tuổi làm sao chống với ông Putin KGB 70 tuổi “ Sau đó, có vẻ thực chiến diễn ra ngược với nhận định của ông tướng khiến ông tướng bị không ít điều tiếng trên mạng xã hội. Và khi nhận ra nhận định non nớt và thiếu chuyên nghiệp của mình bốn tháng trước, ông tướng đã thức thời nhận định lại sau đúng 4 tháng (24/2 – 24/6). Và dĩ nhiên sau 4 tháng chiến tranh thì bất cứ ai theo dõi chiến cuộc đều có đủ thời gian và thông tin để nhận định chính xác về cuộc chiến chứ không cần một thiếu tướng như Ông Cương đánh giá nên tưởng không cần nhắc lại. Nhưng dẫu sao “kẻ thức thời mới là tuấn kiệt”. Tuần qua dư luận đang chỉa mũi dùi vào nước Lào, cho rằng Lào sắp vỡ nợ công như Sri Lanka, dẫu L

Thấy gì từ cuộc trả lời phỏng vấn của tướng Lê Văn Cương?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2022 Thao Ngoc SAU khi Nga xua quân xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, thì những kẻ cuồng Nga và Putin rêu rao rằng, Nga đánh Ukraine là chính đáng, là tiêu diệt quân phát xít mới, là trừ hậu họa cho thế chiến thứ ba.v.v. Một trong số những kẻ to mồm nhất là tướng Lê Văn Cương. Sau khi khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột rằng, Nga không thể sa lầy tại Ukraine được, thì ông tướng này mạt sát tổng thống Volodymyr Zelensky là thằng hề, và lớn tiếng khẳng định rằng “Thằng hề 43 tuổi làm sao đọ được với Putin KGB 70 tuổi được”. Thật ra tướng Cương cũng chỉ là công cụ tuyên truyền như cái loa phường mà thôi. Và nay khi Nga bị sa lầy và thất bại nặng nề tại Ukraine,và sau mấy tháng im hơi lặng tiếng, thì vào ngày 23/6 vừa qua, tướng Lê Văn Cương lại xuất hiện và có cuộc trả lời phỏng vấn VTC Now. Tóm tắt lời của tướng Cương như sau: 1. Nga không đánh giá được tinh thần của quân đội Ukraine lúc này khác 180 độ với năm 2014, khi Nga chiếm Krym

Đừng võ đoán!

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2022 Hình minh họa Bùi Anh Tuấn Tôi có một thói quen. Nếu không tháp tùng sếp đi tiếp đối tác, thì trưa nào cũng chọn quán cơm bụi ngay góc đường để tìm cái bỏ bụng. Quán nhỏ, đúng nghĩa cơm bình dân. Họ tận dụng căn trọ đầu hồi của cả dãy để mở kinh doanh. Xe cơm là loại cũ. Bả mua lại ở hàng đồng nát. Mang về xịt xịt rửa xà bông lau chùi, vậy là có ngay một chiếc xe mới. Món ăn không có gì quá đặc sắc. Nguyên xe cơm bự chà bá lửa chỉ cố định sáu món mặn, đồ xào (dưa leo, giá) đảo đi đảo lại sáu ngày trong tuần. Mặn ngọt… cũng tùy bữa và tùy vào tâm trạng của người nấu. Nhưng điểm níu chân tôi lại là ở mặt khác! Quán khá đông tầng lớp thực khách ghé ăn, nhưng tụ lại đa số là người bình dân. Cánh xe ôm công nghệ là sặc sỡ nhất. Grap màu xanh lá, Bee màu vàng, GoViet màu đỏ, Beamin màu xanh dương. Người bán vé số thì: Vietlot 150 tỷ, Vé số truyền thống thì hơn tỷ mấy. Gần đây còn xuất hiện mấy anh Kỹ Sư người Hàn Quốc thi công tuyến Me