Bài đăng

Hà Nội không xanh, bao nhiêu người lo… xám?

Hình ảnh
Một đại lộ ở Hà Nội. Hình minh họa. Đầu thập niên 2010, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đồng thanh quảng cáo “Kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Hà Nội từ 2011 đến 2015 và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”. Theo đó, thủ đô Việt Nam sẽ “kế thừa những định hướng lớn, phát triển ‘cân bằng dựa trên bảo tồn’ và trở thành… thành phố xanh”. Chỉ còn chín tháng nữa là nhân loại chạm ngưỡng 2020 nhưng Hà Nội chẳng những không… xanh mà xám xịt, ảm đạm, không khí đặc quánh, hít thở khó. Theo thời gian, số ngày/năm mà không gian nhờ nhờ vì thiếu sáng tăng dần. Tuy mặt trời vẫn thế song ánh sáng từ mặt trời không thể xuyên qua lớp khói, bụi quá dày. Vài tháng gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đề cập tới mức độ ô nhiễm càng ngày càng trầm trọng, đến chất lượng không khí ở Hà Nội nay đã sụt giảm xuống cấp độ “xấu”, thậm chí “nguy hại cho sức khỏe”. Các chuyên gia liên tục khuyến cáo dân chúng theo dõi kết quả quan trắc không khí để… sử dụng đúng loại khẩu trang cần thiết (1)

FDI tăng, có tín hiệu tốt gì cho nền kinh tế VN không?

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| M ột con kênh chứa toàn nước thải đầy chất ô nhiễm. Muốn sạch, người ta đào cho nó hệ thống cống bên dưới kênh, nước từ sông lớn vào hòa với nước ô nhiễm rồi xả xuống cống ngầm cho thoát ra sông lớn. Nguyên tắc, cho nước sạch vào pha loãng nước bẩn rồi xả, cứ như vậy qua thời gian con kênh nước bẩn sẽ trong sạch dần. Tạm gọi đó là nguyên tắc tự làm sạch. Vâng, đây là mô hình làm sạch những con kênh dơ bẩn. Nó cũng tựa như chuyện mở cửa một nền kinh tế vậy. Việt Nam bao năm đóng cửa không giao thương buôn bán với những nước tiến bộ, nền kinh tế trong nước lạc hậu và đưa nhân dân đến sự đói rách cùng cực. Năm 1986 buộc phải mở cửa, khi mở cửa nhà đầu tư những đất nước tiến bộ vào rửa bớt cái dơ bẩn cặn bã của nền kinh tế đất nước. Những doanh nghiệp đầu tư có nguồn vốn nước ngoài người ta gọi theo tiếng Anh là FDI (Foreign Direct Investment). Đó chính là dòng nước mát mang đến cho nền kinh tế đất nước. Như vậy, khi FDI đổ vào, điều quan trọng là đất nước ấy sẽ đón

Dể dành cho đời sau

Hình ảnh
Luân Lê| V ới cái giá 890 triệu đô-la và 13km, sau hơn 8 năm mới bắt đầu đi vào hoạt động, nhưng vừa hoàn thành,  chưa vận hành, chúng đã trở nên hư hỏng  và bộc lộ ra một công trình với chất lượng tệ hại. Với những hư hoại khi công trình còn chưa đi vào hoạt động thực sự, làm sao người dân đủ tin tưởng và chắc chắn về sự an toàn của cả công trình và phương tiện được sử dụng? Trung Quốc là nhà thầu trong dự án này mà vốn vay là 2/3 tổng vốn đầu tư. Và Việt Nam phải trả nợ hàng tháng với số tiền khổng lồ cho phía Trung Quốc, trong khi việc khai thác còn chưa được bắt đầu. Chúng ta đang làm gì với tài sản, tiền bạc của ngân sách quốc gia và cũng là tài sản, mồ hôi nước mắt của dân? Tôi nói chúng ta vì, mặc dù những kẻ có quyền lực và trọng trách thực hiện đầu tư, mặc dù chúng có thể đã trục lợi và tư túi và để lại hậu quả cho người dân lãnh nhận, nhưng chúng ta có một phần trách nhiệm trong đó vì đã để những sự việc ấy xảy ra trước mắt chúng ta trong thinh lặng. Rồi những

Suy nghĩ từ một trăn trở của ông Nguyễn Đình Bin

Hình ảnh
Một đoạn trong bài viết trên trang FB của ông Nguyễn Đình Bin. Trân Văn –  VOA T rung tuần tháng này, ngày 19 tháng 3, ông Nguyễn Đình Bin, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, than trên trang facebook của ông “15 năm một nghị quyết – Vết thương dân tộc vẫn chưa lành!” (1). Nghị quyết mà ông Bin đề cập là Nghị quyết 36 NQ/TW được Bộ Chính trị đảng CSVN ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004, nhằm định hướng về “công tác với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Ông Bin – một trong những nhân vật chính, tham gia khai mở Nghị quyết 36 NQ/TW, trăn trở, tại sao người Việt “vẫn chưa hòa giải được với nhau”? *** Hạ tuần tháng này, hôm 24 tháng 3, ông Nghiêm Xuân Vương, đại diện cho Diễn đàn “Tôi và sứ quán”, tiếp tục gửi thêm một Thư ngỏ nữa cho giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, hối thúc giải quyết tình trạng lạm thu của các cơ quan ngoại giao của Vi

Thông tin cá nhân và cách hành xử của “Nhà nước pháp quyền XHCN”

Hình ảnh
nguyenhuuvinh’s blog  – RFA B áo chí cho hay: Chiều 25/3, trao đổi với PV về lý do vì sao chưa công bố danh tính các thí sinh có bài thi gian lận điểm, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho hay:  “Cũng như Hòa Bình, danh sách thí sinh gian lận điểm thi tại Sơn La chưa được công bố vì cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc; hơn nữa vấn đề cũng liên quan tới thông tin cá nhân” . Cho đến nay, dư luận vẫn chờ đợi sự minh bạch trong việc công bố những sai phạm không chỉ Hòa Bình, Sơn La mà nhiều nơi khác như Hà Giang, Lạng Sơn…, những phương thức, hành vi gian lận thi cử tại các địa phương đã gây nhức nhối dư luận thời gian qua. Chỉ riêng Tỉnh Hòa Bình, có 64 thí sinh ở Hòa Bình nằm trong danh sách được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong đó có những bài thi được nâng mức điểm rất cao. Có thí sinh được nâng 26,45 tổng điểm 3 môn thi, có môn thi được nâng đến tận 9 điểm. Chuyện đó, rõ ràng là sự vi phạm lu

Chính phủ Việt Nam phải làm gì để giải thoát Đoàn Thị Hương

Hình ảnh
Đoàn thị Hương được cảnh sát hộ tống rời phiên tòa ngày 14 tháng Ba, 2019. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ –  VOA V ào sáng ngày 13/2/2017 tại Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Kim Chính Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân, bị Siti Aisyah, 25 tuổi và Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, tấn công bằng chất VX, một vũ khí hóa học bị Liên Hiệp Quốc cấm, và chết ngay sau đó. Hai phụ nữ này là những người duy nhất bị cảnh sát Malaixia bắt giữ và buộc tội giết người sau khi bốn nghi phạm người Bắc Triều Tiên trốn khỏi nước này cùng ngày. Nếu Aisyah và Hương bị kết tội, họ sẽ bị treo cổ. Cả hai nói đi nói lại rằng họ tin là họ tham gia một trò chơi khăm cho một chương trình truyền hình theo hướng dẫn của bốn người Bắc Triều Tiên và họ không hề có ý định giết ông Kim. Cố ý làm chết người là yếu tố có tính quyết định trong xác định tội giết người theo luật Malaixia. Ngày 11/3 vừa qua, một tòa án Malaixia đã trả tự do cho Aisyah sau khi công tố viên rút truy tố chống lại

Tòa ly hôn Trung Nguyên : Vở tuồng nhiều sạn

Hình ảnh
👉 Theo phán quyết của toà, kết quả kiểm toán trong ba năm 2014, 2015, 2016 của Trung Nguyên cho thấy mỗi năm lợi nhuận trung bình của tập đoàn là 650 tỷ. Với phán quyết chia 60-40 và yêu cầu bà Thảo giao toàn bộ cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ, điều này đồng nghĩa với việc ông Vũ sẽ lấy toàn bộ tập đoàn Trung Nguyên cùng 60% tài sản khác, còn bà Thảo chỉ nhận được tiền mặt - tương đương khoảng 1.200 tỷ rồi ra đi. 👉 Đây là một tì nh tiết cực kỳ quan trọng cần lưu ý, vì nó cho thấy sự thiên vị trắng trợn của tòa án. Số tiền mặt bà Thảo được chia (1.200 tỷ) mới nghe qua có vẻ to nhưng nó chỉ tương đương với hơn 2 năm tiền lãi từ tập đoàn, và sau đó là coi như mất sạch mọi công sức đóng góp, xây dựng và phát triển tập đoàn Trung Nguyên của bà trong 20 năm qua, chưa kể bà vừa nuôi con, vừa vun vén cho gia đình. Toà không biết làm toán hay khờ dại về kinh tế? Tất nhiên là không. Rõ ràng đây là một phán quyết đã có sự “toan tính” từ trước, từ lúc ông chủ tọa Nguyễn Văn Xuân khuy