MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 22 THÁNG 4

Việt Nam
* Ngày 22-4-1916 toàn quyền Đông Dương lập thêm một số nhà tù ở các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu.
Đây chính là kế hoạch khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với Đông Dương. Trong đó việc đàn áp phong trào nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta được chính quyền Pháp coi là một phần của kế hoạch đó. Các nhà tù thực dân đã giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng song chính các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học tôi luyện ý chí chiến đấu. Đồng chí Hoàng Văn Thụ khi bị tù đầy đã viết:
"Bạn hỡi xa gần hăng chiến chiến đấu.
Trước sau xin giữ tấm lòng thành".

* Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam họp từ ngày 22-4 đến 28-4-1952. Phân tích tình hình thế giới và trong nước, hội nghị đề ra ba nhiệm vụ lớn là: "Tiêu diệt sinh lực địch đẩy mạnh chiến tranh du kích; Phá chính sách của địch "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"; Bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, của kháng chiến".
Hội nghị đã kết luận tình hình quốc tế có lợi cho ta, phe hoà bình dân chủ ngày càng mạnh, chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

* Ngày 22-4-1975, đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị Trung ương Đảng từ Hà Nội điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh như sau:
"Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn.
Các anh ra chỉ thị ngay cho các hướng, hành động kịp thời, chú trọng kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Sự hiệp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành động. Hiện nay, thời cơ thúc đẩy chúng ta phải có hành động nhanh nhất. Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định toàn thắng".
Cũng trong ngày 22-4, Bộ Chỉ huy Chiến dịch duyệt lại lần cuối kế hoạch chính thức của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

* Nhà văn Trần Huyền trân tên thật là Trần Đình Kim, sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình dân nghèo ở Hà Nội.
Ngoài thơ, ông còn viết truyện ngắn, truỵện dài. Vào những năm 1936-1939, ông có mặt trong nhiều cuộc biểu tình, đòi tự do ngôn luận cho báo chí. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Trần Huyền Trân chủ yếu hoạt động sân khấu. Ông từng phụ trách nhiều đoàn nghệ thuật, chỉnh lý nhiều vở chèo và viết lại một số tích xưa. Ông mất ngày 22-4-1989.

Thế giới
* Vlađimia Ilich Lênin - sinh ngày 22-4-1870 tại thành phố Ômxcơ (nay là thành phố Ulianôpxcơ thuộc Cộng hoà Liên bang Nga). Ông là người vận dụng thành công những lý luận của Các Mác - ăngghen và xây dựng thực tiễn để trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Nước Nga Xô Viết do Lênin sáng lập và lãnh đạo là đất nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những nền tảng của lý luận Mác - Lênin đã được loài người tiến bộ, yêu hoà bình và tiếp thu và vận dụng vào điều kiện cách mạng của mỗi nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin đã cống hiến to lớn cho bước phát triển của xã hội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn