Bài đăng

Cô giàu có phải không ạ

Hình ảnh
Hai đứa co mình trong chiếc áo khoác rách rưới, run rẩy mới tôi : “Thưa cô, cô mua báo cũ không ạ ?”. Tôi muốn từ chối, nhưng khi nhìn xuống đôi giày bé xíu, ướt sũng vì mưa tuyết của chúng , tôi nói: “Vào nhà đi, cô sẽ làm cho mỗi đứa một ly cacao nóng !”. Chúng lặng lẽ bước theo tôi. Hai đôi giày sũng nước được đặt trên bên lò sưởi để hong cho khô. Cacao và bánh mỳ nướng ăn kèm mứt đã sẵn sàng. Tôi mời bọn trẻ ăn rồi tiếp tục với những con số chỉ tiêu. Cô bé đang cầm chiếc tách đã uống cạn trên tay, ngắm nhìn một cách say mê. Cậu bé đi cùng rụt rè : “Thưa cô, cô giàu có phải không ạ ?” “Cô giàu có hả ? Không, không đâu cháu ạ ! “. Vừa nói, tôi vừa ngao ngán nhìn tấm khăn trải bàn đã sờn cũ. Cô bé cẩn thận đặt chiếc tách vào đĩa. “Những chiếc tách của cô hợp với bộ dĩa ghê !”. Thế rồi chúng ra đi, khuất trong mưa lạnh và gió rét. Chúng không nói lời cảm ơn. Nhưng quả thật, chúng không cần phải cảm ơn tôi. Những gì chúng đã làm cho tôi còn hơn cả tiếng cảm ơn. Những chi

Viết lịch sử cho đất nước hay cho Đảng và chế độ?

Hình ảnh
Bộ sách Lịch Sử Việt Nam. Báo chí tại Việt Nam cho hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hôm 18-8 -2017 phát hành rộng rãi trên thị trường bộ sách mang tên Lịch sử Việt Nam dày 10.000 trang, được coi là bộ sử đồ sộ nhất của đất nước từ trước đến nay, viết về Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000. Trên báo chí Việt Nam, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, nói rằng bộ lịch sử mới  “bổ khuyết được nhiều vấn đề mà các công trình sử học trước đó chưa có điều kiện nghiên cứu ”. Một trong những bổ khuyết đó có lẽ là các sách sử trước đây của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dùng các từ “ ngụy quân ”,  “ ngụy quyền”  để gọi Việt Nam Cộng hòa và quân đội   của chính thể đó.  “Nhưng bây giờ chúng ta viết là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” ? Trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ hôm 18-8-2017, ông Trần Đức Cường đã nói rằng “ Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt

Quy định 90 nhằm xử ai?

Hình ảnh
Hình minh họa. Tháng Tám năm 2017. Một hiện tượng chính trị đặc biệt đáng chú ý và mổ xẻ là chỉ ít ngày sau bài hát tự chế “Thanh đã về, Thanh đã về!” ra đời trên mạng xã hội, sau lời ví von “xuất thần” của Nguyễn Phú Trọng “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”, vị tổng bí thư này đã ký ban hành Quy định số 89 - QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; và đặc biệt là Quy định số 90 -QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Chỉ có đảng hiểu Không hiểu sao, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành trung ương đã tồn tại quá nhiều năm, nhưng đây mới là lần đầu tiên đảng ban hành “tiêu chuẩn cán bộ cấp cao” như vậy. Cũng bởi thế, tính mục đích của Quy định 90 chỉ được biết với những nội dung còn khá chung chung của nó, trong khi dư luận xã hội lại quan tâm nhiều hơn hẳn về tính thực chất của bản quy định chưa

Trần Đại Quang đang đóng vai gì?

Hình ảnh
Số phận ông Quang đã an bài? Cuộc “tái xuất” bất ngờ Sau đúng 1 tháng 3 ngày vắng bóng trên truyền thông, ông Trần Đại Quang đã xuất hiện trong một loạt sự kiện liên tiếp: tiếp Đại sứ Cuba và Chánh án Toàn án Tối cao Hàn Quốc ngày 28/8; tham dự Hội nghị Quân uỷ Trung ương và tiếp Đại sứ Slovakia và Đại sứ Áo ngày 29/8, v.v. Sự vắng mặt suốt hơn 1 tháng của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã khiến báo chí trong và ngoài nước tốn rất nhiều giấy mực, còn dân chúng thì bàn tán xôn xao và đưa ra vô số giả thuyết để lý giải cho sự kiện chưa từng có tiền lệ trên sân khấu chính trị “thời đại Hồ Chí Minh”. Cuộc “tái xuất” khiến nhiều người bất ngờ đến ngỡ ngàng của ông Trần Đại Quang đã giúp giải toả được một số “băn khoăn” mà dư luận từng nêu lên, chẳng hạn khả năng ông bị đầu độc rồi bị loại khỏi cuộc chơi, như trường hợp Nguyễn Bá Thanh mà dư luận vẫn còn nói từ năm 2015, đã không xảy ra. Tuy nhiên, sự kiện này lại làm dấy lên những câu hỏi khác, bên cạnh những câu hỏi trước kia m

Những tháng u ám cuối năm

Hình ảnh
Ở Việt Nam thì ngay cả Tết cổ truyền cũng bị “chính trị hoá”, và Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Năm 2017 đang đi vào những tháng cuối. Tình hình nổi bật là có nhiều vấn đề cần giải quyết rõ ràng minh bạch, khi có cuộc họp Quốc hội cuối năm để tổng kết năm nay và chuẩn bị năm 2018, đặc biệt là có cuộc họp Trung ương VI giữa nhiệm kỳ sẽ họp trong vài tuần. Tình hình kinh tế tài chính ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đến « sụp đổ tài khóa quốc gia », khi thu không đủ chi, ngân sách thâm thủng, phải đưa ra nhiều thứ thuế mới, thuế VAT, thuế đất phi nông nghiệp, thuế BOT giao thông rộng khắp, vét nạo tận đáy túi đến cạn kiệt của giai cấp trung lưu và dân nghèo. Quỹ an ninh được ưu đãi, vậy mà phụ cấp mỗi ngày cho một tên chỉ điểm, canh gác rình rập quanh các chiến sĩ dân chủ, đã phải giảm, từ 500 ngàn đồng mỗi ngày xuống 300 ngàn (cấp thành phố), từ 300 xuống 100 ngàn (cấp quận), và xóa bỏ hẳn ở cấp xã phường. Các chiến sĩ dân ch

6.000 công nhân Việt Nam đình công sang ngày thứ ba

Cho rằng công ty đối xử “thiếu tình người”, khoảng 6.000 công nhân Công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành ở tỉnh Thanh Hóa hôm 8/9 tiếp tục đình công rầm rộ sang ngày thứ ba. Cuộc đình công bắt đầu vào khoảng 1 giờ chiều 6/9, theo báo Lao Động, khi một số công nhân lấy vải phế phẩm trải xuống sàn làm chỗ nghỉ trưa tạm. Ngay sau đó, ban quản lý đã xuống thu các tấm vải lại. Video - VOA

6.000 công nhân Việt Nam đình công sang ngày thứ ba

Hình ảnh
Hàng ngàn công nhân Công ty Thạch Thành tiếp tục đình công vào ngày 8/9/2017. (Ảnh chụp màn hình báo Lao Động) Cho rằng công ty đối xử “thiếu tình người”, khoảng 6.000 công nhân Công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành ở tỉnh Thanh Hóa hôm 8/9 tiếp tục đình công rầm rộ sang ngày thứ ba. Cuộc đình công bắt đầu vào khoảng 1 giờ chiều 6/9, theo báo Lao Động, khi một số công nhân lấy vải phế phẩm trải xuống sàn làm chỗ nghỉ trưa tạm. Ngay sau đó, ban quản lý đã xuống thu các tấm vải lại. Báo Zing cho biết phía lãnh đạo còn nói với công nhân rằng “muốn nghỉ thì nằm xuống sàn gạch, không được lót vải”. Cho rằng công ty không có tình người, hơn 2.000 công nhân của xưởng may 1 đã đình công. Sau đó, hàng ngàn công nhân từ các xưởng may 2, 3 cũng đồng loạt nghỉ việc và đòi hỏi các quyền lợi của mình như tăng lương, không ép mức sản lượng công nhân, bảo đảm chế độ thai sản, nghỉ phép, nghỉ ốm… Sự việc ngày 6/9, theo Lao Động, chỉ là “giọt nước tràn ly” khi công nhân của công ty đã bị