Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 7, 2019

Tấm ảnh không hồn [Tâm Đoan]

[MP4- Tình đầu tình cuối ] = >(Karaoke)

60 triệu đô la bị chuột gặm

Hình ảnh
Tòa nhà dang dở của ông Trịnh Vĩnh Bình tại Sài Gòn Đó là số tiền mà chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình, một doanh nhân Hà Lan về Việt Nam đầu tư, tài sản bị nhà nước tịch thu, bản thân bị giam giữ trái phép và chính phủ thất tín với người đi kiện mình. Tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí cộng với 15 triệu đô la mà Việt Nam đã trả cho ông Bình tại Singapore vào năm 2005. Đây là vụ án chấn động Việt Nam trong những năm qua từ thời ông Lê Khả Phiêu làm TBT và ông Trần Đức Lương là Chủ tịch nước. Vụ án mang hình ảnh “trấn lột” rõ rệt của các sứ quân địa phương khi Việt Nam vừa đổi mới, chính phủ kêu gọi sự đóng góp của kiều bào về xây dựng đất nước. Ông Trịnh Vĩnh Bình là người nhanh nhẩu trở về với hy vọng tạo dựng một cơ sở kinh doanh theo ý tưởng mới. Chỉ sau 8 năm làm việc ông đã thành công vượt mức và tạo dựng hẳn một cơ ngơi có thể gọi là đồ sộ nhất thời bấy giờ, tháng 6 năm 1987 cho tới 1996, ông đã chiếm lĩnh thị trường địa ốc

Vì sao Dong Fang 13-2 áp vào vinh Bắc Bộ lúc này

Hình ảnh
Trinh Trang| VÌ sao Trung quốc kéo dàn khoan Dong Fang (đọc Tung Fang, tiếng Hán-Việt là Đông Phương) áp vào vịnh Bắc bộ, áp sát quần đảo Bạch Long Vĩ vào thời điểm này? 1- Sinh thời, năm 1956, Hồ Chủ tịch nói: “Đất liền là nhà, biển là cửa”. Để người khác chiếm mất biển coi như nhà bị bịt cửa và tệ hơn thế nữa. Trung quốc đã đánh chiếm các quần đảo Hoàng sa, Trường sa, thành lập tỉnh mới Tam Sa đả tỏ rõ ý đồ chiếm gọn biển Đông, biến biển Đông thành ao nhà. Trong quá trình phân định mốc giới biển Đông, nhà cầm quyền Hà nội đã nhượng bộ cho Trung quốc hơn 6.000 (sáu ngàn) km2, thế nên biên giới biển ở vịnh Bắc bộ áp sát vào đảo Cồn Cỏ, cách Cồn cỏ 40 km, một tầm pháo. 2- Trung quốc công bố vùng biển thuộc TQ chiếm đến 85% biển Đông giới hạn bởi đường lưỡi bò 9 đoạn. Hành động vô thiên vô pháp này đã bị toà án quốc tế bác bỏ. Và, đang bị Mỹ và đồng minh phản đối kịch liệt bằng ngoại giao, bằng hành động cụ thể là cho các chiến hạm, hàng không mẫu hạm lượn lờ khắp vùng biển Đ

Chính phủ thích… đùa!

Hình ảnh
Xử phúc thẩm vụ nông dân Đặng Văn Hiến Trân Văn –  VOA Ô ng Nguyễn Thanh Sơn, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đắk Nông, cựu Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh của Đắk Nông đang xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCN QSDĐ) đối với bảy lô đất rừng, diện tích mười héc ta ở huyện Đắk Song (1). Cuối năm 2017, sau khi ông Sơn bị Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (UBKT của BCH TƯ đảng CSVN) “cảnh cáo” vì gian lận trong việc lập hồ sơ, xin nhận đất rừng theo “chương trình 135” của chính phủ, chính quyền huyện Đắk Song đã thu hồi GCN QSDĐ đối với bảy lô đất rừng này. Theo tờ Người Lao Động, từ đó đến nay, chính quyền huyện Đắk Song chỉ thu hồi GCN QSDĐ đối với bảy lô đất đã cấp cho ông Sơn, còn trên thực tế, vợ chồng ông Sơn vẫn đang sử dụng bảy lô đất ấy. Giờ, vợ chồng ông Sơn đã chuyển hộ khẩu về huyện Đắk Song. Bởi đã hội đủ “căn cứ”, ông Sơn xin nhận đất theo đúng… “qui định pháp luật”. Một lãnh đạo của Phòng Tài nguyên – Môi trường t

Cần khẳng định quyền phòng vệ chính đáng của nhân dân Đồng Tâm!

Hình ảnh
Nguyễn Đình Ấm – (VNTB) Sự kiện chưa từng có Thời gian qua đã diễn ra rất nhiều vụ chính quyền  các địa phương dùng quyền hành, vũ lực cưỡng chiếm đất đai, ruộng đồng của dân và “đánh đâu thắng đó” trừ vụ cướp đầm tôm của anh em nhà Đoàn Văn Vươn (ĐVV-Tiên Lãng Hải Phòng) năm 2012 và vụ chính quyền Hà Nội cùng một số kẻ trong bộ quốc phòng cướp chưa thành 59 ha đất cánh đồng Sênh của dân Đồng Tâm (ĐT-Mỹ Đức Hà Nội) năm 2017. Trong vụ Tiên Lãng, ĐVV giữ được đầm tôm nhưng là cá nhân, bột phát vẫn bị tù còn vụ Đồng Tâm là cả một cộng đồng tham gia chống tham nhũng giữ đất và tạm thời chiến thắng. Đó là cách nói “dè chừng” nhưng theo tôi, bọn tham nhũng dù liều lĩnh cũng khó dám một lần nữa dùng vũ lực cướp 59 ha đất Đồng Sênh. Bởi lẽ: Dân ĐT và dư luận rộng rãi đã thấy rõ chân tướng của những kẻ tham nhũng, họ khó có thể lừa ai một lần nữa. Trong suốt thời kỳ giữ đất của dân ĐT các cơ quan truyền thông của Hà Nội (nhất là báo Hà Nội Mới), đội ngũ DLV, bọn thân tí

Diễn biến bất thường trước ngày trả tự do cho Anh Ba Sàm

Hình ảnh
Blogger Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên tòa phúc thẩm ngày 22 tháng Chín năm 2016 (Ảnh AP) Trần Hà Linh -Luật Khoa| NHÀ báo Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) đang đối mặt với một số diễn biến bất thường tại Trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, ngày 9/12/2018, một người đàn ông mặc sắc phục công an vào trại thăm ông và nói chuyện một tiếng rưỡi. Cuối cuộc nói chuyện, người này để lại một phong bì tiền và dặn khi ra tù nên ủng hộ Tô Lâm, tức đương kim Bộ trưởng Bộ Công an. “Chồng tôi kể lại cho tôi chuyện đó khi tôi vào trại thăm. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cũng không hiểu người này làm theo lệnh ai, liệu anh ta là người của Tô Lâm hay là người muốn hại Tô Lâm. Tuy nhiên, đây có thể là một lời đe doạ. Chúng tôi nghĩ rằng nên đưa việc này ra công luận để bảo vệ Anh Ba Sàm”, bà Hà nói. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh và bà Hà là bạn đồng môn với Bộ trưởng Tô Lâm tại Đại học An ninh Nhân dân th

Tại sao lại từ chối cái tốt hả Nhạ?

