Bài đăng

Bản tin truyền hình sáng 09.04.2016

Hình ảnh
Bản tin chi tiết của Đài Á Châu Tự Do sáng 09.04.2016

Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?

Hình ảnh
Chiếc tàu Cap Anamur 2 cập cảng Hamburg năm 1986 với 286 thuyền nhân Việt Nam trên tàu. Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài. Mới đây nhất, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ Việt Nam phải làm cho đất nước thực sự trở thành nơi đáng sống chứ không phải muốn ra đi. Hòa Ái sơ lược các làn sóng di dân của người Việt suốt hơn 4 thập niên qua cũng như tìm hiểu nguyên nhân vì sao giấc mơ này vẫn còn đó dù chính quyền Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam độc lập, ổn định và phát triển. Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài. - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa Theo số liệu thống kê của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến cuối năm 1995, có khoảng gần một

Truyền hình vệ tinh VOA 9/4/2016

Trung Quốc bác yêu cầu của Việt Nam, không rút giàn khoan 981. VN, Philippines phản đối hải đăng của TQ ở Trường Sa. Malaysia tố cáo lãnh hải bị tàu VN xâm phạm nhiều nhất. TQ đề nghị không đưa tranh chấp lãnh hải vào thượng đỉnh G20. Mỹ đưa quân đến 5 căn cứ Philippines vì quan ngại Trung Quốc. Seoul: 13 người Bắc Triều Tiên đào tị khỏi một nhà hàng ở nước ngoài. Cảnh sát Bỉ yêu cầu công chúng giúp xác định lý lịch nghi can khủng bố.

Truyền hình vệ tinh VOA 8/4/2016

Tân Thủ tướng Việt Nam tuyên thệ nhậm chức. VN thông qua luật cấm tiếp cận thông tin gây nguy hại lợi ích Nhà nước. Chính phủ Việt Nam ngưng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ‘rút ngay’ giàn khoan. NATO chuẩn bị tăng cường biện pháp ứng phó đối với Nga, IS. Dân chúng Hà Lan không tán thành thỏa thuận thương mại EU-Ukraine.

Chính phủ Việt Nam có thêm 3 phó thủ tướng mới

Hình ảnh
Ông Vương Đình Huệ là một trong ba Phó thủ tướng mới cùng ông Trịnh Đình Dũng và ông Trương Hòa Bình Sáng 9/4, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua nghị quyết phê chuẩn việc bổ nhiệm một số phó thủ tướng và các thành viên chính phủ. Chính phủ có thêm 3 Phó thủ tướng (ông Trịnh Đình Dũng, ông Trương Hòa Bình, ông Vương Đình Huệ) cùng 18 vị bộ trưởng mới. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam tại vị. Trong 27 thành viên Chính phủ, có 6 ủy viên Bộ Chính trị, 26 ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng, một thành viên nữ duy nhất là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, báo trong nước ghi nhận. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là thành viên nữ duy nhất trong 27 thành viên Chính phủ Ngoài bà Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tại vị. Với đa số phiếu thuận, ông Lê Minh Hưng đã được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sinh năm 1970, ông Hưng là thành viên trẻ n

Ủy viên trung ương cũng quay cóp?

Hình ảnh
Báo chí trong nước đưa tin ông Đào Ngọc Dung, ủy viên BCH Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi tuyển sinh sau đại học. Ông Đào Ngọc Dung mắc lỗi dùng giấy nháp không có chữ ký giám thị Tin này đã được đăng trên các tờ An ninh Thế giới và Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Sau đó báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Ngọc Hiến, giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, cho biết hội đồng tuyển sinh lập biên bản xử lý ông Dung vì trong khi dự thi môn hành chính công (ngày 27-5-2006) kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh, ông này đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”. Ông Hiến cũng cho biết ông Đào Ngọc Dung đã bị hội đồng thi xử lý bằng hình thức “cảnh cáo, trừ 50% số điểm của môn thi hành chính công”. Tuy nhiên, “thí sinh đã không ký vào biên bản này vì không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo”. Vụ này đã được báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra và Ban Tổ chức Trung ương Đ

Vi phạm quy chế thi tiến sĩ: Ông Đào Ngọc Dung bị trừ 50% điểm thi

Hình ảnh
TT - Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về dư luận “ông Đào Ngọc Dung - ủy viên Trung ương (T.Ư) Đảng, bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn - bị bắt quả tang quay cóp trong kỳ thi tuyển sinh sau ĐH tại Học viện Hành chính quốc gia (theo An Ninh Thế Giới 5-7 và Pháp Luật TP.HCM 7-7)”, ông Nguyễn Ngọc Hiến, giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, cho biết: hội đồng tuyển sinh sau ĐH đã lập biên bản xử lý thí sinh Đào Ngọc Dung vi phạm quy chế thi. Cần phải giữ gìn sự trong sạch trong thi cử - dù đó là với bất cứ ai. Ảnh: Thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2 TP.HCM) làm bài môn Toán sáng 4-7-2006 tại Hội đồng thi Trường THCS Độc Lập (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) TT - Trao đổi với phóng viên  Tuổi Trẻ  về dư luận “ông Đào Ngọc Dung - ủy viên Trung ương (T.Ư) Đảng, bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn - bị bắt quả tang quay cóp trong kỳ thi tuyển sinh sau ĐH tại Học viện Hành chính quốc gia (theo  An Ninh Thế Giới  5-7 và  Pháp Luật TP.HCM  7-7)”, ông Nguyễn Ngọc Hiến, giám đốc Học viện Hành chính quốc