Bài đăng

“Chưa bao giờ niềm tin vào tư pháp lại thấp như hiện nay!”

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 20/06/2020 Gió Bấc’s blog  – RFA Đ ó không phải là nhận định của thế lực thù địch hay ý kiến bốc đồng của những thanh niên trên mạng xã hội mà là ý kiến của các cử tri là các lãnh đạo cao cấp, những lão thành cách mạng nhắn gởi và được đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng Phó Ban Dân Nguyện phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc Hội. Từ vụ án Hồ Duy Hải đến những vụ bị án, nguyên đơn tự sát xảy ra dồn dập cho thấy thật sự niềm tin của ngươi dân đã rơi tận đáy. Họp Kinh Tế – Xã Hội bùng nổ chuyện Tư Pháp Sáng ngày 15-6, Quốc Hội thảo luận tại Hội trường về kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, đề cập đến công tác tư pháp nhân vụ Hồ Duy Hải vừa qua. Ông Lưu Bình Nhưỡng nói rằng mình nhận được điện thoại, tin nhắn từ cả các cán bộ cấp cao đã về hưu, đại ý rằng: Chưa bao giờ niềm tin vào tư pháp lại thấp như hiện nay (1) Ý kiến đánh giá nghiêm khắc này không phải là cá biệt của ông Lưu Bình Nhưỡng mà trước đó ngày 13-6

Cách thức Mỹ tạo nên sức mạnh đồng Đô la và biếnnó thành công cụ trừng phạt

Hình ảnh
 THÁNG 6 20, 2020  ĐỖ NGÀ Thế giới sản xuất hàng hóa, nước Mỹ sản xuất đô la. Mỹ dùng đô la quẳng ra ngoài biên giới thì câu được hàng hóa vào bên trong nước Mỹ cho dân Mỹ xài phủ phê. Với vị thế này của đồng đô la Mỹ thì liệu đồng tiền nào có thể lật đổ nó được? Hiện tại thì không có. Vậy nên nhà kinh tế học Paul Samuelson mới nói rằng “do nhu cầu đô la ở nước ngoài cao nên điều đó cho phép Hoa Kỳ duy trì thâm hụt thương mại liên tục mà không khiến giá trị của đồng tiền mất giá”.  Thông thường trong chính sách tiền tệ, tùy hoàn cảnh mà ngân hàng Trung Ương có thể bơm tiền ra hay hút tiền vào. Bơm là làm tăng lượng tiền lưu thông, thu vào là làm giảm lượng tiền lưu thông. Nói chung là mục đích là để điều tiết nền kinh tế sao cho đảm bảo tăng trưởng nhưng cũng phải hạn chế lạm phát. Đấy là với các quốc gia khác, nhưng với nước Mỹ, để giảm tiền tệ lưu thông trong nước ngoài việc rút tiền về như bán trái phiếu chính phủ thì nhà nước Mỹ còn có thể mở cổng xả cho đô la chảy ra ng

Truyền hình VOA 20/6/20: Samsung dời khâu sản xuất màn hình từ Trung Quốc sang Việt Nam

Hình ảnh
19 thg 6, 2020 #VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thời sự Việt Nam: HRW: Việt Nam gia tăng đàn áp trước đại hội Đảng 13. ‘Chưa có căn cứ’ về hối lộ, 11 cán bộ hải quan phục hồi công tác. Samsung dời khâu sản xuất màn hình từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việt Nam thảo luận với Trung, Hàn, Nhật về việc nối lại du hành. Tin thế giới: Ông Trump nhắc lại đe dọa ‘tuyệt giao’ với Bắc Kinh. Trung Quốc nói ‘có đủ chứng cứ’ truy tố hai công dân Canada. Xung đột Trung-Ấn: Bắc Kinh bác tin bắt giữ binh sĩ Ấn. Căng thẳng liên Triều: Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc từ chức. Đức: Quân đội hỗ trợ chống COVID. Phóng sự: Trẻ em đường phố mưu sinh trong mùa dịch. Thực phẩm miễn phí trong đại dịch Covid. Đâu là hồi kết của đại dịch? Vai trò của quân đội trong việc đối phó với bạo loạn trong nước. Và chương trình Học tiến

WHO: Đại dịch COVID leo thang, tệ hại nhất tại châu Mỹ

Hình ảnh
THẾ GIỚI 20/06/2020 Reuters Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. đại dịch virus corona đang leo thang, với 150.000 ca mới hôm 18/6, cao nhất trong một ngày, và một nửa những ca này xảy ra tại châu Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới nói. “Thế giới đang ở trong một giai đoạn mới và nguy hiểm,” Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo trên mạng tại trụ sở WHO ở Geneva. “Virus vẫn còn lây lan nhanh, vẫn còn gây chết người, và mọi người vẫn còn dễ bị ảnh hưởng.” Hơn 8,53 triệu người đã bị nhiễm virus corona trên toàn thế giới và 453.834 người đã chết, Reuters cho biết ngày 19/6. Ông Tedros thúc đẩy vẫn giữ giãn cách xã hội và “cực kỳ cảnh giác.” Cũng như tại châu Mỹ, một số lớn những ca mới xảy ra tại Nam Á và Trung Đông, ông Tedros nói thêm. Chuyên gia khẩn cấp của WHO Mike Ryan nêu lên sự chú ý vào tình hình Brazil, nơi ông nói có 1.230 ca tử vong thêm vì COVID-19 trong 24 giờ trước. Khoảng 12% ca lây nhiễm tại B

Trung Quốc đáp trả người đứng đầu nhân quyền LHQ về luật áp dụng cho Hong Kong

Hình ảnh
THẾ GIỚI 20/06/2020 Reuters Cao Ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet. ngày 19/6 Trung Quốc nói những nhận định “không chính xác” của người đứng đầu nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet liên hệ đến luật an ninh quốc gia được đề nghị cho Hong Kong là “can thiệp lớn vào chủ quyền và công việc nội bộ của Trung Quốc.” Vào sáng ngày 19/6, bà Bachelet đưa ra một tuyên bố nói rằng bất cứ luật an ninh mới nào áp đặt lên Hong Kong “phải hoàn toàn tuân thủ với những cam kết của Trung Quốc về nhân quyền” và những hiệp ước quốc tế bảo vệ những quyền tự do dân sự và chính trị. Vài giờ sau đó, phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc ở Geneva nói trong một tuyên bố: “Những nhận xét này can thiệp lớn vào chủ quyền và những vấn đề nội bộ của Trung Quốc và vi phạm những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, Trung Quốc bày tỏ sự bất bình và phản đối mạnh mẽ. Những lời phản đối đã được đưa lên Cao Ủy trưởng Nhân quyền và Văn phòng của bà.” Luật về

Nước Mỹ bị chia rẽ: Từ Chiến tranh Việt Nam tới Black Lives Matter

Hình ảnh
HOA KỲ 20/06/2020 VOA Tiếng Việt Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ năm 1968 (trái) và phong trào phản đối bất bình đẳng sắc tộc Black Lives Matter trên đường phố Washington DC hôm 19/6/2020. Nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc trong thập niên 1960 và cả hiện tại. nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc cuối những năm 1960, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang đến cao trào. Ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ đại diện đảng Dân chủ Joe Biden từng nói khi khởi động chiến dịch tranh cử của mình hồi năm ngoái rằng “khi đó chúng ta bị chia rẽ trong mọi vấn đề từ chiến tranh, tới phong trào phụ nữ, tới quyền dân sự, trong mọi thứ.” Theo ông Biden, người trở thành thượng nghị sỹ Mỹ vào năm 1973 và sau này làm phó cho Tổng thống Barack Obama, những sự chia rẽ tồi tệ nhất của nước Mỹ đã lùi vào quá khứ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Những quan điểm của cuộc chiến tranh Việt Nam phần lớn đã mờ nhạt đi nhưng những cuộc biểu tình Black Lives Matters sau cái chết của George Floyd, Rayshar

New Zealand ‘phong tỏa chống dịch có hiệu quả’

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 20/06/2020 Một điểm xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Christchurch new Zealand kiểm soát thành công dịch Covid-19 nhờ vào chính sách đóng cửa, hạn chế đi lại và cách ly người từ nước ngoài về, một người Việt hiện sinh sống ở quốc gia này cho biết, nhưng mới đây lại có dấu hiệu lơi lỏng làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát mới. Sau chuỗi 24 ngày không có ca nhiễm mới, hôm 16/6 hai nữ công dân New Zealand trở về từ Anh quốc đã có kết quả dương tính với virus corona. Điều gây lo ngại là trước đó, hai người này đã được phép cho ra khỏi khu cách ly về nhà ở Wellington thăm người thân đang hấp hối. Đến hôm 18/8, New Zealand lại thông báo thêm một ca nhiễm mới cũng từ nước ngoài về. Trong khi đó đó, trước những chỉ trích về lỗ hổng trong cách ly, Thủ tướng Jacinda Ardern đã giao cho quân đội nước này giám sát cách ly những công dân New Zealand đi từ nước ngoài và đánh giá lại toàn bộ quy trình cách ly. Quốc gia châu Đại dương với gần 5 triệu dân này được