Hình ảnh
Tâm Don –  ( VNTB ) –  Trong ba năm ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục- đào tạo, ngành giáo dục hiện hình lên đầy đủ những bế tắc, những đau xót , những ung nhọt, những thối rữa tận cùng….Và ông đã có chiến lược gì để vực nó dậy? *** T uổi Trẻ online ngày 9-4 có bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ, có tựa đề “Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Làm giáo dục là đóng góp, không phải làm chính trị”, sau đó Tuổi Trẻ online sửa lại tựa đề thành “Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ trải lòng sau 3 năm ngồi ghế nóng” ( https://tuoitre.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-trai-long-sau-3-nam-ngoi-ghe-nong-20190408220524909.htm ). Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Nhạ có nhiều vấn đề không rõ ràng, không cấp tiến, trong đó có vấn đề lựa chọn mô hình giáo dục. Trong bài phỏng vấn, BT Nhạ nói: “Tham khảo các mô hình tiên tiến để chọn lọc mô hình phù hợp, có thể áp dụng hài hòa trong điều kiện Việt Nam là cách Bộ GD-ĐT đang làm. Ví dụ mô hình của Anh, Mỹ rất tốt, nhưng chưa phù hợp với
Hình ảnh
Nguyễn Hùng  –  VOA Đ ầu tháng Tư tôi có dịp tới Lagos, thủ đô thương mại của Nigeria, nơi một ông lão 76 tuổi người miền bắc có tiếng trong sạch vừa được bầu làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa hồi tháng Hai. Giống như Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam, ông Muhammadu Buhari chiến thắng phần nhiều nhờ cam kết tiếp tục chống tham nhũng và lập lại kỷ cương. Và cũng giống ông Trọng, ông Buhari bị cáo buộc dùng cuộc chiến chống tham nhũng để loại bỏ đối thủ chính trị. Cảm nhận đầu tiên của tôi khi đặt chân tới Lagos là đi ngược về quá khứ dù châu Phi được coi là tương lai của thế giới sau nhiều thập niên nữa. Khách nước ngoài tới sân bay Murtala Muhammed được yêu cầu trình bằng chứng đã tiêm chủng sốt vàng da. Cô nhân viên xem giấy chứng nhận đã tiêm chủng của tôi nghiêm túc hỏi tôi có mang quà gì cho cô không. Khi tới hải quan sau quá trình lấy vali lâu và khá lộn xộn, một nữ nhân viên khác cũng có câu hỏi tương tự. Tôi nghe nói nếu ai quên tiêm chủng ch

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Một bài học đắt giá

Hình ảnh
Lê Nguyễn Hương Trà| CHIỀU tối 11.4, nhiều báo nước ngoài đồng loạt đưa tin v/v triệu phú Trịnh Vĩnh Bình vừa nhận được thông báo của Tòa án Quốc tế dài gần 200 trang. Đi kèm là phán quyết thắng kiện, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí. Đây là vụ kiện quốc tế chưa từng có đối với chính phủ Việt Nam, với số tiền bồi thường khủng. —- Trịnh Vĩnh Bình (1947) là một doanh nhân người Hà Lan gốc Sóc Trăng. Từ năm 1981 – 1996, ông Bình về nước 63 lần mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng. Năm 1999, ông Bình bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù, bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại ông đã trốn thoát khỏi Việt Nam. Năm 2003 ông Bình bắt đầu nhờ tổ hợp luật sư Covington Burling ở Washington, Hoa Kỳ đại diện kiện chính phủ Việt Nam. Ông Việt Nam cũng thuê một hãng luật của Pháp đại diện. Vụ kiện dự kiến xử ở Trung Tâm Trọng Tài Quốc tế Stockholm tháng 12. 2006, nhưng Vi

Nho sĩ Annam và Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng

Hình ảnh
Nguyễn Hiền – ( VNTB ) –  Nho sĩ Annam tự hào và thích thú với “móng tay dài” không khác nhiều lắm với một Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng “tự hào và thích thú” với chủ nghĩa Mác-Lenin. Trong một bức ảnh về thời Đông Dương thập niên 1920 (TK XX), ghi nhận nho sĩ Annam với móng tay dài, và đó là niềm tự hào và thích thú của ông ta. Ngày nay, nhìn một người để móng tay dài có thể được coi là vướng víu không cần thiết, một sự kỳ dị, và chẳng thể là niềm tự hào khi mà nó hạn chế khả năng lao động. Nhưng vào thời đó, đây được coi là “quý tộc” bởi không thể lao động, và tất nhiên, nguồn gốc của tục để móng tay dài xuất phát từ Trung Quốc. Nho sĩ là người có học, là người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến. Tầm nhìn của vị nho sĩ này là tầm nhìn hướng Trung, nơi ông ta phải quỳ sụp trước Khổng miếu – người được suy tôn “vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời). Vào cái thời kỳ mà vị Nho sĩ Annam trên để móng tay dài, thì đây cũng là thời kỳ mà Phan Châu Trinh, P