Bài đăng

Bàn cờ chiến lược tại Biển Đông

Hình ảnh
Trong vùng Biển Đông tranh chấp, Trung Quốc thời gian qua sử dụng biện pháp bồi đắp đảo đá nhân tạo và quân sự hóa như triển khai tàu chiến, tên lửa đất đối không và radar tần số cao. Viễn cảnh tương lai gần, liệu Trung Quốc sẽ ngưng chiến lược quân sự hóa để mặc cả và thương lượng với các nước láng giềng? Hay Bắc Kinh sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền trên các hòn đảo đã bồi đắp với tham vọng kiểm soát Biển Đông. Trong bối cảnh đó, hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của hải quân Mỹ có được các nước trong khu vực chào đón> Đâu là chiến lược tốt nhất cho các nước ASEAN trước khả năng đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc? Trung Quốc thắng chiến thuật, thua chiến lược? Theo ông Richard J. Heydarian, đang dạy Chính trị học tại Đại học De La Salle, Philippines, việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo tại Biển Đông bao gồm cả hai mục đích dân sự và quân sự. “Trung Quốc liên tục khẳng định mục đích dân sự của mình trong việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Nh

Lào xả nước Mekong 'giúp Việt Nam'

Hình ảnh
Phơi lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Lào sẽ xả nước một số đập thuỷ điện để giúp chống hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Thông cáo của Bộ Ngoại giao, được các báo trong nước trích dẫn, nói Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào - ông Khammany Inthirath, cho hay từ ngày 23/3 tới cuối tháng 5/2016 Lào sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với lưu lượng khoảng 1.136 m3/s. Chưa thấy nguồn tin quốc tế nào đề cập về quyết định này. Trước đó Trung Quốc cũng đã bắt đầu xả nước đập Cảnh Hồng ở thượng nguồn giúp Việt Nam chống hạn từ ngày 15/3 tới ngày 10/4. Tổng cộng lượng nước được xả xuống từ thượng nguồn sông Mekong qua Lào, Campuchia vào Việt Nam là khoảng 3.611 m3/s và sẽ tới đồng bằng sông Cửu Long vào đầu tháng Tư, các nguồn tin cho hay. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng hành động xả nước thủy điện 'giúp Việt Nam' chỉ có ý nghĩa chính trị chứ hiệu quả thực tế không lớn. Một số chuyên gia tính toán rằng

Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?

Hình ảnh
Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?" Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam". 'Ban ơn' cho hạ nguồn Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn. Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm này năm nay. Vậy có gì khác biệt?" "Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu n

Một vụ án chính trị vi - hiến

Hình ảnh
Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị Trung ương 2 của đảng Cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) đã ra quyết định Quốc hội khóa XIII sẽ đề cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuộc họp cuối sẽ khai mạc trong tháng 3 này. Có điều gì khác thường trong quyết định này? Trước hết nó là một quyết định vi hiến, trái với bản Hiến pháp hiện hành. Xưa nay, không có Bộ Chính trị khóa nào dám làm điều kỳ quặc lạ lùng như thế, nhất là khi trong Hiến pháp có ghi: ’’Đảng CSVN hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp ‘’. Lãnh đạo đảng CS do thói kiêu ngạo và bệnh duy ý chí đã ngang nhiên thách thức Hiến pháp và luật pháp, thách thức toàn dân, thách thức công luận tòan thế giới khi họ đưa ra quyết định liều lĩnh, rõ ràng vượt ra ngoài khuôn khổ của Hiến pháp. Nói theo lối nói dân gian, Bộ Chính trị khóa XII đã ‘’coi trời bằng vung’’, sau khi ép một Đại hội đảng cử ra các chức vụ cao nhất của Nhà nước, cử “tứ trụ” triều đình trong khi đó là trách nhiệm duy nhất của Quố

Bản tin truyền hình sáng 24.03.2016

Hình ảnh

Tính chính trị của sự sợ hãi

Hình ảnh
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump. Hiện tượng Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay là một trường hợp lạ lùng. Bình thường, người dân đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm chính trị và lãnh đạo, đằng này Trump chỉ là một doanh nhân lần đầu tiên ra tranh cử, vậy mà mức độ ủng hộ của dân chúng, ít nhất cũng là những người thuộc đảng Cộng Hoà, lại càng ngày càng tăng. Bình thường, các ứng cử viên chỉ cần ăn nói hớ hênh một chút là bị mất điểm ngay tức khắc, đằng này Trump hầu như thường xuyên ăn nói bỗ bã và bậy bạ, vậy mà mức độ ủng hộ đối với ông dường như không hề sút giảm. Bình thường, trong xã hội Mỹ, người ta lên án việc kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo cũng như kỳ thị phái tính, vậy mà, với Trump, một người nhiều lần công khai bày tỏ sự kỳ thị trong cả ba lãnh vực, người ta lại thấy… không có gì quan trọng. Tại sao có hiện tượng lạ lùng như vậy? Trên báo chí Mỹ, hầu hết các nhà bình luận chính trị đều chê bai Trump. Chê về n

Quyền tự ứng cử trong mắt giới trẻ

Hình ảnh
Một phiên họp của Quốc hội khóa 13 trước đây, ảnh minh họa. Kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 tới đây có một diễn tiến đáng chú ý, đó là có nhiều ứng viên tuyên bố tự ứng cử và sử dụng mạng xã hội để tự vận động tranh cử. Dù tiền lệ từng xảy ra và những ứng viên độc lập có tiếng nói phản biện đều không qua được vòng hiệp thương của hệ thống đảng cử dân bầu, nhưng kỳ này hoạt động tự ứng cử rất sôi nổi. Vậy giới trẻ có suy nghĩ thế nào về hiện tượng này? Mời quý vị cùng đến với tạp chí Diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với Chân Như và các bạn khách mời. Một tín hiệu đáng mừng Chân Như:  Các bạn nghĩ thế nào về quyền tự ứng cử của công dân trong các cuộc bầu cử tại Việt Nam? Quyền này của công dân trên thực tế được bảo đảm thực thi ra sao? Trước hết nhận xét của Anh Tuấn. Họ nhấn thêm một bước nữa và họ tiến hành các hoạt động tham gia ứng cử lần này. Em nghĩ đó là một dấu hiệu mới và là một tín hiệu đáng mừng cho không khí dân chủ của Việt Nam. -Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Anh Tuấn:  Dĩ