Tòa ly hôn Trung Nguyên : Vở tuồng nhiều sạn






👉Theo phán quyết của toà, kết quả kiểm toán trong ba năm 2014, 2015, 2016 của Trung Nguyên cho thấy mỗi năm lợi nhuận trung bình của tập đoàn là 650 tỷ. Với phán quyết chia 60-40 và yêu cầu bà Thảo giao toàn bộ cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ, điều này đồng nghĩa với việc ông Vũ sẽ lấy toàn bộ tập đoàn Trung Nguyên cùng 60% tài sản khác, còn bà Thảo chỉ nhận được tiền mặt - tương đương khoảng 1.200 tỷ rồi ra đi.
👉Đây là một tình tiết cực kỳ quan trọng cần lưu ý, vì nó cho thấy sự thiên vị trắng trợn của tòa án. Số tiền mặt bà Thảo được chia (1.200 tỷ) mới nghe qua có vẻ to nhưng nó chỉ tương đương với hơn 2 năm tiền lãi từ tập đoàn, và sau đó là coi như mất sạch mọi công sức đóng góp, xây dựng và phát triển tập đoàn Trung Nguyên của bà trong 20 năm qua, chưa kể bà vừa nuôi con, vừa vun vén cho gia đình.
Toà không biết làm toán hay khờ dại về kinh tế? Tất nhiên là không. Rõ ràng đây là một phán quyết đã có sự “toan tính” từ trước, từ lúc ông chủ tọa Nguyễn Văn Xuân khuyên bà lui về nhà và giao lại Trung Nguyên cho ông Vũ.
[PHÁN QUYẾT VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT DOANH NGHIỆP]
👉Trong bản phán quyết của tòa, tòa yêu cầu bà Thảo giao toàn bộ cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ, còn bà Thảo chỉ nhận được tiền mặt (40% trên tổng tài sản được thẩm định - tương đương khoảng 1.200 tỷ) rồi ra đi.
Theo luật Doanh Nghiệp, cái sai nghiêm trọng nhất trong bản án này là buộc một cổ đông phải chuyển cổ phần cho một cổ đông khác. Bà Thảo có cổ phần trong Trung Nguyên thì việc bà muốn bán hay không là quyền của bà, bà muốn chuyển hay muốn bán cho ai là quyền của bà, vì sao tòa lại lạm quyền buộc bà Thảo phải giao hết cổ phần cho ông Vũ? Bản án này vi phạm Luật Doanh nghiệp, vi phạm cả Hiến pháp về quyền tài sản một cách nghiêm trọng.
👉Ngoài ra, tòa còn mắc rất nhiều thiếu sót trong việc đưa ra phán quyết. Trong số tài sản 2.100 tỷ mà bên ông Vũ đòi chia chác, thì trong đó phía ông Vũ đã nâng lên từ 10.000 chỉ thành 10.000 lượng vàng, nghĩa là chênh lệch gần 360 tỷ đồng - một số tiền khổng lồ, sau đó khi bị phát hiện ra thì kêu là nhầm lẫn, sai sót mặc dù tòa đã có hơn 3 tuần tạm hoãn để làm rõ ?!!!
Với sai sót nghiêm trọng như trên, nhưng toà đã vội cho tình tiết đó vào tranh tụng mà không thẩm tra kỹ, dẫn đến việc không đủ căn cứ chứng minh về độ chính xác của tình tiết. Phía ông Vũ cũng không chứng minh được nguồn gốc tài sản chung nhưng vẫn đòi chia chác từng đồng.
🤬Thiết nghĩ, xã hội cần phải lên tiếng vì sự bất công này, đây không còn là câu chuyện riêng của gia đình Trung Nguyên mà còn có thể là câu chuyện của mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người phụ nữ đang lao động và hy sinh hết mình vì gia đình rồi bỗng một ngày bị hất ra khỏi nhà, hay đá khỏi công ty một cách tức tưởi.
P/S: Bài viết này sẽ được quảng bá rộng rãi để sự thật này được lan tỏa trong cộng đồng. Chỉ có điều xấu xa mới sợ người khác biết đến. Một số người nói rằng chúng tôi nhận tiền từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo để chạy quảng cáo, chúng tôi xin phủ nhận việc này. Trong nguyên lý xây dựng thương hiệu, việc đầu tư vào nội dung, hình ảnh và chi phí quảng cáo đều năm trong kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu cho trang tin của chúng tôi. Không chỉ có vụ Trung Nguyên, mà vụ Masan, hay vụ hiếp dâm ở Điện Biên...chúng tôi đều phân bổ ngân sách nếu thấy nội dung cần được công luận biết đến.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn