MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 30 THÁNG 6


Việt Nam
* Ngày 30-6-1018, thiền sư Vạn Hạnh viên tịch. Ông quê ở xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 21 tuổi ông đã đi tu, đứng đầu hàng thứ 12 dòng Thiền Nam Phương, hiểu sâu giáo lý đạo phật. Ông chủ trương nhập thế, thiền sư Vạn Hạnh đã giúp các vua Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước ta ở thế kỷ X và XI. Thiền sư Vạn Hạnh được tôn là Quốc sư.

* Được sự giúp đỡ tích cực của Đảng cộng sản Pháp, Đức và do sự hoạt động khéo léo bí mật của mình, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hàng rào bao vây của các nước đế quốc để đến Pêtơrôgrats - Liên Xô vào ngày 30-6-1923, chuẩn bị dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế cộng sản.
Đây là lần đầu tiên Người đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng tháng Mười. Trong thời gian của Liên Xô, người đi thăm nhiều nơi để tìm hiểu chế độ ưu việt của chính quyền Xô Viết. Người làm việc với Quốc tế cộng sản, viết nhiều bài đăng báo để trình bày quan điểm của mình về Cách mạng giải phóng dân tộc.
Những năm về sau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đến Liên Xô nhiều lần; nhưng lần đầu tiên đặt chân trên đất nước của Lênin vĩ đại mãi mãi là một ngày đáng ghi nhớ trong suốt đời hoạt động Cách mạng của Người.

* Đầu năm 1944 Đảng ta cử một số cán bộ tiếp xúc với một số trí thức và thanh niên yêu nước, giúp họ thành lập Đảng dân chủ Việt Nam (30-6-1944), một chính đảng Cách mạng của tư sản dân tộc và tiểu sản trí thức yêu nước và tiến bộ.
Đảng dân chủ Việt Nam ra đời và tham gia vào Mặt trận Việt Minh đã đập tan âm mưu thâm độc của phát xít Nhật định lôi kéo tư sản dân tộc và các tầng lớp trí thức Việt Nam.
Đảng dân chủ Việt Nam đã cùng đồng hành với dân tộc trong suốt chặng đường cứu nước qua hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, dưới sự lãnh đaọ của Đảng cộng sản Việt Nam, để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ của Đảng dân chủ Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình và tự nguyện cùng với Đảng xã hội tự giải tán.

* Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Tuý sinh năm 1910 và qua đời vào ngày 30-6-1977.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã được xếp là 1 trong 5 diễn viên xuất sắc của miền Trung nước ta. Từ sau năm 1954, ông đem tài nghệ của mình xây dựng đoàn tuồng Bắc. Ông đã đào tạo được nhiều học trò hiện đang đóng vai trò chủ chốt trên sàn diễn các đoàn tuồng trong cả nước.
Ông còn là người có công lớn trong việc phục hồi, phát triển nghệ thuật tuồng truyền thống. Nghệ sĩ Nguyễn Nho Tuý đã được truy tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân".

* Ngày 30-6-1985 đã diễn ra lễ thông cầu Chương Dương sau 20 tháng thi công và xây dựng. Toàn bộ cầu dài 1.210,95 mét, rộng 19,76 mét. Đây là chiếc cầu lớn thứ hai, sau cầu Thăng Long, bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, do cán bộ, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công.

* Ngày 30-6-1990, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Việc Quốc hội thông qua bộ luật này khẳng định vai trò, vị trí của một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, có tiềm năng lớn và mang tính chất quốc tế cao. Nó cũng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành hàng hải nước ta.
Từ khi có hiệu lực (ngày 1-1-1991) đến nay, Bộ luật hàng hải Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp pháp luật khác về chuyên ngành được ban hành trong những năm gần đây đã thật sự làm tăng thêm hiệu lực quản lý của nhà nước đối với các hoạt động hàng hải trong phạm vi cả nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng cường sự giao lưu, hoà nhập của ngành hàng hải Việt Nam với ngành hàng hải thế giới cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.

* Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 8, kỳ họp thứ bảy, đã thông qua Luật Công đoàn ngày 30-6-1990.
Nội dung chủ yếu Luật này quy định: Quyền và trách nhiệm của Công đoàn, xử lý các vi phạm luật Công đoàn.

Thế giới
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn