Bài đăng

Dân Quảng Bình tiếp tục biểu tình

Hình ảnh
Người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cá chết mong muốn chính phủ có giải pháp rốt ráo hơn. Tin mung cho nguoi ngheo Chính phủ chỉ đạo ‘thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân’ trong lúc người dân Quảng Bình tiếp tục đưa ngư cụ ra đường biểu tình trong ngày 30/4. Trong cuộc họp với các bộ ngành và lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu “Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngay đường dây nóng để phối hợp với địa phương thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân”. “Không để bất cứ một tàu thuyền nào của ngư dân có hải sản mà không tiêu thụ được,” báo Điện tử Chính phủ tường thuật lời ông Dũng hôm 30/4. Ông cũng yêu cầu “thành lập ngay đường dây nóng, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong ngày 30/4, để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho ngư dân”. ‘Giảm nhiệt’ Hôm 30/4, từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Lê Công Định nói với BBC: “Tôi chưa biết tin này, nhưng nếu có vậy

Và 41 năm sau...

Hình ảnh
Một góc hào nhoáng của TP Hồ Chí Minh Lại đến ngày 30/4, ngày mà nhiều người đã trải qua một phần đời trong chế độ Sài Gòn không muốn nhìn thấy pháo bông được bắn cuối ngày như một sự phồn vinh giả tạo. Hẳn là bao nhiêu vấn nạn, bao nhiêu cảnh đời vẫn khốn khó không vì mươi phút đám đông nhìn tia pháo hoa lóe sáng trên bầu trời mà quên và khỏa lấp được. Nhất là trong bối cảnh hàng vạn người dân miền Trung nay đang đau đáu không biết sinh kế của mình ngày mai ra sao sau vụ cá chết hàng loạt. Hôm 29/4, một tổ chức phi lợi nhuận đã gửi thư thỉnh cầu Bí thư Đinh La Thăng dừng bắn pháo bông hôm 30/4 để lấy chi phí đó giúp những ngư dân bị ảnh hưởng. Mỗi năm đến ngày 30/4, tôi lại bị ám ảnh bởi những câu hát trong ca khúc ‘Chiều Tây Đô’ (1984) của nhạc sĩ Lam Phương: “Bao năm giải phóng như thế này phải không anh? Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường. Nay nghe sao khác từ tên đường. Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương…” Một Sài Gòn của ngày hôm qua vẫn còn

Kết luận thuỷ triều đỏ là sự sỉ nhục các nhà khoa học

Hình ảnh
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải: Kết luận thuỷ triều đỏ là sự sỉ nhục các nhà khoa học 20h ngày 27.4, Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân công bố nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá biển chết ở miền Trung là do thuỷ triều đỏ trong một buổi họp báo kỳ lạ nhất từ xưa tới nay. Không nằm ngoài dự đoán nhưng tiến sĩ Nguyễn Văn Khải - Giám đốc……. khá ngạc nhiên, sửng sốt và cho đó  là sự sỉ nhục các nhà khoa học chân chính, coi thường nhân dân và công luận. Sau đây là cuộc trao đổi nhanh với TS Nguyễn Văn Khải. Thưa tiến sĩ, như ông vừa biết, sau nhiều ngày nghiên cứu, Bộ TNMT đã kết luận nguyên nhân cá chết là do thuỷ triều đỏ, cảm nhận của ông thế nào? - Tôi không ngạc nhiên vì các nhà quản lý kết luận nguyên nhân không phải Fomosa mà sửng sốt vì họ kết luận do thuỷ triều đỏ. Thuỷ triều đỏ thực chất là những hoàn tảo. Thuỷ triều đỏ nó nổi không chỉ một mảng nhỏ bé mà nếu làm cá chết như thế này phải là khu vực rất rộng. Nếu là thuỷ triều đỏ thì không thể xảy ra chuyện cá chết nhiều như thế. Thứ h

Tân Thủ Tướng Yêu Câu dỡ bỏ đường ống nước thải Formosa

Tân Thủ Tướng Yêu Câu dỡ bỏ đường ống nước thải Formosa

Nhắn gửi đôi lời

Hình ảnh
Lời thế danh dự trước dân Việt Nam...nhưng nay....!!! NHẮN GỬI ĐÔI LỜI Thưa các bác mới thề nguyền hôm trước "Tuyệt đối trung thành với hạnh phúc nhân dân" Hạnh phúc là gì? Dân đang cơn vật vã Đói khát, thiếu ăn, chất độc đã ngấm dần Biển ngấm độc, cá phơi mình đầy bãi Ngửi khói bạn vàng, chim chóc hết từ lâu Trên biển ta từng hàng đoàn tàu "nước lạ" Thoải mái ra vào. Tổ Quốc ở nơi đâu? Từ "tuyên thệ", có nghĩa gì trong đó Có phải là chuyện... đưa sáo qua sông? Sao người dân chỉ thấy toàn lời nói Cái liếc mắt nhìn hay thăm hỏi cũng không. Có phải chăng ở trên đất nước Việt Mọi ngôn từ đảng đổi nghĩa từ lâu? Những đầy hiện nguyên hình ông chủ Ông chủ bây giờ, chỉ là thứ ngựa trâu? Thưa các bác mới đăng đàn hôm trước Be bé cái mồm, dân biết bụng từ lâu Đừng ngoa ngôn, đừng hứa lèo thế mãi Chẳng điều gì giấu mãi được đâu. Hà Nội, ngày người dân chuẩn bị xuống đường đòi bảo vệ môi trường sống Việt Nam. 30/4/2016 Tác giả: J.B

‘Nhân dân cần có kết luận dứt khoát’

Hình ảnh
Ý kiến nói báo chí đang góp phần tìm ra sự thật trong vụ cá chết hàng loạt và dân muốn biết để phòng tránh chứ chưa phải để "bắt vạ". Trả lời BBC qua email, ông Trung Bảo, phóng viên độc lập, từ Việt Nam đánh giá rằng việc Bộ Tài Nguyên Môi trường (TNMT) công bố lý do cá chết có thể "do con người hoặc thuỷ triều đỏ", xuất phát từ điều mà ông gọi là “sự thận trọng quá mức” hay thậm chí là “rụt rè” của Bộ này. Tôi nghĩ không có việc đối đầu giữ báo trung ương và báo địa phương mà chỉ có sự đối đầu giữa sự thật, trách nhiệm của người làm báo với cộng đồng và sự dối trá Trung Bảo, Nhà báo độc lập “Lý do thuỷ triều đỏ rất dễ kiểm chứng. Cái người dân trông đợi là nếu cá chết vì lý do con người thì cơ quan chức năng phải nói rõ lý do đó là gì, có độc với con người và môi trường ra sao. Công bố như vậy để người dân biết phòng tránh chứ chưa phải là để "bắt vạ" ai. “Chuyện xử lý sau đó lại là câu chuyện khác của pháp luật. Với thông tin chậm

Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt?

Hình ảnh
Thứ trưởng môi trường Võ Tuấn Nhân họp báo ngày 27/4 Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng cá và nhiều sinh vật biển chết hàng loạt vài tuần qua. Ban đầu Việt Nam đề cập hai khả năng – có thể là do ô nhiễm con người gây ra hoặc do hiện tượng tảo nở hoa. Nếu nghiên cứu khoa học xác nhận một trong hai nguyên nhân, vấn đề có thể được xem là đã giải quyết căn bản. Nếu không, có thể nó sẽ tiếp tục là một bí ẩn như nhiều thảm họa môi trường khác trên toàn cầu. Dưới sức ép phải đưa ra giải thích rõ ràng, vị thứ trưởng tài nguyên môi trường Việt Nam Võ Tuấn Nhân biện hộ bằng nhận xét: “vấn đề rất phức tạp đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới, đòi hỏi phải có thời gian để điều tra nguyên nhân”. Có thể ông Nhân phát biểu như vậy theo lý do chính trị vì chính phủ đứng trước thách thức bảo toàn cho đầu tư nước ngoài trong lúc có rủi ro tổn thương môi trường. Nhưng việc cá chết hàng loạt nhiều lần khiến cả dân khoa học cũng phải khó hiểu. Một ng