Bài đăng

Cáo và cò

Hình ảnh
Cáo là loài rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỷ quyệt. Một hôm, Cáo mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món cháo, được để trong một cái đĩa tròn, không sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói. Vài ngày sau, đến phiên Cò mời Cáo đến dùng bữa tối. Vốn háu ăn. Cáo nhận lời đến ngay. Thức ăn có thịt, cá, bắp, gạo, trái cây, nhưng Cò đã để trong một chiếc hũ thủy tinh cao cổ. Cao loay hoay mãi không cách gì lấy đồ ăn được, chỉ còn cách nhặt mấy miếng vụn thức ăn mà Cò đã rơi vãi trong khi ăn. Nguyên lý cho và nhận là thế. Ban đã cho đi thế nào, điều bạn nhận lại sẽ không khác là mấy. [Góc quà tặng cuộc sống] Đừng khóc vì một việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước [Khuyết danh]

Thông điệp gửi ông Quang và ông Phúc

Hình ảnh
Dân Biểu Ed Royce gặp đại sứ Ted Osius tại văn phòng Quốc Hội ở Washington (04/04/2016). Một khác biệt cơ bản giữa thời Trump với thời Obama là nội dung “báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho Quốc hội nước này đang được phản ứng công khai hóa. Phản ứng công khai hóa Ngày 4/4/2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius “bất ngờ” có hai cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce và Dân biểu Alan Lowenthal thuộc đảng Dân Chủ tại Washington. Những cuộc gặp này mang tính chất “báo cáo nhân quyền” do Ted là người thông tin. Chi tiết đáng chú ý là sau cuộc gặp này, phản ứng của hai vị dân biểu Ed Royce và Alan Lowenthal đã được thông tin công khai trên mạng xã hội. Vào thời Obama, hiếm khi diễn ra động thái công khai về phản ứng của giới dân biểu quốc hội Mỹ sau khi nghe báo cáo nhân quyền từ đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng vào thời Obama, thường là người phụ trách chương trình “đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ”, chẳng hạn

Tổng biểu tình: vì sao và như thế nào?

Hình ảnh
Người dân xuống đường phản đối Formosa ở Nghệ An, 5/3/2017. (Ảnh: Facebook Lê Văn Sơn) Mặc dù vấp phải không ít sự ngờ vực và thậm chí cả dèm pha, song lời kêu gọi tổng biểu tình đòi các quyền dân sinh, dân chủ và chống hiểm hoạ Trung Quốc vào các ngày Chủ Nhật bắt đầu từ 5/3/2017 do linh mục Nguyễn Văn Lý phát động vẫn tạo ra được sự lan tỏa nhất định, khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải đối phó khá vất vả hơn một tháng qua. Tổng biểu tình: vì sao? Dưới sức nặng của những sai lầm chồng chất, các chế động cộng sản ở Liên Bang Soviet và Đông Âu trước kia đều lần lượt sụp đổ. Kết cục đó trước hết xuất phát từ nguyên nhân nội tại; các nhân tố bên ngoài đơn giản là chỉ giúp cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn. Một trong những nhân tố bên ngoài có tác dụng tích cực như thế là các cuộc biểu tình ôn hòa của các tầng lớp nhân dân. (Điều này cũng lặp lại trong các cuộc Cách Mạng Màu diễn ra ở Đông Âu đầu thập niên 2000). Ở Việt Nam cũng vậy. Mặc dù sự sụp đổ của chế độ cộng sản trên dả

Cho ngày hôm nay

Hình ảnh
Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng. Một là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu xót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta đã làm cũng không thể xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua cũng đã đi xa rồi. Còn một ngày nữa mà chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hay vọng. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau mây mù, nhưng dù gì nó vẫn sẽ mọc. Và ngay trước khi nó mọc, vào này mai, chúng ta vẫn chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa xảy ra. Vì vậy, chỉ còn một ngày duy nhất là ngày hôm nay. Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ một ngày. Thật ra không những gì trải qua hôm nay khiến chúng ta lo lắng, mà đó là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về nhữ

Ô cửa sổ vàng

Hình ảnh
Charles sống cùng bố mẹ trong một trang trại nhỏ. Hằng ngày, cậu bé dậy từ sớm để ngắm buổi sớm mai, đặc biệt là ô cửa sổ vàng của trang trại cách gia đình cậu không xa. Đó là ô cửa sổ mà Charles cho là đẹp nhất trên thế giới này. Nhìn từ xa, nó thật lộng lẫy. Xem nào, ô cửa bằng vàng thì chắc bên trong phải là một tấm rèm mới tinh, thơm phức chứ chẳng phải rèm cũ như nhà mình. Còn gì nữa nhỉ ? Lò sưởi ! Đúng rồi, bên cạnh lò sưởi sẽ là một chiếc ghế nệm êm ái, chỗ ngồi tuyệt vời mà Charles ao ước bấy lâu … Một ngày kia, Charles quyết định tới tận nơi để xem ngôi nhà.Càng đến gần, Charles lại càng hồi hộp, nhưng mọi thứ lại trái ngược hoàn toàn với những gì cậu bé đã nghĩ. Đó chỉ là một ngôi nhà quá đỗi bình thường, thậm chí nước sơn đã cũ, ngay cả ô cửa sổ cũng rất cũ. Tràn đầy thất vọng, cậu không để ý đến một cậu bé cũng trạc tuổi cậu đang đứng gần đó. Cậu bé kia chạy lại bắt chuyện với Charles: “Cậu có biết căn nhà phía kia không ?”. Nhìn theo hướng chỉ, Charles biế

Trung Quốc ca ngợi Việt Nam “chăm sóc tốt phần mộ liệt sỹ” của họ

Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 ca ngợi người Việt chăm sóc tốt các phần mộ của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Xinhua trích lời một người canh mộ ở nghĩa trang Kim Anh giành cho các liệt sỹ Trung Quốc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói những liệt sỹ Trung Quốc hy sinh vì giúp Việt Nam trong cuộc ‘chiến tranh chống Mỹ’ đang yên nghỉ tại đây.  Video - VOA

Trung Quốc ca ngợi Việt Nam “chăm sóc tốt phần mộ liệt sỹ” của họ

Hình ảnh
Người dân Bắc Kinh sửa sang phần mộ của người thân trong lễ Thanh Minh vào đầu tháng 4 hàng năm. Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 ca ngợi người Việt chăm sóc tốt các phần mộ của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Xinhua trích lời một người canh mộ ở nghĩa trang Kim Anh giành cho các liệt sỹ Trung Quốc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói những liệt sỹ Trung Quốc hy sinh vì giúp Việt Nam trong cuộc ‘chiến tranh chống Mỹ’ đang yên nghỉ tại đây. Người đàn ông 69 tuổi có tên Nguyen Duc Quyet nói với Xinhua rằng ông trông nom các phần mộ này cẩn thận như chính những phần mộ của liệt sỹ Việt Nam và cho biết ông đã đến sống ở gần đó trong 25 năm qua để tiện chăm sóc nghĩa trang này, nằm cách Hà Nội 40km. "Trung Quốc, họ đã nghĩ đến điều đó và ca ngợi điều đó thì đối với bản thân họ cũng phải làm như vậy đối với những người Việt Nam chúng tôi đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979 cũng như bảo vệ phía tây bắc quần đảo Trường Sa n