Bài đăng

Ai chịu trách nhiệm vụ Nhật Bản đòi bồi thường 200 tỉ tại cầu Nhật Tân?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Mỹ Châu  - 30/01/2013 Công nhân Hậu Giang đình công Liên tục trong mấy ngày qua, 3000 công nhân công ty Minh Phú tại Châu Thành, Hậu Giang đã đình công để đòi quyền lợi chính đáng. Cuộc đình công đã khiến chủ tịch tỉnh Hậu Giang phải đến giải vây cho công ty, đồng thời cáo buộc việc công nhân đình công là phản lợi ích quốc gia. Chủ tịch tỉnh còn đe dọa giao cho công an bắt những công nhân kêu gọi đình công. Đây là lần thứ 3 công nhân công ty Minh Phú, một công ty chuyên chế biến thủy sản xuất cảng sang ngoại quốc, đồng loạt đình công đòi quyền lợi Công nhân bủa vây trước đường vào Khu công nghiệp Sông Hậu, mang theo biểu ngữ với nội dung Công ty Minh Phú bóc lột công nhân. Công nhân tố cáo công ty bắt làm việc liên tục từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối, các ngày lễ, chủ nhật vẫn phải đi làm, cuối năm lại bị cắt tiền thưởng. Ngoài ra, công nhân còn bị trừ nhiều khoản tiền vô lý. Một công nhân cho biết trước đây, đã có nhiều người lên tiếng đòi

Cuối năm con Rồng, sự sợ hãi chuyển bên (phần 2)

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Mỹ Châu  - 30/01/2013 Kính thưa quý thính giả, phần một bài viết nhan đề “Cuối năm con Rồng, sự sợ hãi chuyển bên” của tác giả Vũ Đăng Châu được gửi đến quý vị trong mục bình luận vừa qua đã đề cập đến việc hai nhà trí thức cùng tên Quốc Quân là tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân ở Mỹ về và luật sư Lê Quốc Quân ở Việt Nam, đều đang bị nhà nước CSVN giam giữ với những tội danh mà công an không thể đưa ra được một bằng chứng nào để chứng minh. Tuy nhiên, với cộng sản Việt Nam thì bị bắt tức là có tội, chẳng hạn như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì tội liên can đến hai bao cao su đã qua sử dụng, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân tội hướng dẫn các lớp học đấu tranh bất bạo động, huấn luyện các kỹ năng lãnh đạo, an toàn vi tính, v.v…. Hẳn nhiên là hai ông Quốc Quân này sẽ đều bị xử với những bản án để răn đe, khủng bố những người khác như nhà cầm quyền vẫn làm từ trước đến nay, hầu không ai còn dám lên tiếng trước sự độc tài và bất công đang diễn ra. Sau đây, mời q

Dân oan Đà Lạt lên tiếng

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Mỹ Châu  - 30/01/2013 Nhận được thông tin cho biết có một số dân oan ở tỉnh Lâm Đồng đã tập trung biểu tình trong phiên tòa phúc thẩm để tố cáo hệ thống tòa án đã thông đồng với nhau để ăn cướp đất của dân… Chantroimoimedia.com

Ba mẩu chuyện về “từ chức”

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Mỹ Châu  - 30/01/2013 Mẩu chuyện thứ nhất Ông Ba, chủ tịch xã, tham ô, hối lộ… nhiều, nhân dân lên án ghê gớm, viết đơn tố cáo lên trên. Huyện Uỷ quyết định họp công khai, cho dân biết, đồng thời lấy ý kiến tập thể có nên động viên cho ông Ba “từ chức” hay không? Cuộc họp có đông đảo bà con trong xã đến dự, oai linh hơn, có rất đông cán bộ của Huyện về dự, đủ các thành phần. Ông Ba đứng dậy phát biểu: – Kính thưa đồng chí Bí thư kiêm chủ tịch Huyện, đó chính là bố vợ của tôi. – Kính thưa đồng chí Trưởng ban kiểm tra đảng, đó chính là cậu ruột của tôi. – Kính thưa đồng chí Trưởng công an huyện, đó chính là chú ruột của tôi. – Kính thưa đồng chí Bí thư huyện đoàn, đó chính là em vợ của tôi. – … – Cuối cùng, kính thưa đồng chí Chủ tịch hội phụ nữ huyện, đó chính là vợ của tôi… Tôi nhận thấy, tôi có lỗi với bà con trong xã để xảy ra hiện tượng xấu như tham ô, hối lộ, ăn chặn tiền của gia đình có công với cách mạng, thương bi

Nếu Mùa Hạ Ấy Em Không Gặp Anh

Hình ảnh
“Nếu mùa hạ ấy em không gặp anh” là câu chuyện tình yêu qua những trang thư viết tay – điều trong thế kỷ XXI, trong thời đại công nghệ số sẽ rất ít người biết đến. “Nếu mùa hạ ấy em không gặp anh” là câu chuyện tình yêu qua những trang thư viết tay. Ảnh: internet Có lẽ cũng chỉ có thế hệ của tôi trở về trước, người ta mới trao đổi bằng cách viết thư, nhất là khi yêu. Tôi cũng đã ngóng đợi từng cánh thư gửi về nhà, ấp ủ cả những giấc mơ vào trong trang giấy, gửi chúng đi rồi lại tiếp tục đợi mong. Thư đi thư lại có khi kéo dài suốt nhiều năm, kể cho nhau nghe biết bao tâm sự, ước mơ, nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Thậm chí, khi nhà của nhau nằm trong cùng một thành phố. Vậy nên khi bắt gặp điều này ở “Nếu mùa hạ anh không gặp em”, tôi cứ ngỡ như bắt gặp lại chính mình ở một thời đã xa. Câu chuyện kể về cô gái tên Âu Dương Tịch Hạ sống hết mình vì gia đình, vì bạn bè, nhưng cũng có lúc chui rút vào một thế giới khác, thế giới chỉ có Thẩm Gia Bạch. Đó là thế giới c

Về Tết...

Hình ảnh
Hai cây đào trước nhà mẹ đã đón mùa hoa trái sớm. Năm nay nhà không cắt được cành nào đem vào nhà, anh trai với chú em kiếm đâu đó được một cành từ cô hàng hoa nghe kể rất xinh, về cắm cho tết thấm đượm từ trong ra ngoài, cho giống tiền lệ mà nếu không, sẽ thiếu. Cảm giác về quê, về tết, về với mùa sum họp là cảm giác thường niên nhưng lại cũng giống như cảm giác bị cái trát đòi từ tâm hồn dội về một cách bất thường gây những háo hức xuân có tên gọi riêng không dễ nhập nhằng đánh tráo. Những ngày rét níu lại, thổi lạo xạo trong các ngọn gió làm bay những hạt mưa non nhẹ tâng. Cái mong muốn cần được sẻ chia, cần được bắt tay, cần được một vòng ôm không thể nào lại không tìm cách lén vào hoàn cảnh này để tồn tại . Chào mùa xuân, chào mùa quê, và tết! Ảnh: internet Nghe như nháo nhác những bình yên bám lên thành hồn người, đôi khi bất chợt và chóng vánh như hạt mưa xuân đậu trên mi mắt người con gái tảo tần nơi góc chợ quê. Dù lòng thấy chính con người đứng tron

Xuân đã về

Hình ảnh
Xuân đã về, hoa tươi đua sắc, lòng người xốn xang. Xuân về là lúc lòng thư thái, cũng là lúc ngẫm nghĩ, về hoa và về anh. Mùa xuân hoa cải cũng vàng. Bờ đê nhuộm nắng ai mang về trời Xuân đã về, rau nở thành hoa. Từ bé, khi còn ở ngoại thành em đã mê những ruộng hoa cải cúc vàng rực rỡ như hoa hướng dương. Em cứ nghĩ rằng chỉ mỗi mình mình để ý đến những ruộng hoa giản dị mà đẹp nồng nàn nhường ấy. Em say sưa ngắm trước khi những người nông dân làm đất trồng rau vụ mới. Cải xanh thì ít được thấy hơn và em cũng mê hơn vì khác với cải cúc, hoa cải xanh chỉ có một màu vàng thuần khiết, mê nhất là những thảm hoa nào còn sót nhiều lá xanh xen lẫn với hoa vàng biếc. Xuân đã về, muôn hoa đua nở. Ảnh: internet Xuân về đào trổ lá, ra bông. Có lẽ em yêu đào, yêu xuân nhất vào khoảnh khắc nhìn thấy những cành đào đầu tiên trong năm. Người ta chở đào bằng xe đạp ra thành phố bán nhằm kiếm những đồng thu nhập đầu tiên cho Tết. Người bán đào chỉ cắm cúi đi