Bài đăng

Thái tử Đảng và chức vụ cùng dòng họ

Hình ảnh
BBC  Tiếng Việt giới thiệu các quan điểm từ báo chí quốc tế về hiện tượng Thái tử Đảng và quá trình truyền ngôi tại Trung Quốc, vấn đề 'con cháu giới thượng lưu' ở Anh, chủ nghĩa thân quyến tại Philippines và Nam Phi: Trung Nam Hải: khu vực đầu não của chế độ tại Trung Quốc luôn được canh phòng cẩn mật Trung Quốc với Thái tử Đảng GS Kerry Brown trên  The Diplomat : "Vấn đề quan trọng cho Đảng Cộng sản với 80 triệu đảng viên hiện nay là tin cậy được ai. Trong cuốn sách (The New Emperors: Power and the Princelings in China - Các Hoàng đế mới: Quyền lực và giới Thái tử Đảng ở Trung Quốc), tôi đã dùng các số liệu của chuyên gia Đan Mạch Kjeld Eric Borgsard nói rằng tầng lớp trên ở Trung Quốc - quan chức cấp thứ trưởng trở lên - chỉ là con số không quá 3000 người. "Nhưng ngay cả trong một số người như thế cũng có các mạng lưới quan hệ khác nhau, các nhóm trung thành với những người khác nhau, và các xung lực khác nhau. Vì thế, cách dễ làm nhất l

Ý kiến: Ai mang ai ra biển?

Hình ảnh
Là người sống ở hải ngoại, tôi không được theo dõi sát tình hình văn học trong nước, nhưng cũng cố gắng tìm đọc một số tác phẩm mới được quan tâm. Mới đây, theo giới văn nghệ trong nước, tập thơ Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư đang được đánh giá cao. Nhà thơ Hữu Việt nhận xét rằng đó là một tập thơ “nhiều triết luận về những bức bối thời cuộc”. Báo Tuổi Trẻ ngày 7/10/2015 cho biết tập thơ đã được trao giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2015. Bài báo nhận xét: “Tập thơ Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư thì mới lạ và mới mẻ trong tư duy thơ về cá nhân con người khi lọt lòng mẹ mang vết sẹo làm người trong một cõi nhân sinh nhiều lo âu và bất na.” Một bài thơ trong tập sách, “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn”, có đề dẫn “gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến”. Ông Việt Chiến từng có bài thơ nổi tiếng “Tổ quốc nhìn từ biển” ra đời năm 2011 khi Trung Quốc gây hấn cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Bài thơ của Phan Huyền Thư cũng nói về biển, bắt đầu là:

Viễn cảnh kinh tế Á Châu

Hình ảnh
Ảnh minh họa Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ thao diễn trên biển Thái Bình dương Sau khi Hiệp ước TPP vượt qua được một bước then chốt vào mùng năm vừa qua, tình hình kinh tế của các nước Đông Á sẽ biến chuyển ra sao? Câu hỏi đó dẫn chúng ta về hai đầu máy kinh tế trong vùng là Trung Quốc và Nhật Bản và về những bài toán an ninh đang đặt ra trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên Lam yêu cầu chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa phân tích bối cảnh đó trong chương trình Diễn đàn Kinh tế tuần này. Nguyên Lam:  Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, chúng ta còn non ba tháng nữa là sẽ hết năm 2015 đầy biến động kinh tế tài chính lẫn an ninh trên toàn cầu. Nếu việc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương gọi tắt là TPP đã tiến được một bước then chốt sau năm năm đàm phán giữa 12 quốc gia trên vành cung Thái bình dương, người ta chưa thấy ngay kết quả vì từng nước còn phải vượt qua tiến trình phê chuẩn và tổ chức để áp dụng. Trong khi ấy, kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu trì trệ đáng ngại ch

Tin thời sự Việt Nam, biển Đông và thế giới

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt. Mỹ: Đưa tàu tới các đảo nhân tạo ở Biển Đông không phải là khiêu khích. Úc sẽ không cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông. Ấn Độ ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông. Đài Loan sẽ tăng cường hiện diện trên đảo Ba Bình. LHQ tìm cách đưa các giới chức Bắc Triều Tiên ra toà Hình sự Quốc tế. Đức: EU phải hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ khủng hoảng di dân. Những người đầu tiên rời Châu Phi tới Châu Á trước Châu Âu

Chủ nghĩa lý lịch và con ông cháu cha

Hình ảnh
Khi tôi học cấp 2 ở miền Bắc Việt Nam, một cô bạn có cha là địa chủ đã bị xử bắn hồi năm 1956, học rất giỏi thế nhưng hết lớp 7 không được thi lên cấp 3. Chủ nghĩa lý lịch bắt đầu từ miền Bắc Việt Nam sau 1954 Cô phải đi học nghề và sau đó làm kế toán cho hợp tác xã với cái bằng trung cấp. Một số khác thuộc thành phần lý lịch "xấu" được địa phương cho học hết cấp 3 nhưng đó là nấc thang cuối cùng của công việc "dùi mài kinh sử" vì còn đường vào đại học bị chặn hoàn toàn. Sau thời kỳ Đổi Mới chuyện trù dập vì lý lịch này hóa ra vẫn còn, đồng thời, hiện tượng Con ông cháu cha được thăng tiến nhanh chóng khiến dư luận có cảm giác về các chính sách bất bình đẳng về cơ hội đang tiếp tục được duy trì. Trước năm 1975 ở miền Bắc Những năm của thập niên 60, đặc biệt vào thời điểm miền Bắc bị máy bay Mỹ ném bom phá hoại, nhà nước Việt Nam ồ ạt gửi học sinh đi học đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu chuẩn được đi không phải do học giỏi mà trước nh