Bài đăng

Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia

Hình ảnh
Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016. Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay khai mạc Đại hội lần thứ 12, bầu chọn dàn lãnh đạo mới cho quốc gia. Đại hội khai diễn sáng 21/1 tại Hà Nội, quy tụ 1.510 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu đảng viên toàn quốc bầu ra các nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới. Cuộc họp kín kéo dài 8 ngày sẽ đánh giá thành tựu và đề ra chính sách trước khi chọn ra những gương mặt cho 4 vị trí cao cấp nhất bao gồm Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Tổng Bí thư. Báo chí không được tham dự và kết quả chính thức dự kiến được công bố vào ngày 28/1, nhưng tới thời điểm này, có nhiều đồn đoán cho rằng đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, có nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí này, đánh bật đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi.   Giới quan sát không kỳ vọng sẽ có những bất ngờ lớn từ đại hội này và cũng không trông đợi dàn lã

Nhiều đồn đoán về Đại hội đảng 12 ở Việt Nam

Hình ảnh
Từ trái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 20/1/2016. Chính trị ở Việt Nam thường dễ dự đoán vì các thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo quốc gia cộng sản được quyết định từ lâu trước Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra 5 năm một lần kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tuy nhiên, với Đại hội đảng lần thứ 12 diễn ra vào ngày 21/1, có nhiều dự đoán về kết quả cuộc họp. Đã có những tiết lộ từ cấp cao, tố cáo và thậm chí cả tin đồn về một cuộc đảo chính có thể xảy ra. Bất cứ ai được chọn để giữ hai vị trí chủ chốt Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định hướng đi cho đất nước trong thời điểm quan trọng. Sau đây là 3 điểm đáng chú ý: Đảng Cộng sản không nhất trí với nhau Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều được cho là sẽ “rời chức” tại Đại hội đảng năm nay, nhưng các nhà quan sát nói

'Xây khu tưởng niệm cho thấy xu hướng cứng rắn với TQ trong ĐCSVN'

Hình ảnh
ễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi. Theo TS Luật Cù Huy Hà Vũ, bằng việc xây Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa chính quyền Việt Nam cũng muốn chuyển thông điệp 'hòa giải' nào đó đến những người đã ra đi từ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 17/1 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa. Công trình này có thể gửi đi những tín hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc và Mỹ trong thời gian tới, theo nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trong một cuộc phỏng vấn mới đây với VOA Việt ngữ. Tiến sỹ Hà Vũ hiện là học giả tại Đại học Luật Northwestern, Mỹ. Ông cũng chính là người cách đây gần 6 năm, vào ngày 4/3/2010, đã gửi Quốc Hội và các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam bản "Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam" trong bối cảnh Trung Quố

Sự quan tâm của người dân với Đại hội đảng - phần 1

Hình ảnh
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên Bộ Chính trị khác trước phiên họp trù bị Đại hội 12 tại Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2016. Vào ngày 21 tháng 1, đại hội đảng CSVN lần thứ 12 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Kỳ đại hội này sẽ kéo dài đến ngày 28 tháng 1. Trước khi diễn ra, chính trường Việt Nam đã có nhiều diễn biến thu hút sự chú ý của giới quan sát. Còn sự quan tâm của người dân ra sao, Chân Như trò chuyện cùng Trường Sơn, Anh Tuấn và Minh Hiển. Chân Như:   Theo các bạn, nhận thức của người dân hiện nay về thể chế chính trị, về đảng  C ộng sản ra sao?  L iệu sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi,  B ắc –  Tr ung –  N am có tạo nên sự khác biệt về nhận thức hay không ? Trường Sơn:  Trước hết, em thấy có sự chuyển biến tuy không lớn lắm. Theo thống kê cá nhân và cảm nhận cá nhân khi đến nhiều vùng tiếp xúc nói

Bàn tròn nhân Đại hội ĐCSVN 12 khai mạc

Hình ảnh
Đại hội 12 Đảng CSVN khai mạc hôm 21/01/2016 tại Hà Nội. BBC và các khách mời Bàn tròn Thứ Năm tuần này trao đổi, bình luận về Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chính thức khai mạc hôm 21/01/2016 tại Hà Nội với 1.510 đại biểu tham dự. Đại hội nhóm họp trong một tuần (từ 21-28/01, ngoài phiên trù bị hôm 20/1) sẽ quyết định hàng loạt các nội dung quan trọng và thông qua các báo cáo, văn kiện có tính chất then chốt, định hướng về đường lối, chính sách và chiến lược đối nội và đối ngoại của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian 5 năm tới. Tọa đàm Trực tuyến  của BBC Việt ngữ về Đại hội 12:  bit.ly/1Wx5Kx8 Hôm thứ Năm, sau khi Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đọc diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đã trình bày báo cáo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về các văn kiện Đại hội. Tổng bí Đảng CSVN ông Nguyễn Phú Trọng trình bày báo cáo tại ngày khai mạc Đại hội 12. Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ

'Ngày quan trọng' trong kỳ Đại hội Đảng XII

Hình ảnh
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chính thức khai mạc và diễn ra trong vòng một tuần tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng nhất là bầu dàn lãnh đạo mới cho năm năm tới. Tổng số có 1.510 đại biểu, đại diện cho 4,5 triệu đảng viên toàn quốc tham dự đại hội. Các đại biểu được bầu chọn trong kỳ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, thành, với số lượng mỗi tỉnh thành cử đi do Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân bổ. Trong kỳ Đại hội 12, đoàn Hà Nội có 61 người, trong đó có bốn đại biểu đương nhiên, đoàn TP Hồ Chí Minh được 35 đại biểu chính thức và bảy đại biểu đương nhiên. Các đại biểu đương nhiên có quyền dự Đại hội Đảng gồm các ủy viên Bộ Chính trị, và Ủy viên chính thức hoặc dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương. Các đại biểu sẽ bầu chọn tân Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vào một trong những ngày chót của kỳ đại hội, tân Ban chấp hành sẽ họp để bầu ra Bộ Chính trị gồm 16 người, là các thành viên đã có chân trong Ban Chấp hành. Sau đó, Bộ Chính trị s

Người trẻ Việt Nam nghĩ gì về Đại hội Đảng?

Hình ảnh
Đại hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khai mạc hôm 21/1, chuẩn bị lựa chọn các lãnh đạo cao nhất của đất nước. BBC Tiếng Việt trò chuyện với một số bạn trẻ tại Việt Nam về mong muốn của họ với nhà lãnh đạo mới. Bạn Nguyễn Long Kiên (24 tuổi, tại TP.HCM) nói: "Tôi quan tâm, nhưng là về những hướng đi sau này, chứ tôi nghĩ ai lãnh đạo thì cũng đã có sắp xếp trước rồi. Thực trạng chính trị Việt Nam là sự thỏa thuận giữa những phe phái trong nội bộ nên tôi không hy vọng vào một ai có thể đột phá nền chính trị hiện tại. Tôi cũng không thấy được trong nội bộ những người đó có ai thực sự có thể tạo nên đột phá hay không." "Có thể tôi hơi ảo tưởng một chút, nhưng tôi vẫn trông đợi vào sự thay đổi thực sự từ xã hội, nếu xã hội vẫn như hiện nay thì chính trị theo tôi vẫn vậy dù ai lãnh đạo thôi.” – Kiên nói với BBC Tiếng Việt. Nguyễn Thành Phong, một họa sĩ nổi tiếng tại Hà Nội cũng cho biết: "Ở thời điểm này, tôi không quan tâm, không hi vọng gì thì đúng hơn