Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÀY NÀY NĂM XƯA

Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên

Hình ảnh
Đất nước không bao giờ quên...!!! Sự kiện ngày 14/03/1988 nên gọi với một từ đúng bản chất của nó:THẢM SÁT GẠC MA.Trong sự kiện này thì 50 lính Trung cộng có vũ trang đã tràn lên đảo và xả súng vào 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đang trong tình trạng buông vũ khí vì nhận được mật lệnh từ đất liền là không được chống cự.Vì vậy sự kiện này phải gọi là THẢM SÁT mới đúng.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 31 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Phùng Hưng sinh ngày 31-12-736, mất năm 790, quê ở xã Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Từ giữa thế kỷ VIII, bọn quan đô hộ nhà Đường bắt nhân dân ta đóng thuế rất nặng, ai cũng oán thán. Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại chúng. Từ Sơn Tây, nghĩa quân dần dần chiếm được cả vùng rộng lớn xung quanh và thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay). Ông sắp đặt lại việc cai trị với ý định xây dựng nước nhà độc lập lâu dài. Được 7 năm thì Phùng Hưng mất. Ngày nay ở xã Đường Lâm có đình thờ ông, và ở phố Giảng Võ - Hà Nội còn lăng mộ của ông. * Cao Huy Đỉnh sinh ngày 31-12-1927 quê ở Nghệ An, mất năm 1975 tại Hà Nội Ông là nhà nghiên cứu văn học dân gian xuất sắc, từng làm việc ở Viện Văn học, Ban nghiên cứu Đông Nam Á (thuộc Uỷ ban khoa học và xã hội Việt Nam), là Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Các nghiên cứu của ông về "Người anh hùng làng Gióng" (năm 1969) và "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam" được đánh

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 30 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 30-12-1922, theo nguyện vọng và vì tình đoàn kết hữu nghị, cũng như sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc, nhằm bảo đảm xây dựng một quốc gia chung đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập gồm các nước cộng hoà; Liên bang Nga, Tranxcauxia, Ucraina, Bêlôruxia. Đến năm 1941, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết trở thành đại gia đình gồm 15 nước cộng hoà. Nhà nước Liên Xô đã góp phần xây dựng hệ thống chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Năm 1991, Liên Xô tan rã, chấm dứt 69 năm tồn tại. * Ngày 30-12-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước tại thủ đô Hà Nội. Tại đây, Hồ Chủ tịch đã nói: "Các cô, các chú được tuyên dương là Anh hùng phải nhận rõ rằng, vinh dự đó là vinh dự chung của tập thể, chứ không chỉ là của riêng từng người. Nếu không có Đảng, không có nhân dân, không có tập thể thì mọi người không trở thành Anh hùng được. Có Anh hùng là vì c

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 29 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 29-12-1964 khánh thành xưởng luyện cốc và xưởng liên kết, hai công trình lớn và những khâu rất quan trọng có tác dụng to lớn về mặt kinh tế trong toàn bộ dây truyền sản xuất liên hợp của khu gang thép Thái Nguyên. Mẻ than cốc đầu tiên đã được ra lò với chất lượng tốt. * Đêm 29-12-1972 diễn ra trận đánh cuối cùng đợt tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của giặc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Như vậy, sau 12 ngày đêm chiến đấu liên tục vô cùng dũng cảm và mưu trí, quân và dân miền Bắc đã chiến thắng vẻ vang, bắn rơi 81 máy bay, có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111, tiêu diệt và bắt hàng trăm giặc lái, bắn cháy 9 tàu chiến. Trong chiến thắng chung đó, quân dân thủ đô Hà Nội đã lập nên một "Điện Biên Phủ trên không" bắn rơi 23 máy bay B52, 2 chiếc F111 và nhiều máy bay phản lực khác, góp phần đập tan "thần tượng B52" của không quân chiến lược Hoa Kỳ và bẻ gẫy âm mưu bè lũ Níchxơn hòng buộc ta trở lại Hội nghị Pari với thế yếu trong cuộc đàm

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 28 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Phan Đình Phùng sinh năm 1844, quê ở tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 28-12-1895. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời vua Tự Đức. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tập hợp nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, căn cứ ở vùng rừng núi Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo kéo dài gần 10 năm, tiêu biểu cho phong trào Văn Thân chống Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. * Nguyễn Thượng Hiền, tự là Mai Sơn, người làng Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, sinh năm 1868, mất năm 1925. Ông thông minh, 16 tuổi đã đỗ cử nhân, năm sau thi Hội, rồi thi Đình và ông đỗ Đình Nguyên. Năm 25 tuổi, ông lại thi đỗ Hoàng Giáp. Vì không muốn ra làm quan, nên sau khi đỗ, ông xin triều đình Huế cho về nghỉ ít năm. Nhưng sau đó, ông bị điều ra và phải nhận làm một chức học quan ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Vốn sẵn tấm lòng yêu nước, căm thù bọn thực dân nên thời kỳ này ông liên hệ với nhiều sĩ phu yêu nước như các ông Phan Bộ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 27 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà văn Doãn Kế Thiện sinh ngày 27-12-1891, quê ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, mất năm 1965. Ông đã gắn bó cả tuổi trẻ với sự nghiệp với cố đô Thăng Long - Hà Nội. Ông còn làm thơ, viết văn, viết báo, và là nhà Hà Nội học đầu tiên của Thủ đô. Với các bút danh Tú Sơn, Long Thành, Sơn Vân, Sở Bảo, nhà văn Doãn Kế Thiện còn để lại nhiều tác phẩm: Hà nội cũ (1943), Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (1959), Danh nhân Việt Nam, cùng nhiều các bài báo bài thơ, dịch thơ Đường, thơ Tống. Toàn bộ sáng tác của ông toát lên cái nhìn của một nhà nho, một nhân sĩ trí thức đi theo Cách mạng. * Ngày 27-12-1996, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Tổng thể đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước sâu Chân Mây" (ở tỉnh Thừa Thiên - Huế) Vịnh này có lợi thế để xây dựng một cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nằm trong cụm cảng vùng trọng điểm miền Trung, cảng Chân Mây còn đóng vai trò điều phối khối lượng hàng hoá chu c

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 26 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 26-12-1961, Nhà nước đã có quyết định đầu tiên về việc "sinh đẻ có hướng dẫn" Tháng 5-1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 26-12 hàng năm làm ngày "Dân số Việt Nam" nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. * Ngày 26-12-1963, Nhà máy điện Thái Nguyên, một trong những hệ thống quan trọng của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên được khánh thành. Đây là nhà máy hoàn toàn cơ khí hoá, đốt lò bằng than phun, gồm 42 công trình lớn nhỏ. Công suất của nhà máy này là 24.000 kilôoát cung cấp điện cho khu gang thép, mỏ sắt Trại Cau và thành phố Thái Nguyên * Ngày 26-12-1971, quân và dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình cảnh giác cao, đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Trong số này có chiếc máy bay Mỹ thứ 100 do quân dân Hàm Rồng bắn rơi. Máy bay Mỹ đã đá

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 25 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng trên khu đất cao, vốn là chân tháp Báo Thiên của Thăng Long xưa có từ giữa thế kỷ XI. Vào dịp lễ giáng sinh 25-12-1887, các tín đồ Đạo thiên chúa đã tổ chức khánh thành nhà thờ lớn Hà Nội. Nhà thờ này thiết kế theo kiểu kiến trúc Gôtích rất thịnh hành trong thế kỷ XII và thời Phục hưng ở châu Âu. Hai gác chuông hai bên cao 30 mét với những trụ đá to nặng ở 4 góc. Trên đỉnh nhà thờ là cây thánh giá bằng đá. * Từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp. Tại Đại hội, đồng chí đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng xã hội Pháp gia nhập Quốc tế 3. Đảng xã hội Pháp được xây dựng thành một Đảng mác xít. Đồng chí đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh giá một bước ngoặt lớn trong hoạt động chính trị của Người, đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa Mác-Lênin theo con đường cách mạng vô sản. * Từ ngày 25-12-1950 đến 17-1-1951, Bộ tổng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 24 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Tiến sĩ Phạm Văn Nghị sinh ngày 24-12-1805, quê ở làng Tam Đăng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, mất năm 1881. Ông đỗ hoàng giáp năm 1838, từng làm quan và dạy học trong nhiều năm. Năm 1858 giặc Pháp đánh chiếm Đà Nẵng. Ông tổ chức đội Nghĩa Dũng vào Nam chiến đấu. Nhưng khi đội quân Nghĩa Dũng vào đến Huế thì vua Tự Đức ra lệnh phải rút về. Ông rút quân về Phong Doanh, lập căn cứ ở An Hoà và tổ chức chiến đấu ở Nam Định, Ninh Bình. Phong trào kháng Pháp của Phạm Văn Nghị tuy thất bại nhưng đã gây cho địch nhiều tổn thất và thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập. Phạm Văn Nghị còn sáng tác nhiều thơ mang nặng tình nhân ái và lòng tự cường dân tộc. * Thực hiện chỉ thị "Phải đánh thắng trận đầu" của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 24-12-1944, từ căn cứ địa Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã xuất quân. Đến 17 giờ, bằng một trận đánh táo bạo và mưu trí, đơn vị đã tiêu diệt đồn Phai Khắt (đóng tại Cam L

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 23 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 23-12-1972. Mỹ huy động 50 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh ngoại thành Hà Nội, từ Mai Dịch đến trạm Trôi (Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). Đêm đó, có 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ và Bắc Giang, 41 chiếc máy bay chiến thuật đánh Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc, Sơn Đồng và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển có 7 máy bay Mỹ đánh Uông Bí, Phà Rừng, Đồ Sơn, Sở Dầu, và sân bay Kiến An, ta bắn rơi 4 máy bay Mỹ, trong đó Hải Phòng bắn rơi 2 chiếc B52. Cùng ngày, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc đánh rất giỏi, thắng rất to và đang làm thất bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ. * Phối hợp chiến đấu với thủ đô Hà Nội trong trận "Điện Biên Phủ trên không", từ 23 đến 29-12-1972, dân quân tự vệ tỉnh Hoà Bình kiên trì bao vây, lùng sục suốt 7 ngày đêm trong rừng sâu, bắt sống được giặc lái, và bắn rơi một máy bay lên thẳng đến cứu tên giặc lái đó. Thế giới * Ngày 23-12-1964, Một trận gió xoáy ở Ceylon, Sri Lanka làm 2000

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 19 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà văn Chu Văn tên thật là Nguyễn Văn Chử, sinh ngày 22-12-1922, quê ở Thái Bình. Từ năm 1950, ông phụ trách toà soạn báo Cứu Quốc - Liên khu III. Từ năm 1958 là Trưởng ty Văn hoá tỉnh Nam Định, sau đó ông phụ trách Hội văn nghệ tỉnh Hà Nam Ninh. Chu Văn thật sự khẳng định tài năng của mình bằng tiểu thuyết "Bão biển" (xuất bản năm 1969) viết về một vùng nông thôn công giáo ven biển miền đồng bằng Bắc Bộ trong những năm bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chu Văn có một bút pháp hiện thực chặt chẽ, vừa có thể khắc hoạ bức tranh xã hội, vừa đi xâu vào những số phận cá nhân và những tính cách nhân vật. * Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..." Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc h

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 21 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 21-12-1941 trên báo Độc Lập số 113, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết bài "Thế giới đại chiến và phận sự dân ta" vạch rõ nhiệm vụ của toàn dân lúc này là phải đoàn kết trong các tổ chức của Việt Minh "đồng tâm hiệp lực, muôn người một lòng, nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập". * Ngày 21-12-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy điện Yên Phụ và nhà máy điện Bờ Hồ (nay là Công ty điện lực Hà Nội). Ở hai nhà máy, Bác Hồ đã thăm hỏi sức khoẻ, tình hình sinh hoạt, công việc của công nhân, cán bộ. Bác nói: "Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi và cảm ơn các cô, các chú. Bây giờ nhà máy thuộc về các cô, các chú, tất cả các cô, các chú phải đoàn kết chặt chẽ hăng hái thi đua để xứng đáng là người chủ của nhà máy". * Từ ngày 21 đến ngày 26-12-1965 đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12. Hội nghị đã định ra nhiệm vụ, chủ trương, phương châm thích hợp với tình hình mới, động viên cả nước

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 19 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nguyễn Tri Phương, Đại thần triều Nguyễn, Tổng đốc thành Hà Nội, quê ở tỉnh Thừa Thiên. Ngày 19-11-1873, quan Pháp đanh úp thành Hà Nội, ông bị trọng thương, được lính pháp cứu chữa nhưng khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết vì việc nghĩa". Sau đó ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào 20-12-1873, thọ 73 tuổi. * Ông Đỗ Ngọc Du sinh ngày 20-12-1907 tại thị xã Hải Dương, quê chính ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau khi được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (năm 1926) ở Quảng Châu, ông trở về nước hoạt động, tham gia sáng lập Đông Dương cộng sản Đảng, được bầu làm Bí thư xứ uỷ Bắc Kỳ kiêm Bí thư Thành uỷ Hà Nội (năm 1929) Sau ngày hợp nhất Đảng (3-2-1930) ông được Đảng cử sang liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và hoạt động phong trào Việt kiều yêu ước ở Thượng Hải. Tháng 6-1931 thực dân Pháp bắt ông Đỗ Ngọc Du ở Thượng Hải và đưa về Việt Nam, lưu đày ở Sơn La, Côn Đ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 18 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà văn, nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc sinh ngày 18-12-1899 quê ở Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh). Mất năm 1976 tại Hà Nội. Vi Huyền Đắc viết tới 20 vở kịch. Trước năm 1945 là thời kỳ viết sung sức nhất của ông. Nhiều vở kịch có giá trị như: Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Kim tiền, Ông Ký Cóp, Thành Cát Tư Hãn, Từ Hy thái hậu. Ông là một trong vài nhà viết kịch có tên tuổi trong thời kỳ hình thành nền kịch nói Việt Nam. * Ngày 18-12-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với học sinh các trường trung học Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương (Hà Nội). Bác Hồ căn dặn: Các học sinh phải học để xứng đáng là người chủ nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên là học tập để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học, yêu lao động, yêu đạo đức. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Học phải đi đôi với hành, phải thi đua giữa các trường, các lớp. * Để thực hiện âm mưu gây sức ép buộc Hà Nội phải trở lại Hội nghị Pari, chính quyền Níchxơn điên cuồng mở cuộc tập kích ch