MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 4 THÁNG 11

Việt Nam
* Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải sinh ngày 4-11-1895 ở Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, và mất năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông xuất thân trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước. Thời trẻ ông học chữ Hán và chịu ảnh hưởng của phong trào Duy Tân.
Ông tham gia phong trào chống văn hóa đồi trụy, đấu tranh đòi hoà bình, dân sinh, dân chủ. Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn hiệp thương với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hoà bình. Năm 1966-1967 ông là Chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, và từ năm 1975 đến 1983 làm cố vấn Hội nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính của Á Nam Trần Tuấn Khải gồm có các tập thơ: Duyên nợ phù sinh, Bút quan hoài, Hồn tự lập, Với sơn hà.

* Giáo sư Hoàng Minh Giám, sinh ngày 4-11-1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội mất năm 1995.
Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ông làm giáo sư trường Trung học Xivovat tại Phnôm Pênh từ năm 1926 đến năm 1928 rồi về Sài Gòn dạy học đến năm 1931. Trong thời gian này ông tham gia viết bài cho các báo chống thực dân Pháp.
Sau tháng 8-1945, ông làm việc ở Bộ Nội vụ. Tháng 11-1946 đến tháng 2-1947 ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từ tháng 3-1947 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau khi hoà bình lập lại (tháng 5-1954) cho đến tháng 6-1976 ông là Bộ trưởng Bộ Văn hoá.
Giáo sư Hoàng Minh Giám là đại biểu Quốc hội từ khoá I (năm 1946) đến khoá VII (năm 1987). Giáo sư đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

* Phạm Bá Ngoãn (1930-1980) - Nhà thơ hiện đại, bút danh Thanh Hải, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên. Ông sinh ngày 4-11-1930. Nhiệt thành yêu nước, ông tham gia cách mạng từ năm 1947. Đến năm 1967, ông chuyển sang làm công tác văn nghệ Bình-Trị-Thiên, và là uỷ viên Thường vụ Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Thanh Hải từng được giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu. Ông mất ở Huế, thọ 50 tuổi. Các tác phẩm chính: Huế mùa xuân, 2 tập, 1970 và 1975 - Dấu võng Trường Sơn, xuất bản 1977, Những đồng chí trung kiên.

* 4-11-1981 Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam được khai mạc. Có 164 đại biểu các tổ chức, giáo hội, hệ phái: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Giáo hội Việt Nam thống nhất, Giáo hội phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Hội Phật giáo khất sĩ Việt Nam, Giáo hội phật giáo, Thiên thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam.
Hội nghị đã thảo luận và thông qua Hiến chương và đại cương chương trình hoạt động, giới thiệu và suy tôn Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự. Hội nghị còn cử ra Ban Thường trực Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Nhân dịp này 5 Hoà thượng đã được Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập.

* Ngày 4-11-1993, ngành điện lực nước ta đã bắt đầu xây dựng nhà máy thuỷ điện Ialy (ở tỉnh Kontum - nay thuộc tỉnh Gia Lai).
Đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai của nước ta, sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Thế giới
* Ngày 4-11-1946 tại Luân Đôn (Thủ đô nước Anh) đã thành lập tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc (Viết tắt là UNESCO).
Trụ sở tổ chức này đặt tại Pari (thủ đô nước Pháp).
Đến nay đã có 184 nước và lãnh thổ là thành viên của UNESCO, trong đó có Việt Nam.
Hoạt động của UNESCO nhằm góp phần bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế bằng cách phát triển sự hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hoá.

* Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (viết tắt là Interpol) có trụ sở đóng tại Liong (nước Pháp). Đến nay Interpol có gần 180 thành viên quốc gia.
Ngày 4-11-1991, trong phiên họp đại hội đồng Interpol tại Urugoay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức này.
Văn phòng Interpol Việt Nam ra đời là một cơ cấu mới của Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Văn phòng này là trung tâm thông tin giữa Việt Nam và Interpol, với văn phòng Interpol của gần 180 nước trong việc phát hiện, truy nã, bắt giữ tội phạm, thông báo cho nhau những thủ phạm mới của chúng để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn.
 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn